Chó Husky là gì? Bật mí cách nuôi chó Husky ngáo sống tốt

Chắc hẳn rằng bạn đã nhiều lần phải phì cười trước gương mặt cũng như biểu hiện của chú chó có biệt danh là “Ngáo” có đúng không nào. Thật ra những chú chó này vốn là dòng Husky được nhiều người yêu thích. Để tìm hiểu thêm thông tin về nguồn gốc chó Husky là gì, kinh nghiệm nuôi chúng ra sao, mời bạn theo dõi bài viết sau của Thucanh.

Chó Husky là giống chó gì?

Husky là giống chó gì? Theo như thông tin tìm hiểu, đây là loài cún có nguồn gốc từ vùng lạnh giá Đông Bắc Siberia của nước Nga. Bộ tộc người Chukchi ở khu vực này đã sử dụng loài chó này cho mục đích kéo xe trượt tuyết để vận chuyển hàng hóa. Năm 1908, Husky cũng được du nhập đến vùng Alaska để làm chó kéo xe trong thời kỳ khai thác vàng của Mỹ.

Cho-husky-la-giong-cho-gi-thucanh

Năm 1930, giống chó này có tên gọi là Husky Bắc Cực và được công nhận bởi Hiệp hội chó giống Hoa Kỳ (AKC). Ngoài ra, chúng cũng được đổi tên chính thức thành Husky Sibir để thể hiện cho loài chó đến từ vùng Siberia. Trong thời điểm hiện nay, những chú chó này dần trở thành thú cưng thân thuộc được nuôi ở gia đình.  Với tính cách hoạt bát, nhanh nhẹn và biểu cảm hài hước, chúng cũng được người ta gắn với cái tên chó Ngáo.

Đặc điểm của chó Husky

Sau đây là một vài đặc điểm của giống chó Husky:

Ngoại hình

Husky được biết đến là một trong những loài chó có kích thước lớn hiện nay. Những con đực thường cao to hơn con cái. Chiều cao con đực từ 53-58 cm, nặng khoảng 25-30kg. Còn con cái thường cao từ 51-56cm, nặng khoảng 20-23kg.

Dac-diem-cua-cho-husky-thucanh

Ngoài ra trên thân hình của Husky còn có một số đặc điểm nổi bật như:

  • Mắt hình quả hạnh nhân hơi xếch lên trông rất lạnh lùng. Viền mắt đậm giống như được đánh mascara. Màu mắt đa dạng như xanh da trời, hổ phách, nâu,…
  • Màu mũi của Husky sẽ giống với màu lông. Khi trời lạnh sẽ chuyển sang nâu hay hồng nhạt
  • Đuôi dài và xù, chỏm đuôi có phần lông nhỏ màu trắng. Đuôi hay cụp lúc bình thường và cong lên khi chạy nhảy.
  • Đôi tai ngắn có hình tam giác vểnh lên
  • Bộ lông dày với 2 lớp lông thích nghi tốt với môi trường xứ lạnh
  • Màu lông đặc trưng là đen trắng, nâu đỏ, xám,…

Tính cách của chó Husky

Một trong những đặc điểm nổi trội của Husky chắc có lẽ phải nhắc đến tính cách của chúng. Loài chó này cực kỳ giàu năng lượng. Chúng năng động, tinh nghịch và thích chạy nhảy thường xuyên. Nhìn bên ngoài trông có vẻ lạnh lùng như loài sói nhưng thực chất Husky lại vô cùng gần gũi và thân thiện với con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đôi khi khuôn mặt biểu cảm hài hước cùng tính cách ngáo ngơ của chúng sẽ khiến bạn phải bật cười.

Dac-diem-cua-cho-husky-1-thucanh

Giống chó này vốn có tập tính bầy đàn. Bản tính hoang dã vẫn còn tồn tại ở chúng thông qua thói quen hú. Thay vì sủa thì chúng thường hú để giao tiếp với nhau. Hơn nữa chúng cũng vô cùng thông minh và trung thành nên được nhiều người yêu thích cho việc huấn luyện.

Cách nuôi chó Husky

Để có thể giúp một con chó Husky có thể sống tốt, sống khỏe mạnh thì chủ nuôi cũng nên quan tâm chăm sóc chúng chu đáo. Sau đây là một vài kinh nghiệm nuôi loài cún cưng này mà bạn có thể tham khảo.

