Chó Mông Cộc là gì? Cách nuôi chó chó H’mông Cộc thông minh

Banner-backlink-danaseo

Là một trong những Tứ đại Quốc khuyển của Việt Nam, chó Mông Cộc chiếm lĩnh hình hài và tính cách nổi bật. Để tìm hiểu về chó Mông Cộc là gì? Kinh nghiệm nuôi dưỡng chúng ra sao đúng cách? Mời bạn cùng theo dõi qua bài viết dưới đây của Thucanh.

Chó Mông Cộc là giống chó gì?

Như chúng tôi đã giới thiệu, cùng với người anh em ở vùng cao Tây Bắc, chó Mông Cộc cũng được xếp vào danh sách tứ đại quốc khuyển ở Việt Nam. Nguồn gốc chó đến từ vùng Tây Bắc. Chúng còn có tên gọi khác là chó H’mông cộc hay chó cộc đuôi. Sở dĩ có tên gọi này bởi chúng là giống chó xuất hiện cùng với thời điểm người dân tộc H’Mông di cư đến vùng đất này. Bên cạnh đó, từ cộc gắn với đặc điểm ngoại hình đặc trưng của chó, đó chính là chiếc đuôi ngắn cũn cỡn.

Cho-mong-coc-la-giong-cho-gi-thucanh

Đây cũng được biết đến là giống chó lâu đời của nước ta. Chúng được xem là thế hệ lai tạo giữa chó bản địa và chó sói. Đồng bào người H’Mông coi chó Mông Cộc như thần giữ cửa của nhà mình. Chúng thông minh, trí nhớ tốt, trung thành và cực kỳ mạnh mẽ. Chính vì lẽ đó, ngày nay, giống chó này cũng được huấn luyện tham gia vào công tác phòng chống tội phạm tại các vùng biên giới.

Đặc điểm của giống chó Mông Cộc

Loài chó Mông Cộc này cũng sở hữu cho mình những đặc trưng nổi bật cả về ngoại hình lẫn tính cách.

Ngoại hình

Loài chó này cũng sở hữu ngoại hình có phần nổi trội đặc trưng của giống chó vùng cao. Cơ thể chúng săn chắc và cơ bắp, lưng thẳng. Những con đực trưởng thành có chiều cao từ 48cm – 54cm và nặng 18kg – 26kg. Còn con cái sẽ cao từ 46cm – 52cm và nặng từ 16kg đến 24kg.

Dac-diem-cua-giong-cho-mong-coc-thucanh

Đầu chó to và hộp sọ lớn nên chúng sở hữu một trí nhớ cực tốt. Khi cảnh giác thường cơ mặt và trán Mông Cộc sẽ nhăn lại. Còn bình thường sẽ rất phẳng. Đôi tai của chúng có hình tam giác và sẽ dựng lên chứ không rủ như chó Bắc Hà. Loài chó này sở hữu bộ lông dày để thích nghi tốt với thời tiết vùng cao. Những màu sắc lông thường gặp là màu đen, nâu, đỏ lửa, vện và vàng. Mõm H’Mông cộc thường ngắn và có màu mũi giống với màu lông. Màu lông trùng với màu mắt.

Đặc điểm đặc trưng nhất trên cơ thể chó Mông Cộc chính là chiếc đuôi cụt ngủn của nó. Dựa vào đây cũng giúp phân loại chúng thành nhiều dòng khác nhau, chẳng hạn như:

  • Mông cộc tịt chỉ những bé cún có đuôi cộc bẩm sinh. Nhìn chúng gần như không có đuôi và chỉ chừa ra ít lông.
  • Chó Mông Cộc thỏ thường có đuôi dài hơn so với cộc tịt. Chiều dài ở khoảng từ 3 đến 5cm. Đuôi chúng trông tựa như đuôi của bé thỏ con vậy.
  • Cộc lửng chỉ những bé cún Mông cộc có đuôi dài nhất so với 2 dòng còn lại. Độ dài ở khoảng từ 8 đến 15cm.

