Chuột đồng có ăn được không? Cách nuôi chuột đồng nhanh lấy thịt

Chắc hẳn đối với mọi người đặc biệt là những vùng đồng bằng nước ta, chuột đồng vốn là một con vật khá quen thuộc. Bên cạnh những tác hại của nó gây ra, loài chuột này cũng trở thành một món ăn đặc sản hiện nay tại nước ta. Để khám phá xem ở loài chuột đồng này có gì thú vị. Liệu có nên nuôi chuột đồng không? Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của Thucanh nhé!

Chuột đồng là gì?

Chuột đồng là một trong những con vật khá quen thuộc ở Việt Nam. Đây là tên gọi để chỉ những loài vật nhỏ thuộc bộ Gặm Nhấm. Chúng có tên gọi chung của một chi có tên là Microtus thuộc họ Cricetidae.

Loài chuột này thường sống thành từng bầy đàn. Thường được nhìn thấy nhiều ở các khu vực đồng ruộng và hoa màu như ngô, khoai, sắn ở vùng đồng bằng. Như các vùng Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, và một số tỉnh miền Tây.

chuot-dong-la-gi-thucanh

Tuổi thọ trung bình của họ 2-3 tháng, nhưng vòng đời có thể sống sót đến 20 tháng trong tự nhiên. Chuột đồng phát triển lông đầu tiên sau 6 ngày, mắt mở sau 16 ngày và cai sữa ở khoảng 18 ngày.

Đặc điểm của chuột đồng

Đặc điểm ngoại hình

  • Kích thước: đầu lớn và cơ thể 80 – 100 mm chiều dài, cao 70 – 90 mm
  • Con trưởng thành nặng khoảng 20- 25 gram. Con đực thường to và nặng hơn con cái khoảng 5 gram
  • Phần đầu của chuột đồng tròn hơn so với những giống chuột khác
  • Mõm của chúng cũng tròn nhưng có bộ răng khá sắc nhọn
  • Có khoảng 8 đến 10 bộ râu mảnh màu xám hoặc màu nâu đen
  • Đôi mắt nhỏ, tròn, đen. Tai nhỏ, dựng đứng
  • Lông của chúng thường có 2 lớp. Lớp bên ngoài có màu vàng trên hai sườn khá thô ráp, lớp bên trong và bụng có màu trắng xám xù.
  • Thường có một vệt nhỏ màu vàng trên ngực.
  • Thân mập, lưng hơi gồ, đuôi thon dài
  • Bốn chân ngắn, mảnh

dac-diem-cua-chuot-dong-thucanh

Tập tính sinh sống và sinh sản

Loài chuột này thường có tập tính đào hang sâu xuống lòng đất để ẩn nấu và làm tổ. Ổ của chúng thường được lót bằng rơm, rạ hoặc cỏ thân mềm. Đây là nơi để chúng tích trữ lương thực cho những mùa đông không thể ra ngoài kiếm ăn.

Chuột đồng thường cắn ngang thân cây lúa rồi lôi bông lúa còn ngậm sữa, hay bông lúa vừa chín tới rớt xuống để ăn. Vì vậy, thân hình của chúng khá béo bở, thịt ngon. Vì thế, nhà nông thường săn bắt chúng để tránh gây hại mùa màng.

dac-diem-cua-chuot-dong-1-thucanh

Mùa sinh sản của loài chuột này thường vào tháng 3, tháng 4, tháng 10, 11. Nhiều nhất vào khoảng cuối tháng 4 đến hết tháng 9 âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm mùa màng đang vào dịp thu hoạch nên nguồn thức ăn vô cùng dồi dào.

Sau thời kỳ giao phối giữa con đực và con cái. Chuột cái mang thai với thai kỳ của chuột đồng kéo dài khoảng 25 ngày.  Thông thường, chuột có thể đẻ 4- 5 lứa/năm, mỗi lứa khoảng 10 con và chuột mẹ nuôi con bằng sữa.

Chuột đồng có ăn được không?

Thịt chuột đồng ăn được và được người dân chế biến thành những món ăn đặc sản mang hương vị đồng quê. Nhiều nhà hàng, quán ăn cũng bổ sung vào thực đơn ăn uống để du khách có thể thưởng thức. Thường sau vụ gặt, thịt chuột đồng thường ngon nhất. Bởi chúng ăn các loại hoa màu, lúa nên khá béo tốt.

Tuy nhiên nên chọn đúng loại chuột đồng và biết rõ nguồn gốc của chúng. Tránh chọn những con bị bệnh khi ăn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Muốn ăn được con ngon, cần chọn loại sống ở bờ ruộng thấp, nhỏ con nhưng thịt chắc và thơm hơn con béo.

chuot-dong-co-an-duoc-khong-thucanh

Các món được chế biến từ chuột đồng như nướng, luộc ép lá chanh, áp chảo, rang muối, chuột khìa nước dừa, xào lăn,… Ngoài ra chuột bao tử hay chuột con mới đẻ và gan chuột cũng có thể chế biến món ăn.

Không chỉ tạo ra các món ăn ngon, chuột đồng còn được coi là bài thuốc quý trong Đông Y. Có tác dụng chữa trị các bệnh về ích tinh, mạnh khí, hàn thương tích, liền xương cốt,…

Hướng dẫn cách nuôi chuột đồng

Để nuôi chuột đồng mang lại giá trị kinh tế cao. Đồng thời không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Một số cách làm sau đây có thể giúp ích cho bạn.

Chuồng nuôi

Việc nuôi loài chuột này không đòi hỏi bạn phải tốn quá nhiều công sức trong việc làm chuồng. Bởi vì chúng khá dễ sống và có thể đào hang dưới đất, chui rúc trong hang để ẩn nấu. Bạn có thể chuẩn bị những chiếc lu nhỏ, cao vừa phải khoảng 1 thước. Đặt lót dưới đáy bằng lá chuối.

Ngoài ra, để tránh làm chuột nhút nhát, bạn có thể đậy lu lại. Mở nắp khoảng 3 lần/ ngày hoặc dùng nắp đậy chum có lỗ để cho chúng hít thở.

huong-dan-cach-nuoi-chuot-dong-thucanh

Thức ăn

Loài chuột đồng này khá dễ nuôi và chúng có thể ăn được hầu hết các món ăn. Chế độ ăn mỗi ngày bạn có thể bổ sung rau, củ quả, thịt, ốc,.. Đặc biệt bạn nên cho chúng ăn món ưa thích đó là lúa gạo, khoai mì, bắp…

Chuột thường hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm. Vì thế, bạn phải nắm được thói quen sinh hoạt và bổ sung đầy đủ nguồn dinh dưỡng cho chúng.

Trên đây, Thucanh đã bật mí đến bạn một số thông tin cơ bản về loài chuột đồng. Từ đó, cũng nêu lên một số quan điểm về việc nuôi chuột đồng hiện nay. Hy vọng các bạn sẽ có được những kiến thức hữu ích qua bài viết này. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi cùng chúng tôi hôm nay.

5/5 - (2 votes)

Bài viết liên quan