Chế độ ăn uống của Husky

Dinh dưỡng trong đồ ăn thức uống rất cần thiết cho sự phát triển cả về thể chất lẫn trí não ở Husky. Vì thế bạn nên cho chó ăn đủ chất. Bao gồm các chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất, chất xơ cần thiết. Bên cạnh đó, tùy theo độ tuổi của cún cưng mà bạn nên cân đối liều lượng thức ăn cho phù hợp.

Cach-nuoi-cho-husky-thucanh

  • Đối với Husky con từ 1 – 2 tháng tuổi nên cho ăn đồ ăn mềm như cháo nhuyễn, đồ khô ngâm với sữa. Bữa ăn chia nhỏ trong ngày từ 4 – 5 bữa.
  • Chó từ 3 – 6 tháng tuổi có thể cho ăn từ  3 – 4 bữa/ngày. Cho ăn nhiều loại thịt từ heo, bò, cá và trứng. Thêm rau vào bữa ăn của cún
  • Chó Husky hơn 6 tháng tuổi nên cho ăn 2 – 3 bữa/ngày. Tăng lượng thức ăn nhiều dưỡng chất và bổ sung nhiều loại rau củ quả đan xen. Có thể cho ăn thêm trứng vịt lộn để lông mượt.

Môi trường nuôi

Loài chó Husky này vốn có nguồn gốc đến từ xứ lạnh. Thế nên chúng luôn thích hợp với những môi trường thoáng mát và mát mẻ. Khi được nuôi ở Việt Nam với khí hậu nóng ẩm, tốt nhất nên hạn chế cho ra ngoài chơi khi nắng nóng.

Cach-nuoi-cho-husky-1-thucanh

Hơn nữa giống chó này cũng rất giàu năng lượng, kích thước lại khá lớn khi trưởng thành. Thế nên bạn cần có một không gian đủ rộng để chúng thoải mái chơi đùa. Chỗ ở nên sạch sẽ để tránh nguy cơ bệnh tật.

Chăm sóc cơ thể cho chó Husky

Như thông tin về đặc điểm, chó Husky vốn sở hữu bộ lông dày. Hơn nữa chúng lại thích ra ngoài chơi đùa, nghịch ngợm. Thế nên lông của cún rất dễ bị bám bẩn và việc chăm sóc lông vô cùng cần thiết lúc này.

Hơn nữa loài cún này cũng hay mắc phải các bệnh về mắt hay tiêu hóa. Do đó chế độ ăn uống và vệ sinh cho chó cũng nên thực hiện kỹ lưỡng.

Cach-nuoi-cho-husky-2-thucanh

Một số kinh nghiệm chăm sóc cơ thể cho giống cún này đó là:

  • Chải lông thường xuyên
  • Tắm rửa sạch sẽ khoảng 2 lần/tháng
  • Chăm sóc răng miệng
  • Cắt tỉa lông, móng chân
  • Vệ sinh tai, mắt
  • Thăm khám thú y
  • Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh ve rận, bệnh dại,…

Huấn luyện chó Husky

Hiện nay việc huấn luyện chó Husky như thế nào cũng được chủ nuôi quan tâm. Loài cún này có tính cách năng động, hoạt bát. Hơn nữa lại khỏe mạnh và thông minh. Thế nên quá trình huấn luyện cho chó vẫn có thể được thực hiện được nhưng cần phải có sự kiên trì.

Hãy bắt đầu dạy chó những bài tập cơ bản. Chẳng hạn như dạy đi vệ sinh đúng cách. Thêm vào đó là kỹ năng huấn luyện chó đi đứng, ngồi, nằm, bắt tay theo hiệu lệnh. Mỗi ngày bạn cũng nên dành từ 25 đến 30 phút để đưa chúng ra ngoài vận động và dạo chơi. Như vậy chúng sẽ đỡ phá phách lung tung và nghịch ngợm hơn.

Ở trên là một số thông tin về giống chó Husky là gì. Thucanh hy vọng với những chia sẻ này cũng phần nào giúp bạn có được kinh nghiệm nuôi chú chó ngáo đúng cách. Cảm ơn vì đã dành thời gian xem hết bài viết.

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan