Kinh nghiệm chăm sóc chó lạp xưởng sinh sản khỏe mạnh đúng cách

Giai đoạn sinh sản của thú cưng cũng là phải trải qua rất nhiều sự đau đớn và khó khăn riêng. Đối với những giống chó nhỏ như lạp xưởng thì việc mang thai cũng xuất hiện nhiều biến chứng. Do đó, khi nuôi chúng bạn cũng nên biết cách chăm sóc đúng cách. Bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn kinh nghiệm chăm sóc chó lạp xưởng sinh sản hiệu quả. Cùng theo dõi thông tin do Thucanh chia sẻ bên dưới nhé.

Chó lạp xưởng mang thai trong bao lâu?

Lạp xưởng vốn là giống chó cảnh có ngoại hình nhỏ. Do đó thời gian mang thai và sinh sản của chó lạp xưởng có phần ngắn hơn. Từ thời điểm 6 tháng đến một năm tuổi, chó cái sẽ có xu thế động dục lần đầu. Thời hạn động dục kéo dài khoảng chừng từ nửa tháng tới một tháng và một năm xuất hiện khoảng chừng 1 – 2 lần.

Cho-lap-xuong-mang-thai-trong-bao-lau-thucanh

Tuổi sinh đẻ của chó có thể từ 18 – 24 tháng. Giống chó cũng ảnh hưởng nhiều đến tuổi động dục. Những giống chó có kích thước nhỏ thông thường sẽ phát dục sớm hơn giống chó to lớn. Chó lạp xưởng sẽ mang thai trong khoảng thời gian 63 ngày. Dù thế, nếu chó Lạp Xưởng sinh con trong khoảng chừng 58-70 ngày vẫn được coi là điều thông thường. Dưới 58 ngày sẽ bị coi là sinh non, trên 71 ngày chưa sinh thì rất đáng lo ngại. Bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y để tiến hành mổ đẻ lấy chó con.

Những dấu hiệu chó lạp xưởng mang thai

Khi nuôi chó lạp xưởng, sau thời điểm phối giống từ 2-3 tuần thì chúng sẽ có các dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai. Bạn có thể nhận biết qua các biểu hiện trên cơ thể như:

  • Chó cưng ăn nhiều, ngủ nhiều hơn.
  • Xuất hiện một số triệu chứng như chó mệt mỏi, ủ rũ, thiếu sức sống.
  • Phần ngực nở ra, có thể tăng gấp đôi kích thước sau 2 tuần mang thai. Các núm vú bị ẩn sẽ lộ dần và càng ngày càng to ra.
  • Từ 25- 30 ngày sau khi thụ thai, bụng cún sẽ bắt đầu to lên.

Nhung-dau-hieu-cho-lap-xuong-mang-thai-thucanh

Ngoài ra để kiểm tra tình hình sức khỏe cũng như chắc chắn về khả năng mang thai, bạn có thể đưa chúng đến phòng khám thú y để siêu âm.

Kinh nghiệm chăm sóc chó lạp xưởng sinh sản

Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả chó mẹ và chó con lạp xưởng, bạn nên biết cách chăm sóc chúng.

Thức ăn

Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố cần thiết cho quá trình chăm sóc chó lạp xưởng sinh sản. Bạn nên cung cấp đầy đủ nguồn dưỡng chất cần thiết trong khi cún mang thai. Nên lựa chọn những loại thực phẩm sạch, giàu chất dinh dưỡng. Bổ sung lượng protein và canxi cần thiết để chó con trong bụng phát triển tốt, có một hệ khung xương khỏe mạnh.

Thuc-an-thucanh

Thịt  được xem là thức ăn có chứa nhiều protein cần thiết cho chó. Bạn cũng nên chó cún uống sữa hay những loại dung dịch bổ trợ canxi. Bên cạnh đó, bạn cũng cân đối lượng chất béo, tinh bột để chó không bị tăng cân quá nhiều. Khi thai được 1 tháng tuổi, hãy tăng khối lượng đồ ăn và cho ăn thành nhiều bữa, 4-5 bữa / ngày.

Cho chó vận động nhẹ

Khi chăm sóc chó lạp xưởng sinh sản, bạn cũng nên cho chúng vận động nhẹ nhàng. Việc này cũng khá cần thiết để đảm bảo thể trạng sức khỏe cho cún cưng. Tuy nhiên, với một số trường hợp ngoại lệ liên quan đến sức khỏe chó mẹ thì bạn cũng có thể xem xét cho chó hạn chế vận động nhiều.

