VI. KỸ THUẬT NUÔI SÂU GẠO. – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản khá đầy đủ của tài liệu tại đây ( 3.35 MB, 97 trang )

1- Sinh học và vòng đời

Có 2 loài sâu gạo, sâu gạo màu vàng (Tenebrio molitor) và sâu gạo màu đen

(Tenebrio molitor). Cả 2 loại này rất giống nhau và đều thuộc họ Tenebrionidae.

Những giai đoạn khác nhau của 2 loài cánh cứng này tập trung vào hình dạng, kích

thước và màu sắc. Con trưởng thành của sâu gạo đen thì đen đậm trái với màu sáng

xám hay đen lợt ở sâu gạo vàng. Đốt thứ ba của râu con sâu gạo vàng trưởng thành thì

ngắn hơn đốt một và hai và đen hơn, trong khi đó con đen thì các đốt này điều nhau.

Những miếng lưng của con sâu gạo vàng có màu xám vàng còn sâu gạo đen có màu

xám đỏ hoặc xám đen. Đốt râu thứ hai của sâu gạo vàng dài gấp ba lần chiều rộng thân

của nó, trong khi đó ở sâu gạo đen dài gấp bốn lần.

Sâu gạo là một trong những côn trùng (giai đoạn thành trùng) lớn nhất tấn công

các kho chứa hàng nhưng chúng không nguy hiểm lắm. Một vài người xem loài sâu

gạo này như là vật cưng (Pet), thật vậy họ nuôi chúng trong bể kính và chăm sóc

chúng như các con vật thân thuộc. Chúng có thể nuôi rất tiện lợi trong cám và bột yến

mạch.

Vòng đời sâu gạo vàng được chia làm bốn giai đoạn như sau: Trứng, ấu trùng,

nhộng và trưởng thành. Vòng đời sẽ kết thúc khoảng 3-4 tháng. Trứng có dạng hạt đậu

và đẻ thành từng hàng hay nhóm. Kích thước khoảng 1.8-1.9mm. Trứng được bao lại

trong một lớp chất bã dính vào các vật thể như các mãnh thức ăn và phân thường dính

lại. Trứng sẽ biến thái thành ấu trùng khoảng 7 ngày ở nhiệt độ 28oC và sau đó ấu

trùng khoét một lổ chui ra ngoài.

Ấu trùng mới nở từ trứng dài khoảng 3mm và nặng 0,6mg. Ấu trùng có màu

trắng. Sau đó nó xuất hiện màu một cách chậm chạp và có màu xám vàng nhạt. Ấu

trùng sâu gạo vàng phải lột xác trung bình khoảng 15 lần để trở thành trùng. Ở nhiệt

độ phòng ấu trùng phát triển đầy đủ và thành thục khoảng từ 3-3,5 tháng. Vào thời

điểm này chúng dài 28-32mm và nặng 130-160mg. Mặc dù ấu trùng phát triển đầy đủ

ở thời điểm này nhưng không phải tất cả chúng sẳn sàng biến đổi thành trùng. Một

thay đổi thành trùng khoảng 4 hoặc 5 tháng sau nở và lột xác hơn 20 lần

Ấu trùng có dạng trụ tròn. Đầu thì nhỏ và nó mang đôi hàm nhai rất khỏe như

một đôi râu ngắn. Đốt ngực thứ nhất thường dài và đen hơn hai đốt kế tiếp. Phần bụng

thì dài gồm 9 đốt. Đốt ngực cuối cùng thì nhỏ và có dạng hình nón. Nó mang 1 cặp

móc nhỏ. Trên mặt bụng của các đốt bụng giữa đốt thứ 8 và thứ 9 mang lổ hậu môn.

Thành trùng thì không hoạt động. Chúng không ăn hay chuyển động. Đầu của

thành trùng cong về mặt dưới bụng nên nó không thể thấy phần lưng. Thành trùng của

sâu gạo không mang kén, hầu hết các đặc điểm của con đực có thấy xuyên qua lớp da

của chúng. Phần đầu có râu và miệng. Mắt lúc đầu rất khó thấy sau đó mắt có màu và

21

dễ nhận ra ở cạnh phần đầu như là hai thanh màu nâu sáng. Thành trùng đầu tiên có

Xem thêm:  Cách nhận biết mùa giao phối của chó đực và chó cái

màu rất tái nhưng sau một thời gian trở nên vàng đậm. Giai đoạn cuối của thành trùng

kết thúc vào ngày thứ bảy ở nhiệt độ phòng bình thường.

