Chó sinh non | Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc

Trong đời sống hằng ngày, bạn có thể dễ dàng bắt gặp việc các chú cún sinh trước thời điểm dự kiến. Tình trạng này chính là hiện tượng sinh non ở chó. Tuy nhiên, việc chăm sóc thú cưng sinh non thường không đơn thuần và đòi hỏi chủ nuôi cần có kiến thức đầy đủ. Vì thế, qua bài viết, Thucanh mách bạn các nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc chó sinh non. Mời bạn cùng theo dõi.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng chó sinh non

Hiện tượng sinh non xảy ra ở bất kỳ giống chó nào. Đặc biệt thường xảy ra ở những chó mẹ đã có thai lớn trên 1 tháng. Do một số nguyên nhân, chó mẹ bị co thắt tử cung sớm và chó con được sinh ra trước thời điểm dự kiến. Thông thường ở trước ngày thứ 58 của thai kỳ.

nguyen-nhan-gay-nen-hien-tuong-cho-sinh-non-thucanh

Về cơ bản, có thể nhận thấy một số nguyên nhân cơ bản như sau:

  • Chó mẹ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus, thai chết lưu
  • Cơ thể chó mẹ bị mất cân bằng hormone, chấn thương, suy dinh dưỡng
  • Tình trạng stress kéo dài
  • Chịu tác động làm tổn thương thể chất và áp lực tinh thần
  • Mức tuyến giáp thấp ở những chó cái lớn tuổi
  • Chịu áp lực từ môi trường như chuyển đến sống khu vực mới, sử dụng vaccine khi đang mang thai. Hoặc bị kích thích bởi tiếng ồn lớn, nhiệt độ xung quanh quá lạnh.
  • Một số bệnh gây ảnh hưởng như Herpes, Parvo, bệnh tử cung, u nang,…
Xem thêm:  "Giải mã" nguyên nhân mèo mẹ không có sữa - https://thucanh.vn

Những dấu hiệu cảnh báo chó đẻ non

Nhận biết trước những dấu hiệu để giúp bạn có phương pháp hỗ trợ cún cưng hiệu quả trong giai đoạn này. Thường biểu hiện của việc sinh non như sau:

nhung-dau-hieu-canh-bao-cho-de-non-thucanh

  • Cơ thể chó mẹ tiết dịch lạ hoặc ở mô có máu
  • Chúng trở nên bồn chồn, kêu hoặc sủa nhiều
  • Có biểu hiện chán ăn, bỏ ăn, nôn mửa
  • Nhiệt độ cơ thể của chó mẹ giảm
  • Thường xuyên có biểu hiện thích gần gũi với chủ, rên rỉ và quấn người không rời
  • Có biểu hiện són rặn, co bóp tử cung
  • Ở khu vực âm hộ có dịch nhớt xanh kèm mùi hôi
  • Chó thường xoay người liếm sau vùng sinh dục

Cách chăm sóc chó sinh non hiệu quả

Đối với những chú chó sinh non, cả chó mẹ và chó con đều có sức khỏe không ổn định. Vì thế, công đoạn chăm sóc phải thật kỹ lưỡng và chu đáo. Một số cách chăm sóc cơ bản như sau:

Đối với chó mẹ

Với những cún mẹ, nếu bạn phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường cảnh báo việc sinh non. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y có kinh nghiệm để được hướng dẫn cách chăm sóc. Sau khi đỡ đẻ thành công cho chúng, bạn cần đưa chúng điều trị y khoa. Tiến hành phẫu thuật để loại bỏ thai chết lưu. Đặc biệt có phương pháp hỗ trợ chăm sóc chó con sinh non khỏe mạnh.

Xem thêm:  Chích Chòe Đất Hót Múa / TOP #10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 1/2022 # Top View | https://thucanh.vn

cach-cham-soc-cho-sinh-non-hieu-qua-thucanh

Chăm sóc chó con

Chó con sinh non có sức khỏe thể chất rất yếu nên cần quan tâm chăm sóc đặc biệt. Ban đầu chó con thường sẽ có biểu hiện thở hơi khó khăn nên bạn có thể cung cấp thêm oxy hoặc áp dụng phương pháp ấp trong lồng ấp.

Sau khi chó con có tiến triển tốt, bạn có thể cho ghép mẹ cho chó mẹ liếm láp cũng như cho những cún con tập phản xạ bú. Tuy nhiên, những ngày đầu chó mẹ có thể ít hoặc không có sữa. Vì thế bạn cần cho chó con bú sữa dành riêng cho chó con.

cach-cham-soc-cho-sinh-non-hieu-qua-1-thucanh

Miệng của chó con thường khá nhỏ nên cho ăn qua dây xông, cứ khoảng chừng 2-3 giờ, trung bình một ngày từ 5 – 6 lần. Mỗi lần uống khoảng chừng 15 đến 25 ml. Khi chúng đạt từ 2 đến 3 tuần tuổi, có thể cho ăn 4 lần/ngày

Không cho chó con ăn sữa bò vì ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của chúng.

Môi trường nuôi dưỡng chó con nên là những nơi kín một chút, tránh gió lùa, yên tĩnh. Giữ ấm cho chó con bằng đèn sởi hoặc sử dụng đèn sợi đốt.  Nhiệt độ từ 29 đến 32 trong 4 đến 5 ngày đầu. Những ngày thứ 7 -10, nhiệt độ vào khoảng 26-27 ℃. Vào cuối tuần thứ 4, có thể điều chỉnh ở mức 21-24 độ

Trên đây, Thucanh đã giới thiệu đến bạn tình trạng chó sinh non là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như cách chăm sóc cả cún mẹ và con hiệu quả. Hãy lưu lại các kiến thức này để vận dụng nếu như nhà bạn có nuôi những bé cún sinh sản nhé.

5/5 - (4 votes)

Bài viết liên quan