Chó Otterhound là một giống chó độc đáo, sở hữu vẻ ngoài dễ mến cùng khả năng đánh hơi xuất sắc. Giống chó có nguồn gốc từ Anh quốc, từng được nuôi để săn rái cá. Để hiểu rõ hơn về giống chó này cũng như cách nuôi chúng hiệu quả. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây cùng thucanh nhé!
Nguồn gốc của giống chó Otterhound
Otterhound xuất hiện từ thế kỷ 12 tại Anh, được lai tạo từ giống Bloodhound với chó sục Griffon và Harrier. Mục tiêu ban đầu là để săn bắt rái cá dọc theo bờ ao và sông ngòi. Vào năm 1991, chó Otterhound được Hiệp hội chó giống Mỹ công nhận trong cộng đồng chó cưng tại Mỹ.
Trong nhiều thế kỷ, Otterhound là công cụ săn bắt không thể thiếu trong tầng lớp quý tộc Anh. Tuy nhiên khi hoạt động săn bắt rái cá bị cấm thì số lượng chó cũng giảm mạnh. Ngày nay, Otterhound cũng là một trong những giống chó quý hiếm nhất thế giới, với số lượng ít hơn 1000 con trên toàn cầu.
Đặc điểm của chó Otterhound
Để hiểu rõ hơn về giống chó này, mời bạn theo dõi đặc điểm ngoại hình và tính cách của chó Otterhound nhé!
Ngoại hình
Chó Otterhound có ngoại hình cân đối. Chiều cao trung bình của chúng từ 60-66 cm và nặng từ 31-41kg. Điểm nổi bật của Otterhound là sở hữu bộ lông dày, xoăn nhẹ và có khả năng chống nước tốt. Màu lông phổ biến của chó là đen, nâu, xám. Ngoài ra chó có bộ ria mép dài và râu quai nón đặc trưng khiến gương mặt trông cực kỳ dễ thương. Đôi tai của Otterhound dài và rủ xuống. Mắt có màu nâu sẫm hoặc hổ phách. Mũi chó rộng, khứu giác phát triển cũng là vũ khí săn mồi lợi hại của giống chó này.
Tính cách
Otterhound có tính cách thân thiện, điềm đạm và trung thành. Chúng hòa đồng với trẻ nhỏ, thân thiện với các vật nuôi khác. Giống chó này rất thích hoạt động ngoài trời như bơi lội. Chúng thích khám phá, đôi khi hơi bướng bỉnh nên cần người huấn luyện kiên nhẫn. Dù sở hữu thể chất mạnh mẽ nhưng Otterhound rất tình cảm với chủ.
Cách chăm sóc chó Otterhound
Để nuôi một chú chó Otterhound hiệu quả, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về không gian sống, chế độ ăn và vận động.
Chế độ dinh dưỡng
Chó Otterhound không hề kén ăn. Nếu bạn cho chúng ăn thức ăn khô bạn có thể cân đối dựa trên mức độ vận động, chất lượng thức ăn. Mỗi ngày có thể cho chó ăn từ 3-4,5 cup thức ăn khô, chia thành 2 bữa. Bạn cũng có thể cho chúng ăn thức ăn tươi như thịt, cá, rau củ. Khi nấu nên hạn chế gia vị. Không cho nên cho chó ăn quá nhiều tinh bột để tránh béo phì.
Vận động
Là giống chó săn rái cá, Otterhound cần vận động nhiều để tiêu hao năng lượng. Mỗi ngày chó cần ít nhất 1,5 đến 2 giờ để vận động. Bạn có thể cho chó đi dạo, chạy bộ, chơi ném bóng. Bên cạnh đó, bạn có thể cho chó chơi các trò chơi huấn luyện đơn giản như tìm đồ vật, vượt chướng ngại vật hay tập các lệnh cơ bản. Những hoạt động này không chỉ giúp Otterhound khỏe mạnh mà còn giúp chó phát triển trí thông minh.
Chăm sóc lông và vệ sinh
Chăm sóc lông cho chó Otterhound là điều rất cần thiết. Với bộ lông dày của chúng, bạn cần chải 2-3 lần/ tuần để loại bỏ lông rụng. Tắm rửa cho chó 1 lần mỗi tháng hoặc khi chó bị bẩn bằng sữa tắm chuyên dụng. Ngoài ra bạn cần vệ sinh tai, cắt móng và vệ sinh răng biệt định kỳ cho chó.
Chăm sóc sức khỏe
Otterhound có tuổi thọ trung bình từ 10-13 năm và được xem là giống chó tương đối khỏe mạnh. Tuy nhiên chúng vẫn có nguy cơ mắc một số bệnh như loạn sản xương hông, suy giáp, viêm tai. Để đảm bảo sức khỏe cho chó, bạn nên đưa chó đi khám định kỳ 6 tháng một lần. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ và tẩy giun đúng lịch. Khi thấy các dấu hiệu bất thường, bạn cần đưa chó đến thú y để kiểm tra kiểm thời.
Vừa rồi là những chia sẻ của thucanh về chó Otterhound và cách nuôi chó hiệu quả. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi chúng tôi và đón xem những bài viết mới nhất nhé!
Xem thêm:
Chó Kai Ken là gì?
Chó Pembroke Welsh Corgi