Khi con trưởng thành ở giai đoạn đầu tiên, đầu và đốt đầu tiên của phần đầu có

màu xám nhưng những cánh bao phủ hoàn toàn phần bụng có màu trắng. Kế tiếp

chúng trở nên màu xám đỏ và sau đó toàn bộ cơ thể có màu xám đậm. Con đực và con

cái gần như giống nhau nhưng có thể nhận ra con đực nhờ nhấn phần bụng của chúng

qua kính hiển vi giải phẩu. Con đực có một gai cứng sẽ lồi ra khi nhấn vào phần cuối

bụng. Cá thể trưởng thành thường sống 2 hoặc 3 năm và sau đó thì chết. Con cái có thể

đẻ trung bình 280 trứng trong đời sống của nó

2- Giá trị dinh dưỡng của sâu gạo

Giá trị dinh dưỡng của sâu gạo rất tốt. Những sâu này có thể được sử dụng làm

thức ăn cho động vật trong bể kính và các vườn quốc gia và chúng cũng là thức ăn tốt

cho cá cũng như chim cảnh. Phân tích dinh dưỡng ở những giai đoạn khác nhau của

sâu gạo được trình bày trong bảng 2:

Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng của sâu gạo

Giai đoạn

Ấu trùng

Thành trùng

Trưởng thành

Vật chất

khô

43,05

38,39

42,10

Độ ẩm

Đạm thô

Béo thô

Tro

56,95

61,61

57,90

48,31

55,30

59,43

40,46

36,54

28,33

2,92

3,27

3,16

8,31

4,89

9,08

Giá trị dinh dưỡng của sâu gạo như là thức ăn sống đã được thử nghiệm cho cá

Tai tượng da beo giống (Astronotus ocellatus) cho các thí nghiệm dinh dưỡng. Hai

nhóm cá cho ăn ấu trùng sâu gạo và mảnh cá khô thương mại. Mỗi nhóm hai lần lặp

lại. Kết qủa cho thấy tăng trọng của cơ thể cá cho ăn ấu trùng sâu gạo có ý nghĩa so

với cá cho ăn nhân tạo và cá không có dấu hiệu bệnh.

3- Cách nuôi sâu gạo

Nuôi sinh khối sâu gạo làm thức ăn sống sử dụng bột mì, bột đậu nành và bột

sữa tiệt trùng. Những nồng độ khác nhau của protein đã được thiết lập thí nghiệm để

quan sát mức độ khác nhau của khẩu phần protein ảnh hưởng đến sinh trưởng và sức

sinh sản của sâu gạo. Bốn khẩu phần thí nghiệm là:

22

A-400g bột mì

B-300g bột mì + 100g bột đậu nành

C- 300g bột mì + 100g bột sữa tiệt trùng

D- 200g bột mì + 100g bột đậu nành + 100g bột sữa tiệt trùng

Khoảng 100 con sâu gạo trưởng thành bố trí để nuôi sinh khối duy trì ở 280C

được đặt trong những khay chứa các khẩu phần thí nghiệm thức ăn khac nhau và giữ ở

đó 24 giờ cho chúng đẻ trứng. Sau đó trùng trưởng thành sẽ được chuyển đi. Sau một

tuần ấu trùng nở và ăn các khẩu phần thức ăn thí nghiệm. Trọng lượng thân và chiều

dài thân được cân bằng và đo mỗi hai tuần. Nước được tưới vào trên giấy lọc đặc trên

khay thức ăn để bảo đảm độ ẩm cho ấu trùng.

Kết quả cho thấy tất cả các khẩu phần thí nghiệm thì đủ cung cấp phát triển

bình thường (Bảng 3). Kết quả tốt nhất biểu hiện qua nhóm C và D với những khẩu

phần có bổ sung bột sữa tiệt trùng. Điều này có thể do sự phối hợp tốt của amino acid

Xem thêm:  Chó bị ngứa gãi chảy máu: Đọc ngay để tránh sự cố đáng tiếc

trong bột sữa tiệt trùng.

Bảng 3: Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên sự tăng trưởng của sâu gạo

Tuổi

Tuần

2

4

6

8

10

A

BL

6,20

11,21

14,42

17,33

19,5

B

BW

1,28

8,37

22,5

38,11

57,78

BL

5,92

10,75

13,48

17,05

18,51

BL: body length chiều dài thân

C

BW

1,11

6,83

17,54

35,47

51,03

BL

6,23

10,25

14,19

17,99

19,48

D

BW

1,11

6,46

19,43

39,57

59,15

BL

6,03

10,67

14,12

17,77

19,78

BW

1,11

5,73

18,94

39,43

59,77

BW: body weigth khối lượng thân

Độ ẩm là nhân tố rất quan trọng để thành công trong nuôi sâu gạo. Như nhiều

côn trùng chuyên sống trong kho, sâu gạo bình thường ăn các vật liệu thức ăn khô và

lượng nước từ thức ăn thì có giới hạn. Những côn trùng này có thể chiết xuất mỗi vết

của nước từ nước tiểu và sản xuất phân rất khô. Nếu ấu trùng sâu gạo vàng được cho

ăn thức ăn khô, chúng có thể sống và sinh sản 1 thế hệ trong năm và thải nhiều chất

béo hơn từ cơ thể chúng. Sức sinh sản của sâu gạo vàng thì ảnh hưởng đến độ ẩm. Ở

độ ẩm 20% chúng đẻ trung bình khoảng 4 trứng từ 65% đẻ 102 trứng. Sâu trưởng

thành cũng trở nên hoạt động hơn ở độ ẩm 90-100%

Cần thiết cung cấp rau, rau diếp để giữ độ ẩm nuôi và chống hiện tượng ăn lẫn

nhau. Ấu trùng sâu gạo vàng thường sống trong vùng tối. Nếu để ánh sáng lọt vào thì

chúng phát triển nhanh hơn. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển. Trong thời

23

gian của giai đoạn thành trùng của sâu gạo vàng là 6 ngày ở nhiệt độ 330C, 7 ngày ở

270C, 10 ngày 240C và 13 ngày ở 210C.

VII. CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC

Tép (Macrobrachium lanchesteri). Tép có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra trong

tép có rất nhiều tiền sắc tố (β-carotene) tạo màu cho cá đặc biệt là chép Nhật bản, cá

dĩa, cá la hán. Bên cạnh đó gạch tôm, cua cũng được dùng làm thức ăn tạo màu cho cá.

Cá mồi. Cá mồi là những cá có kích thước nhỏ làm thức ăn cho các loài cá rồng,

tai tượng. Những loài dùng để làm cá ăn mồi là cá chép, trôi, mè trắng, mè vinh và đặc

biệt là cá vàng. Cá vàng đặc biệt được ưa thích là vì cá có màu đẹp, bơi lội chậm chạp

nên dễ bị làm mồi. Kích thước cá mồi từ 1-3cm.

Thịt bò. Hiện nay, một số người nuôi cá rồng, cá dĩa, cá La hán thường cho cá

ăn thịt bò tươi. Ưu điểm là nguồn thịt sạch không có mầm bệnh nhưng giá thành cao.

Giá trị dinh dưỡng thịt bò cao. Ngoài ra tim bò, gan bò cũng làm thức ăn tốt cho cá

Thức ăn lên màu. Trong nghề nuôi cá cảnh hiện nay, việc tạo màu cho cá (cá

La hán, cá dĩa, cá vàng, đặc biệt là cá chép Nhật bản) là một yếu tố rất quan trọng. Giá

trị của một con cá phụ thuộc rất lớn về sự lên màu này. Hiện nay có 2 nguồn cung cấp

các sắc tố tạo màu chính cho cá là từ các nguồn thức ăn và từ sản phẩm nhân tạo.

1- Các nguồn thức ăn

Các nguồn thức ăn có nhiều carotene để làm tăng sự lên màu của cá là men, tảo,

giáp xác đặc biệt là đầu tôm, tép.

Xem thêm:  Bán rái cá làm thú cưng, nam thanh niên lĩnh án tù

2- Sản phẩm nhân tạo.

Carotenoids không tổng hợp được trong cơ thể động vật nhưng chúng có thể

tổng hợp được trong thực vật và các phiêu sinh vật. Chúng có chức năng làm cho rau

quả có màu sáng. Màu của carotenoids trong cây xanh bị lấn át bởi chlorophyll và

chúng biểu hiện khi sự suy giảm của sắc tố lục vào mùa thu. Trong động vật các sắc tố

này được tích lũy qua con đường thức ăn chẳng hạn như cho astaxanthin vào thức để

tạo màu hồng ở thịt cá hồi hay màu đỏ ở tôm.

Astaxanthin được ly trích từ tảo Hematococcus pluvialis. Tảo thuộc ngành tảo

lục (Chlorophyceae) trong họ Volvocales. Hematococcus spp phân bố khắp nơi trên

24

thế giới từ nước ngọt đến nước mặn. Khi điều kiện môi trường khắc nghiệt các tế bào

Hematococcus trở nên đỏ, tích tụ lipids và astaxanthin để chống lại sự oxy hóa quang

hợp và những chất oxy hóa khác.

Astaxanthin (3,3’-dihydroxy-ß, ßcarotene-4,4’-doine) là sắc tố tự nhiên làm gia

tăng sắc tố của cá hồi, cá vền, tôm và đặc biệt trong sự tạo màu ở cá cảnh. Các loại

thức ăn chế biến từ tôm, tép hay tôm, tép nguyên con là nguồn sắc tố cung cấp chủ yếu

cho cá. Cantaxanthin xuất hiện trên thị trường từ năm 1964 và trở nên nguồn cung cấp

sắc tố quan trọng trong chế biến thức ăn cho cá thương phẩm và cá cảnh. Năm 1984,

astaxanthin xuất hiện hiện trên thị trường và nó dần thay thế cantaxanthin làm nguồn

cung cấp sắc tố tổng hợp chính cho cá. Sự phối hợp 75% cantaxanthin và 25%

astaxanthin tạo nên sự lên màu tối ưu so với riêng rẻ từng loại.

Ở Nấm men Phaffia rhodozyma và Tảo Hematococcus pluvialis, Spirulina chứa

hàm lượng cao astaxanthin (>2000 mg/kg). Cho nên trong nuôi cá cảnh đặc biệt trong

giai đoạn ương, tảo và astaxanthin tổng hợp thường được đưa vào thức ăn cho cá. Tác

động của astaxanthin lên cá là làm cá có màu đỏ sáng, tăng trưởng nhanh. Đối với cá

bố mẹ sẽ cho trứng có màu đỏ.

Màu sắc cá có thể từ thức ăn có chứa nhiều carotene. Carotene ảnh hưởng đến

màu đỏ của cá nhưng nếu quá cao sẽ làm cho màu trắng của cá biến đổi sang màu

hồng. Phần lớn trong thức ăn cho cá koi chứa nhiều tảo Spirulina platensis, tảo này

chứa nhiều caroten làm cá có màu đỏ. Sắc tố đỏ và vàng phát triển tốt trong nước có

giàu tảo xanh. Ngoài ra cá koi còn có thể cho ăn thêm thức ăn tươi sống như côn trùng,

ốc, vẹm, tép và phiêu sinh.

Câu hỏi ôn tập

1- Trình bày kỹ thuật nuôi ấu trùng muỗi đỏ?.

2- Trình bày kỹ thuật nuôi sâu gạo?.

3- Trình bày cách tạo màu cho cá cảnh?

Tài liệu tham khảo

1- Brian Ward, 1985. Aquarium Fish – survival manual. Quill Publishing Limited.

175p

2- Dick Milis, 1999. Kỹ thuật nuôi cá cảnh. Nhà xuất bản văn hóa thông tin. 271

trang

3- Michael A.W. and Laura Woodward, 1994. Tropical reef fish – A marine

awareness guide. 126p.

4- Võ Văn Chi, 1993. Cá cảnh. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 307 trang.

25

Rate this post

Bài viết liên quan