Cho-cho-van-dong-nhe-thucanh

Những bài vận động thường sẽ theo xu hướng nhẹ nhàng như đi bộ, chạy nhảy nhẹ, nô đùa nhẹ. Việc vận động này vừa giúp nâng cao sức khỏe, giảm căng thẳng trong thai kỳ. Đồng thời giúp quá trình sinh con sau này diễn ra thuận tiện hơn.

Bố trí chỗ ở cho chó lạp xưởng

Đối với những bé cún lạp xưởng mang thai, bạn nên chuẩn bị một chỗ ngủ thật sạch sẽ, êm ái. Nên thay bằng những chiếc giường đệm thấp để tránh ngã. Ngoài ra cần thiết lập một ổ đẻ thật ấm áp và riêng tư cho cún nữa. Nếu trong nhà có nuôi chó đực thì tốt nhất cách ly bọn chúng ra ở tuần thứ 5 của thai kỳ.

Nên làm gì khi chó lạp xưởng sắp sinh

Khi chó lạp xưởng sắp sinh sẽ có những dấu hiệu riêng. Khoảng 24h trước lúc đẻ, chó bắt đầu ra sữa non màu trắng đục. Lúc này bạn sẽ thấy chúng ăn ít hơn, đi vệ sinh nhiều lần. Từ 2-4h trước khi sinh, các cơn đau dồn dập sẽ kéo đến. Chó mẹ chuyển dạ sẽ kêu rên khó chịu. Nhịp thở bắt đầu đẩy mạnh, tim cũng đập nhanh hơn.

Nen-lam-gi-khi-cho-lap-xuong-sap-sinh-thucanh

Bạn không nên cho chó Lạp Xưởng ăn lúc này. Thời gian chuyển dạ sẽ lê dài kể từ 6-8 tiếng trước khi sinh. Đảm bảo giữ môi trường riêng tư và yên tĩnh để giúp chó mẹ cảm thấy thoải mái nhất.

Sau khi chuyển dạ xong là lúc chó con bắt đầu được sinh ra. Nếu xảy ra tình trạng phôi thai ngược hoàn toàn có thể gây ngạt thở cho chó con nếu không được gấp cứu đúng lúc. Nếu nhìn thấy chân sau của chó con nhô ra trước, bạn cần chỉnh lại tư thế thuận của thai và nhẹ nhàng kéo con chó con ra ngoài. Nên thực hiện nhẹ nhàng tránh tổn thương chó con.

Đối với những chó con gặp trường hợp khó thở do chưa được chó mẹ liếm chất nhầy. Bạn có thể dùng xi lanh nhỏ và nhẹ nhàng hút chất lỏng và chất nhầy ra khỏi mũi và miệng của chó con.

Khi ra hết nhau thai tức là những bước sinh con đã kết thúc, bạn phải tiến hành vệ sinh ổ đẻ sạch sẽ cho lạp xưởng. Thay đệm mới sạch sẽ hơn.  Đảm bảo nhiệt độ phù hợp ở khoảng từ 25 đến 28 độ C.

Một vài lưu ý khi chăm sóc chó lạp xưởng sinh sản

Khi chăm sóc chó lạp xưởng sinh sản, bạn cũng nên lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Ghi lại ngày phối giống để tính toán được ngày dự sinh của chó lạp xưởng một cách chuẩn nhất. Mọi thứ nên có sự chuẩn bị trước khoảng 1 tuần dự sinh.
  • Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường như xuất huyết, phôi thai ngược, rặn đẻ không được, … thì hãy gọi ngay cho bác sĩ thú y để được hỗ trợ.
  • Đảm bảo giữ gìn vệ sinh thật sạch cho chỗ ở của cún trong suốt quy trình sinh con và sau sinh con.
  • Khi phát hiện chó có những dấu hiệu sắp sinh, bạn hãy chú ý theo dõi chúng 24/7 để có sự hỗ trợ kịp thời.

Mot-vai-luu-y-khi-cham-soc-cho-lap-xuong-sinh-san-thucanh

Những kinh nghiệm chăm sóc chó lạp xưởng sinh sản hữu hiệu vừa được Thucanh bật mí ở trên. Trong giai đoạn này vốn không hề dễ chịu gì cho cả cún cưng lẫn chủ nuôi. Do đó, bạn hãy thật sự bình tĩnh và nhẹ nhàng trong mọi hành động nhé. Cảm ơn đã dành thời gian theo dõi hết bài viết.

Có thể bạn quan tâm: 
Chó Pitbull là gì? Những điều cần biết khi nuôi giống chó này
Chó Becgie Đức là gì? Kinh nghiệm nuôi và chăm sóc chúng

5/5 - (1 vote)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan