Giống chó chăn cừu là gì? Thông tin về cách chăm sóc và nuôi dạy

Những chú chó nuôi để chăn cừu vốn có nguồn gốc lâu đời và được nhiều gia đình yêu thích hiện nay. Vậy bạn có biết chó chăn cừu là gì? Chúng có đặc điểm như thế nào? Cách nuôi dưỡng ra sao khỏe mạnh và thông minh nhất? Để có được lời giải đáp phù hợp, mời bạn theo dõi thông tin bên dưới cùng Thucanh.

Chó chăn cừu là gì?

Ở những khu vực nuôi cừu số lượng lớn làm kinh tế, ngoài sự xuất hiện của những người dân du mục thì đâu đó bạn sẽ thấy hình ảnh của những chú chó đi theo cùng. Đây chính là các chú chó hỗ trợ đắc lực cho người dân. Chúng làm nhiệm vụ chăn dắt, kiểm soát gia súc đi theo bầy. Đặc biệt chó thường được nuôi ở những vùng thảo nguyên hay cánh rừng lớn để chăn cừu. Người ta gọi chung chúng là những chú chó chăn cừu hay chó chăn gia súc là vì vậy.

Cho-chan-cuu-la-gi-thucanh

Hiện nay, chó chăn cừu có nhiều phân loài khác nhau. Mặc dù nguồn gốc và lịch sử của những chú chó này không giống nhau. Thế nhưng mục đích để lai tạo và nuôi nấng ban đầu đều là phụ giúp người dân. Chúng trông coi đàn gia súc, cảnh báo người dân và bảo vệ gia súc khỏi những con thú lớn ăn thịt. Ngày nay thay vì lang thang trên cánh rừng, những chú cún này dần trở thành những người bạn nhỏ thú cưng trong gia đình.

Những chú chó chăn cừu phổ biến

Chó chăn cừu cũng có sự đa dạng trong phân loài. Chúng có nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Người dân cũng lai tạo và huấn luyện nhiều giống chó khác nhau để hỗ trợ mình trong công việc hằng ngày. Sau đây là một số giống loài phổ biến nhất.

Chó chăn cừu Đức (Becgie)

Một trong những giống chó xuất hiện phổ biến nhất phải nhắc đến chó chăn cừu Đức hay chó Becgie. Loài chó này sở hữu thân hình to lớn, dũng mãnh và tính cách cực kỳ nhanh nhẹn và khôn lanh. Đặc biệt hàm răng của chúng rất khỏe và sắc nhọn. Chó có thể hạ gục đối thủ thông qua lực cắn mạnh.

Cho-chan-cuu-duc-becgie-thucanh

Hơn nữa, chúng cũng rất thông minh, học hỏi nhanh và biết nghe lời chủ. Với những tố chất như vậy, chó Becgie có được năng lực chăn dắt gia súc cực kỳ hữu dụng. Ngoài ra, người ta cũng rất tin tưởng khi đào tạo chó chăn cừu Đức thành giống chó nghiệp vụ.

Chó chăn cừu Úc (Australian Shepherd hay Aussie)

Chó chăn cừu Úc có tên gọi là Australian Shepherd hay Aussie. Đây cũng là một loài cún được yêu thích trong làm nhiệm vụ chăn nuôi gia súc. Nguồn gốc của chúng đến từ Mỹ và được du nhập vào Úc khoảng thế kỷ XIX. Thân hình của những chú chó này cũng cực kỳ khỏe khoắn và linh hoạt.

Cho-chan-cuu-uc-australian-shepherd-hay-aussie-thucanh

Tính cách thông minh và dễ huấn luyện là đặc điểm nổi trội của loài chó này. Tuy nhiên, nếu Becgie được trọng dụng trong môi trường quân đội thì chó chăn cừu Úc lại thích hợp để nuôi tại các trang trại. Chúng đóng vai trò là lực lượng lao động cần thiết trong quá trình chăn nuôi.

Chó chăn cừu Bỉ

Giống chó chăn cừu Bỉ cũng sở hữu năng lực chăn dắt gia súc tốt. Loài chó này có nguồn gốc đến từ nước Bỉ. Chúng thông minh, cảnh giác và nhạy cảm với mọi thứ đang diễn ra. Đặc điểm nổi bật trong ngoại hình của giống chó này đó là đầu dài, mắt màu nâu, hàm răng chắc khỏe, mũi dài, đánh hơi tốt. Tùy vào từng giống thì lông và màu sắc cũng sẽ khác nhau.

Cho-chan-cuu-bi-thucanh

Bốn loài chó nổi bật trong giống chó chăn cừu Bỉ này đó là: Groenendael lông dài màu đen, Laekenois lông thô, Malinois lông ngắn màu vàng nhạt và Tervuren lông dài. Đặc biệt những loài này cực kỳ trung thành, sẵn sàng bảo vệ chủ nhân.

Cách nuôi chó chăn cừu

Sau đây sẽ là kinh nghiệm nuôi chó chăn cừu đúng cách mà bạn có thể tham khảo:

Môi trường sống

Là loài chó có tính cách năng động, quen sống ở những môi trường tự nhiên như đồng cỏ, cánh rừng. Vì thế khi nuôi chó chăn cừu thì bạn nên chuẩn bị cho chúng một không gian rộng rãi để vui chơi, chạy nhảy. Điều này sẽ giúp cơ thể chúng được giải phóng năng lượng và phát triển tốt hơn.

Cach-nuoi-cho-chan-cuu-thucanh

Chế độ ăn uống của chó chăn cừu như thế nào?

Vì hoạt động thường xuyên, đốt nhiều năng lượng nên cơ thể của những chú chó chăn cừu cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Bạn hãy cho chó ăn uống đủ bữa, đủ chất, cấp nước sạch mỗi ngày. Chế độ ăn cũng cần phù hợp với độ tuổi và mức độ vận động hằng ngày của chúng.

Vệ sinh cơ thể cho chó chăn cừu

Những chú chó này thích chơi đùa bên ngoài nên cơ thể chúng cũng rất dễ bị bám bụi bẩn. Vì thế khi nuôi chúng, bạn nên có chế độ tắm rửa và vệ sinh cơ thể kỹ lưỡng. Nên chải chuốt để giữ lông chó mềm mượt. Ngoài ra, có thể tắm cho chó 3–4 lần/tháng để bộ lông sạch sẽ, thơm tho, hạn chế phát sinh ve rận ký sinh.

Cach-nuoi-cho-chan-cuu-1-thucanh

Chăm sóc sức khỏe

Chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh luôn là vấn đề đáng quan tâm khi nuôi chó chăn cừu. Bên cạnh cung cấp thức ăn dinh dưỡng, vệ sinh cơ thể sạch sẽ thì bạn cũng nên cho chó rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Đưa chó đi dạo chơi mỗi ngày khoảng 30 phút. Chó chăn cừu cũng thường gặp phải các vấn đề sức khỏe như sốc nhiệt, dị ứng da, loạn sản xương hông, bệnh về tiêu hóa,… Vì vậy hãy quan tâm thăm khám thú y và tiêm phòng.

Thucanh vừa bật mí cho bạn một số thông tin về chó chăn cừu là gì. Nếu nhà bạn đang sở hữu những chú chó có tố chất tốt này, đừng quên nuôi dạy và huấn luyện chúng khéo léo. Đừng quên chia sẻ cho chúng tôi những tips chăm nuôi thú cưng tốt mà bạn biết.

Xem thêm:
TOP 5 giống chó Nhật
Giống chó Ngao bò Bullmastiff là gì?

5/5 - (1 vote)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan