Nhiều người nuôi chó cưng thường nghĩ rằng việc nuôi hay xích chó vốn dĩ là điều hết sức bình thường. Thế nhưng liệu có nên xích chó không? Hành động này có những mặt trái hay tác dụng như thế nào? Cùng Thucanh tìm hiểu rõ hơn qua thông tin từ bài viết sau.
Những tác dụng của việc xích chó?
Thông thường người nuôi thường xích chó trong những trường hợp như:
- Có việc phải đi đâu đó dài ngày
- Chó của bạn đang trong thời kỳ nhạy cảm, dễ nổi giận, hung dữ bất thường
- Xích chó khi nhà có trẻ em hay người lạ đến chơi
- Chó cũng bị xích lại để ngăn cản việc động dục, sinh sản, đi bậy
- Khi dắt chó đi dạo, đi chơi thì người nuôi cũng xích chúng lại
- Nhốt hay xích cún khi nhà bạn tại khu dân cư đông, nhiều xe cộ, tránh để chúng chạy ra đường.
- Khi nhà bạn nuôi rất nhiều con chó khác nhau.
Việc xích chó trong những trường hợp trên đều nhằm mục đích riêng. Bên cạnh giúp giữ an toàn cho chó thì điều này còn bảo vệ sự an toàn cho những người xung quanh. Không những thế, bạn cũng có thể dễ dàng điều chỉnh, kiểm soát mọi hành vi của cún cưng. Từ đó gia tăng cơ hội rèn luyện bản năng, tạo sự kỷ luật cho chó.
Những mặt hại của việc xích cún có thể bạn chưa biết?
Cún cưng bị xích thường xuyên sẽ trở nên nhạy cảm, hung dữ và dễ stress
Không nói và thể hiện tình cảm đa dạng như con người nhưng ở cún cưng vẫn có những cảm xúc riêng. Chúng có thể hiểu hết mọi việc mà chủ nhân làm và trung thành một cách tuyệt đối. Vốn dĩ loài thú cưng này khá nhanh nhẹn, hoạt bát, vui vẻ, năng động. Chó cần có môi trường để dạo chơi, nô đùa, tiếp xúc với con người. Bởi thế nên chúng rất dễ bị stress trầm cảm nếu bị nhốt hay xích trong thời gian dài mà không được hoạt động. Đặc biệt không nhận được sự yêu thương chăm sóc từ chủ nhân cũng khiến cún trở nên buồn bã và đờ đẫn.
Một điều có thể thấy đó là chó có bản năng bảo vệ lãnh thổ rất cao. Khi phát hiện có sự xâm nhập lạ, chúng sẽ trở nên cảnh giác hơn kèm theo các biểu hiện như sủa, cắn. Chính vì thế, chó bị xích tại một nơi trong thời gian dài, chúng sẽ bị giới hạn trong phạm vi và trở nên cực kỳ cảnh giác với chỗ ở của mình. Điều này làm chúng trở nên hung hăng hơn, có thể cắn xé, phá hoại đồ vật ở gần nó.
Bên cạnh đó, một khi tâm lý bị tổn thương nghiêm trọng sẽ dẫn tới hội chứng rối loạn cảm xúc ở cún. Người nuôi cũng sẽ mất rất nhiều thời gian mới có thể chữa lành vết thương cho chúng.
Tiềm ẩn mối nguy hại đến mọi người xung quanh
Thực tế, việc xích hoặc nhốt chó trong thời hạn dài không chỉ có hại cho bản thân con vật mà còn tiềm ẩn một số rủi ro cho những người xung quanh. Nhất là việc xích cún trong thời gian dài, khi tiếp xúc với mọi người, cún sẽ trở nên dè chừng. Người nuôi cũng khó lòng nào đoán được cảm xúc của chúng. Chó đôi khi sẽ trở nên dữ dằn, cắn phá đồ đạc cũng như cắn người. Đặc biệt, sẽ rất nguy hiểm khi trẻ nhỏ tới gần chúng.
Xích chó khiến chúng dễ gặp nguy hiểm hơn
Một mặt trái của việc xích chó đó là khiến tính mạng của chúng dễ bị đe dọa. Điều này thường xảy ra do chủ nuôi không chú ý đến môi trường xung quanh. Một số người xích chó trong thời gian dài ở ngoài trời quá nắng hay quá lạnh sẽ khiến chúng trở nên kiệt sức dần.
Mặt khác, việc xích chó cũng tạo điều kiện để các kẻ xấu có cơ hội thực hiện hành vi trộm cắp chó dễ dàng hơn. Cún dễ bị đánh bả, chọc điện, ném đá. Trong trường hợp này cún bị xích nên dường như không có sự phản kháng nào nữa khác.
Xích chó ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng
Một số người nuôi có thói quen dùng dây xích nặng để xích cún. Thế nhưng lại không quan tâm đến sức nặng, độ cọ xát trên da mà chúng phải chịu đựng. Không phải con cún nào cũng chịu được xích cả. Bởi thế, một khi chó càng chống cự muốn thoát ra, bản thân chúng sẽ càng bị tổn thương.
Dây xích nặng có thể là đau da, trầy da, rụng lông và ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng cổ của chó. Ngoài ra, việc phải ăn, uống và đi vệ sinh cùng 1 nơi khi bị xích cũng khiến nơi ở cún trở nên dơ bẩn, dễ phát sinh vi khuẩn gây bệnh hơn.
Một vài lưu ý khi xích cún mà chủ nuôi nên biết
Như đã nói, chó vốn là một con vật ưa thích sự tự do, phóng khoáng và năng động. Bởi thế, không phải con nào cũng có thể thích nghi và chịu làm quen với xích cả. Bởi thế, chủ nuôi khi muốn làm điều này với cún, nên lưu ý một số điều sau:
- Tập cho cún cưng làm quen với dây xích từ khi còn nhỏ
- Nên xích chó ở một chỗ an toàn trong sân vườn nhà, nằm trong sự giám sát của người nhà.
- Huấn luyện phản xạ có điều kiện cho cún. Kết hợp việc đeo xích với cho ăn, vuốt ve. Hay đưa cún đi dạo để chúng có được cảm giác an toàn hơn.
- Nếu bắt buộc phải xích chó trong thời gian dài, bạn nên chuẩn bị đầy đủ thức ăn, nước uống cho chúng. Che chắn nắng nóng hay chuẩn bị đồ ấm. Đồng thời để thêm các đồ chơi yêu thích để cún có thể giải trí.
- Lưu ý chọn lựa dây xích phù hợp, vừa vặn, êm ái, an toàn cho cổ. Có thể dễ dàng điều chỉnh theo kích thước dây cổ khi chó dần phát triển.
Vừa rồi, bài viết của Thucanh cũng đã giúp bạn biết được có nên xích chó không? Những mặt lợi và mặt hại khi bạn xích chó là gì? Hy vọng sau khi đọc xong những chia sẻ trên cũng sẽ giúp bạn hiểu và chăm sóc thú cưng của mình đúng cách hơn. Cảm ơn bạn đọc đã đón xem.
Xem thêm:
Tổng hợp những câu nói về thú cưng
Lợi ích thú vị việc dắt chó đi dạo
Khi nào nên dùng băng vệ sinh cho chó