Tính cách chó H’Mông Cộc

Ngoài gây ấn tượng bởi ngoại hình độc đáo, chó Mông Cộc cũng sở hữu những nét tính cách đặc biệt. Vốn là một người bạn giữ cửa thân thuộc của đồng bào vùng cao nên loài chó này cực kỳ dũng mãnh, gan lì và trung thành. Chúng có bản năng bảo vệ lãnh thổ rất lớn. Đặc biệt chỉ nghe lời của một mình chủ nhân nó thôi. Không những thế, chúng cũng sẵn sàng bảo vệ chủ nhân khỏi thú dữ trong những cuộc đi săn ở rừng.

Dac-diem-cua-giong-cho-mong-coc-1-thucanh

Đặc biệt, loài chó Mông Cộc này sở hữu trí nhớ siêu phàm. Chúng thông minh và có khả năng nhớ đường đi cực tốt đến hàng chục km. Bởi thế trong những chuyến đi rừng thì loài chó này là người bạn sát cánh vô cùng quan trọng.

Cách nuôi chó H’Mông Cộc

Để chó Mông Cộc phát triển khỏe mạnh, thông minh và trung thành thì chủ nuôi cũng nên có cách nuôi dạy đúng đắn. Sau đây là một vài kinh nghiệm nuôi và chăm sóc cún cưng này mà bạn có thể áp dụng.

Môi trường nuôi

Là một trong những giống chó thích nghi với cuộc sống núi rừng vùng cao. Chính vì thế chó Mông Cộc thường yêu thích sự tự do. Chúng nên được nuôi ở những không gian mở, thoáng đãng và rộng rãi. Nếu nuôi chó ở nhà, tốt nhất hãy bố trí khoảng sân vườn rộng để chúng có thể chạy nhảy thoải mái.

Chế độ ăn của chó Mông Cộc

Giống chó nuôi ở vùng cao này cũng không quá kén ăn. Chúng cũng quen với điều kiện môi trường sống của môi trường này nên không quá khắt khe trong quá trình ăn uống. Tuy nhiên để chúng phát triển tốt thì vẫn phải bổ sung chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Cach-nuoi-cho-hmong-coc-thucanh

Ở những chó con Mông Cộc nên cho ăn thức ăn mềm để dễ tiêu hóa. Một ngày có thể cho chúng ăn từ 3 – 5 bữa. Còn với những con trưởng thành nên cung cấp lượng thức ăn nhiều hơn khoảng 3 bữa/ ngày. Trong thức ăn nên chứa đủ các chất đạm, vitamin, chất béo, tinh bột, chất xơ, khoáng chất,… Những thực phẩm cần thiết như các loại thịt, trứng, sữa, rau củ,…

Chăm sóc sức khỏe cho chó

Loài chó này cũng hay mắc phải một số chứng bệnh như giun sán, cảm, ve rận, bệnh dại,… Vì thế bạn nên đưa chúng tẩy giun, thăm khám thú y và tiêm phòng vắc xin định kỳ. Bên cạnh đó, chủ nuôi cũng nên quan tâm tắm rửa và vệ sinh cơ thể cho cún thường xuyên. Việc tắm nên thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi tuần để loại bỏ bụi bẩn và ký sinh.

Cach-nuoi-cho-hmong-coc-1-+thucanh

Kết hợp với tắm rửa đó là chải lông. Với lớp lông dày nên bạn cần chải chuốt để có thể phần nào loại bỏ bụi bẩn, lông rụng,… Đặc biệt quan tâm vệ sinh đến chỗ ở, đồ cho ăn uống của cún để ngăn ngừa các vi khuẩn phát sinh gây bệnh.

Huấn luyện chó Mông Cộc

Vì là giống chó thông minh và có trí nhớ tốt nên Mông Cộc học hỏi rất nhanh. Bởi vậy công tác huấn luyện nên được thực hiện từ sớm để mang lại thói quen tốt cho cún. Bạn có thể cho chúng rèn luyện thân thể mỗi ngày. Các bài tập thường được giảng dạy như dạy chó đánh hơi tìm đồ, dạy đi theo không cần xích, dạy chúng đứng ngồi, bắt tay theo hiệu lệnh.

Ở trên là một vài thông tin về chó Mông Cộc là gì. Với một người bạn dễ thương và trung thành như H’Mông cộc, chúng ta cũng nên quan tâm chăm sóc chúng kỹ lưỡng. Đừng quên theo dõi trang web của Thucanh để biết thêm nhiều kiến thức thú vị về loài cún cưng này nhé.

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan