Những giống cảnh khuyển ngày nay luôn sở hữu cho mình đặc điểm độc đáo riêng khiến hội người mê thú cưng mê mẩn. Nổi bật trong những chú chó được ưa chuộng nhiều hiện nay phải nhắc đến Chow Chow. Vậy sự thực giống chó Chow Chow là chó gì? Chúng nên được nuôi và chăm sóc như thế nào để đảm bảo sự khỏe mạnh nhất? Hãy dành chút thời gian đọc qua thông tin chia sẻ sau của Thucanh để có thêm kinh nghiệm.
Chó Chow Chow là giống chó gì?
Bạn có tò mò về nguồn gốc của loài chó này không? Chó Chow Chow được biết đến là một trong những giống chó cổ xưa của Trung Quốc. Chúng xuất hiện vào khoảng năm 206 trước Công nguyên. Người ta hay gọi chúng với nhiều cái tên khác nhau. Bao gồm như chó Chow Chow, Chou Chou hay gọi ngắn gọn là chó Chow. Sau khi mang chúng về nước, người Anh đã đặt tên này để phân biệt với các giống chó phương Đông. Ngoài ra chúng còn được gọi tên theo ngoại hình như Tông sư khuyển nghĩa là “chó sư tử xù” hay Đường khuyển. Tức chó của đời nhà Đường.
Trước đây Chow được sử dụng cho mục đích bảo vệ đền thờ hay săn bắt. Đây cũng được xem là một loài chó nổi bật trong văn hóa Trung Quốc. Chúng được xem là hình mẫu khi làm tượng đá đặt ở trước các cửa chùa hay cung điện cổ đại. Nữ hoàng Victoria cũng sở hữu thú cưng thuộc giống chó này. Từ đó chúng cũng được biết đến rộng rãi. Đồng thời nó cũng đại diện cho sự quyền uy và phú quý của hoàng đế và quý tộc.
Đặc điểm của chó Chow Chow
Một số đặc điểm nổi bật của giống chó Chow Chow này là gì?
Ngoại hình
Giống chó Chow sở hữu cho mình kích thước trung bình. Một số đặc điểm cơ thể chúng như sau:
- Loài chó này khi trưởng thành thường cao khoảng từ 43 – 51cm và nặng từ 20 – 32kg.
- Thân hình chó cứng cáp, vuông vức với chiều cao và dài thân gần bằng nhau
- Nổi bật với chiếc lưỡi màu tím hay xanh đen đặc trưng. Khi sinh ra chó có lưỡi màu hồng và chuyển màu khi được 8 – 10 tuần tuổi.
- Khuôn mặt có biểu hiện cau có độc đáo
- Mắt nhỏ ti hí màu nâu sẫm
- Mõm ngắn và rộng, mũi đen
- Bốn chân ngắn, to, thô và dáng đi cứng nhắc
- Đôi tai ngắn hình tam giác nhỏ vểnh lên nhưng thường bị che bởi lông
- Đuôi có độ dài vừa phải, lông xù và hay vắt lên lưng
- Bộ lông mềm mại, dày và xù. Đặc biệt lông ở cổ khá dày trông như bờm sư tử
- Màu sắc thường gặp là nâu đỏ, đen, lam đen, nâu vàng, kem, xám
Tính cách
Loài cún Chow Chow này được yêu thích bởi tính cách hoạt bát, vui vẻ và thân thiện. Chúng sống tình cảm với chủ nhân nhưng lại khá e dè và cảnh giác trước người lạ. Là giống chó được nuôi để bảo vệ từ xưa, thế nên chúng cũng được đánh giá cao bởi sự trung thành. Thêm nữa nó cũng có sự độc lập, mạnh mẽ, đôi khi hơi ương bướng một chút.
Cách nuôi chó Chow Chow
Sau đây là một vài kinh nghiệm chăm sóc loài chó Chow Chow mà bạn có thể tham khảo:
Thức ăn
Cũng giống như bao loài cún cưng khác, Chow Chow cũng nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bổ sung vào khẩu phần ăn của chúng đầy đủ các chất như chất đạm từ thịt, chất béo, tinh bột. Đặc biệt chất xơ, vitamin, khoáng chất từ các loại rau củ quả cũng vô cùng quan trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của chó.
Tùy vào độ tuổi, khả năng vận động của cún mà chế độ ăn cũng được điều chỉnh cho phù hợp. Với những con đang lớn có thể chia thành 3 -4 bữa nhỏ trong ngày. Còn với những con trưởng thành hoạt động nhiều thì có thể giảm bữa ăn thành 2 và tăng lượng thức ăn lên. Hạn chế cho chó Chow ăn quá nhiều xương hay đồ dầu mỡ.
Chăm sóc, vệ sinh cơ thể cho chó Chow Chow
Với bộ lông dày và xù nên việc vệ sinh lông cho chó Chow Chow rất cần thiết. Lông của chúng thường rụng nhiều vào mùa xuân và thu. Vì thế hãy chú ý chải chuốt thường xuyên. Đồng thời kết hợp cắt tỉa lông cho gọn gàng. Bên cạnh đó, hãy thực hiện tắm gội sạch sẽ cho chó ít nhất mỗi tháng một lần hay lông bị bám bẩn. Khi vệ sinh lông cũng nên vệ sinh ở các phần tai, mắt, mũi, răng miệng và móng cún nữa.
Phòng bệnh
Những bệnh thường gặp của chó Chow Chow là gì? Đối với loài cún này, chúng cũng thường mắc phải một số chứng bệnh như:
- Loạn sản xương hông
- Chứng giãn dạ dày/ruột
- Quặm mí mắt
- Bệnh về răng miệng
- Dị ứng
- Bệnh dại,…
Bạn nên đưa chó đi dạo khoảng 30 phút mỗi ngày để giúp chúng rèn luyện thể lực. Tránh tình trạng ăn nhiều mà không vận động gây béo phì. Tuy nhiên chúng thường không chịu nhiệt tốt nên hạn chế cho chúng chơi ngoài trời nắng nóng. Ngoài ra cần chú ý chăm sóc cơ thể từ bộ lông, móng, răng miệng để loại bỏ các nguy cơ gây bệnh. Điều quan trọng nữa đó là hãy có thói quen đưa chó đi khám thú y cũng như tiêm phòng định kỳ.
Vừa rồi Thucanh cũng đã giúp bạn biết được giống chó Chow Chow là chó gì. Mong rằng bạn sẽ áp dụng tốt các kinh nghiệm nuôi này để bé cún cưng nhà mình trở nên khỏe đẹp nhất. Nhớ đón xem những tin tức cập nhật hằng ngày từ web chúng tôi nhé.
Xem thêm:
Chó Rottweiler là gì?
Thông tin về chó cảnh Tây Tạng Tibetan Spaniel