Dịch tả lợn châu Phi có nguy hiểm không? Phòng chống ra sao?

Dịch tả lợn châu Phi không chỉ khiến người chăn nuôi lao đao mà còn đe dọa nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp nước ta. Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều hộ mất trắng đàn lợn. Hơn cả thiệt hại kinh tế, đó còn là sự hoang mang và bất lực trước dịch bệnh. Cùng Thucanh tìm hiểu rõ hơn về bệnh dịch này để có hướng phòng tránh phù hợp nhé.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi là gì?

Dịch tả lợn châu Phi (African Swine Fever – ASF) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bệnh do virus gây ra và chỉ xảy ra ở loài lợn. Virus này không gây bệnh cho người nhưng lại có khả năng sống dai trong môi trường. Đặc biệt là cực kỳ dễ lây lan. Nó tồn tại lâu trong thức ăn thừa, nước uống, chuồng trại, dụng cụ. Thậm chí trên quần áo người tiếp xúc.

Benh-dich-ta-lon-chau-phi-la-gi-thucanh

Bệnh lây chủ yếu qua đường tiếp xúc trực tiếp giữa lợn bệnh và lợn khỏe. Ngoài ra, côn trùng, phương tiện vận chuyển, người chăm sóc lợn cũng có thể mang mầm bệnh đi xa. Một khi lợn đã nhiễm ASF, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 100%.

ASF được phát hiện đầu tiên ở châu Phi và lan rộng sang châu Âu, châu Á. Tại Việt Nam, bệnh xuất hiện từ năm 2019 và bùng phát trên diện rộng. Điều đáng lo là bệnh chưa có vắc-xin đặc hiệu hay thuốc điều trị hiệu quả. Sự nguy hiểm của ASF đòi hỏi người chăn nuôi cần thường xuyên theo dõi đàn. Đảm bảo phát hiện sớm để kịp thời xử lý và tránh lây lan.

Một số nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn châu Phi

Có nhiều nguyên nhân khiến dịch tả lợn châu Phi bùng phát và lan rộng. Trong đó, yếu tố chính là do lây nhiễm từ các nguồn mang mầm bệnh chưa được kiểm soát chặt chẽ. Một số nguyên nhân phổ biến như:

Mot-so-nguyen-nhan-gay-benh-dich-ta-lon-chau-phi-thucanh

  • Sử dụng thức ăn thừa hoặc thực phẩm nhiễm virus. Nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thường tận dụng thức ăn thừa từ nhà hàng, quán ăn mà không nấu chín kỹ. Điều này tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào đàn lợn.
  • Chuồng trại không đảm bảo vệ sinh là nơi lý tưởng để virus tồn tại lâu dài.
  • Việc mua bán lợn giống trôi nổi, không kiểm dịch kỹ là nguyên nhân phổ biến đưa mầm bệnh xâm nhập.
  • Lợn bệnh bị vận chuyển đến nhiều vùng khác khi chưa phát hiện bệnh sẽ nhanh chóng làm dịch lan rộng.
  • Người chăm sóc không sát khuẩn kỹ. Việc tiếp xúc giữa các đàn lợn khác nhau mà không có khử trùng tay, chân, quần áo cũng khiến virus phát tán mạnh.

Hậu quả khi bùng phát dịch tả lợn

Dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi. Đặc biệt là với các hộ nông dân nhỏ lẻ. Khi lợn nhiễm bệnh, tỷ lệ chết gần như 100%. Vì vậy buộc phải tiêu hủy toàn bộ đàn, khiến người chăn nuôi trắng tay, mất kế sinh nhai. Chi phí tiêu hủy, vệ sinh chuồng trại cũng tăng cao, gây áp lực tài chính lớn. Nguồn cung thịt lợn giảm mạnh, giá cả thị trường biến động, làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng và nhiều ngành liên quan như thực phẩm, vận chuyển, nhà hàng. Đồng thời, tâm lý e ngại sử dụng thịt lợn khiến sức mua sụt giảm.

Hau-qua-khi-bung-phat-dich-ta-lon-thucanh

Nếu dịch không được kiểm soát kịp thời, nguy cơ lan rộng là rất cao, ảnh hưởng đến toàn ngành nông nghiệp. Với Việt Nam là quốc gia có tỷ trọng nông nghiệp lớn. Hậu quả còn kéo dài, làm giảm thu nhập, gây mất cân đối nguồn thực phẩm. Ở địa phương có dịch bùng phát mạnh, ngân sách dành cho công tác kiểm dịch, tiêu hủy, khử trùng, hỗ trợ người dân là rất lớn. Nếu không tiêu hủy đúng cách, xác lợn bệnh có thể gây ra các tác động đến môi trường.

Biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi hiệu quả

Để phòng chống hiệu quả dịch tả lợn châu Phi, cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp. Trong đó, các hành động cụ thể có thể kể đến như:

  • Theo dõi sức khỏe đàn lợn thường xuyên. Phát hiện sớm dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.
  • Tăng cường vệ sinh chuồng trại, phun thuốc khử trùng định kỳ để tiêu diệt mầm bệnh.
  • Không mua bán, vận chuyển lợn nghi nhiễm bệnh. Tránh lây lan dịch sang các khu vực khác.
  • Tiêu hủy triệt để lợn mắc bệnh theo đúng hướng dẫn. Đảm bảo không để xác lợn thải ra môi trường.
  • Không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt cho lợn ăn. Vì đây là nguồn lây bệnh nguy hiểm.
  • Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin liên quan. Mặc dù hiện chưa có vắc xin đặc hiệu cho dịch này.
  • Tăng cường tuyên truyền cho người dân, giúp nâng cao ý thức phòng bệnh
  • Chính quyền cần hỗ trợ giám sát, kiểm dịch chặt chẽ. Nhất là tại các khu vực giáp ranh, ổ dịch cũ.

Bien-phap-phong-chong-dich-ta-lon-chau-phi-hieu-qua-thucanh

Phòng dịch là trách nhiệm của cả cộng đồng. Chỉ cần chủ quan, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Đặc biệt, dịch tả lợn châu Phi rất nguy hiểm và dễ lây lan. Vì thế, hãy luôn chủ động và cảnh giác. Với những thông tin được Thucanh chia sẻ, hy vọng bạn có được những kinh nghiệm hữu ích.

Xem thêm:
Chó Otterhound là gì?
Kinh nghiệm vỗ béo cho bò

Rate this post
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan