Với những người lần đầu tiên nghe cái tên kỳ tôm, ắt hẳn sẽ rất tò mò với con vật này. Vậy kỳ tôm là con gì? Chúng có gì đặc biệt mà nhiều người yêu thích đến vậy? Cách nuôi con vật này ra sao để mau lớn, khỏe mạnh và lên màu đẹp nhất? Hãy để Thucanh bật mí cho bạn các thông tin thú vị qua bài viết sau đây.
Kỳ tôm là con gì?
Thú nuôi kỳ tôm cũng trở thành niềm yêu thích của rất nhiều người chơi cảnh hiện nay. Vậy kỳ tôm là con gì? Loài vật này còn được biết đến với tên gọi khác là rồng đất. Tên khoa học của chúng là Physignathus cocincinus. Đây cũng là loài duy nhất trong chi Physignathus, họ Agamidae.
Khu vực sinh sống thường thấy của kỳ tôm là vùng Đông Nam Á. Chủ yếu ở các nước Đông Thái Lan, Việt Nam, Campuchia. Ngoài ra còn được tìm thấy ở miền nam Trung Quốc.
Trong tự nhiên, chúng thường sống ở các vùng bụi rậm, trong hang, khu vực ven bờ suối. Loài vật này thường di chuyển khá nhanh trên mặt đất và trên cây. Vào mùa lạnh, rồng đất thường trú trong các túi cây, tán lá, hóc hang. Đến chiều, chúng thường đậu trên các cành cây gần mặt nước. Sau đó xuống nước tắm cho đến sáng rồi dậy phơi nắng.
Rồng đất có kích thước từ 60 cm hay đạt 2 tuổi là giai đoạn sinh sản. Con cái đào hố trên mặt đất để đẻ trứng, thường là 10 trứng/ổ. Trứng được ấp từ 55 đến 70 ngày. Khi nuôi tốt có thể kéo dài tuổi thọ đến 10 năm.
Đặc điểm của kỳ tôm
Rồng đất hay kỳ tôm sở hữu ngoại hình khá độc đáo và ấn tượng. Người nuôi thường rất dễ bị thu hút bởi vẻ ngoài của nó. Sau đây là vài đặc điểm nổi bật của chúng mà bạn có thể nhận biết.
- Kích thước của các con trưởng thành thường khá lớn, thân hình dẹp. Con cái từ 60cm và con đực dài khoảng 90cm.
- Chúng có phần đuôi dài hơn chiều dài thân. Phần thân thường dài từ 150mm, còn đuôi dài trên 300mm.
- Màu sắc trên lưng của kỳ tôm sẽ thay đổi theo môi trường. Thường có màu vàng lục, xanh biếc, màu xám hay nâu đen nhạt.
- Có các chấm với viền màu đen nhạt hay màu nâu, hoa văn đứt đoạn nằm dọc.
- Đầu rồng đất khá nhỏ, mắt tròn và linh hoạt.
- Có gai lưng nhỏ, đồng đều, dựng thẳng, mũi nhọn hướng ra sau.
- Phần cổ họng có vảy hình elip.
- Bờm trán và sống lưng nối liền nhau. Bờm lưng thưa hơn bờm đuôi.
- Con đực thường có bờm dài hơn con cái có hình mũi mác hay lưỡi liềm.
- Rìa móng có các vảy hình răng cưa.
- Đuôi dẹt và khỏe, có các vảy nhỏ.
Cách nuôi rồng đất đúng kỹ thuật, nhanh lớn, màu đẹp
Việc nuôi kỳ tôm không quá khó khăn. Đây cũng là điều khiến nhiều người nuôi hứng thú với con vật này. Một vài kỹ thuật nuôi kỳ tôm mà bạn có thể lưu lại như sau:
Chuồng nuôi
Khi nuôi kỳ tôm, bạn cũng nên chuẩn bị cho chúng một chiếc chuồng phù hợp. Nên chuẩn bị chuồng nuôi lớn, nên gấp đôi chiều dài của chúng. Không nên làm chuồng bằng thủy tinh. Bạn có thể xây bể cá để nuôi. Ở dưới đáy bể, bạn có thể bố trí một lớp cát biển trắng. Đặt một chậu nước bên trong bể để rồng đất có thể uống và tắm, nhất là khi trời nóng.
Nếu nuôi trong thời tiết lạnh, mức nhiệt từ 10 đến 20 độ C thì bạn nên chuẩn bị một mảnh vải trong bể. Đấy là nơi giúp chúng nằm ngủ ấm áp hơn về đêm.
Loài vật này rất thích leo trèo. Vì thế bạn cũng nên bố trí thêm các cành cây giả, tiểu cảnh để chúng hoạt động. Lớp nền chuồng nuôi cũng nên dùng các phần vỏ cây, xơ dừa, mùn cưa, lá cây khô để tạo sự thoải mái cho kỳ tôm.
Thức ăn
Nuôi rồng đất cũng cần phải chú trọng đến chế độ dinh dưỡng của chúng. Thức ăn chủ yếu thường là cá nhỏ, thịt nạc, hoa quả, dế mèn, châu chấu,… Đồng thời chuẩn bị một bát nước lạnh, hơi nông để chúng uống.
Cũng có thể cho rồng đất ăn sâu bột hay sâu gạo. Tuy nhiên nên thay đổi khẩu phần ăn và không dùng sâu bột làm thức ăn chính. Bởi lẽ sâu bột thường sống khá dai, khi ăn vào cơ thể, chúng vẫn có thể cắn phá nội tạng của kỳ tôm. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung canxi vào thức ăn của chúng.
Vệ sinh phòng bệnh cho kỳ tôm
Loài vật này khi mua về cần được tắm rửa sạch sẽ. Hơn nữa việc tắm cũng giúp chúng bài tiết và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Quan sát chất bài tiết xem có ký sinh giun sán gì hay không. Có thể nuôi khoảng 2 tuần cho kỳ tôm thích nghi rồi mới tẩy giun. Thời gian tẩy nên lặp lại 2 lần cách nhau khoảng 1 tháng đến tháng rưỡi.
Vì là loài lưỡng cư nên chúng rất cần nơi có độ ẩm. Vào những ngày trời nóng, chúng cũng dễ bị mất nước, sốc nhiệt. Nên cho rồng đất phơi nắng trong khoảng 1 tiếng tầm từ 9 đến 10 giờ. Đồng thời nên nhớ duy trì nhiệt độ chuồng nuôi ổn định. Tránh tăng giảm nhiệt độ đột ngột.
Những thông tin về kỳ tôm là con gì vừa được Thucanh bật mí ở trên. Nếu bạn là một người đam mê chơi cảnh với các thú cưng độc lạ, có thể tìm mua và rước ngay một em về nhà để chăm nhé. Cảm ơn đã dành thời gian theo dõi bài viết cùng chúng tôi.
Xem thêm:
Cải tiến kỹ thuật nuôi kỳ tôm
Bọ cánh cứng là gì?
Làm thế nào để mang thú cưng lên xe