Mách bạn kinh nghiệm nuôi sóc đất mau lớn, khỏe mạnh

Nhu cầu nuôi một bé sóc đất làm cảnh đang dần thịnh hành trong giới trẻ hiện nay. Sở hữu vẻ ngoài xinh xắn, thông minh, lanh lợi, thú cưng này được nhiều người săn đón. Để giúp bạn có thể sở hữu được một bé sóc phát triển khỏe mạnh từ nhỏ cho đến lúc trưởng thành. Thucanh bật mí một vài kinh nghiệm nuôi sóc đất khá hay hiện nay. Mời bạn cùng theo dõi nhé.

Đặc điểm nổi bật của sóc đất

  • Sóc đất là một loài thuộc bộ gặm nhấm có tên khoa học là Marmotini. Chúng thường sống ở trên mặt đất hoặc lòng đất và thường tập trung ở những cánh đồng hay đồng cỏ.
  • Các loài sóc này có kích thước trung bình, trọng lượng thường khoảng 350 gram. Con cái thường nặng hơn so với con đực.
  • Phần đuôi dày và dài
  • Chúng có bộ lông màu nâu, phần lưng hông có sọc. Phần bụng màu kem, vàng hoăc trắng, lông đuôi xù.
  • Hai túi má lớn có tính đàn hồi có thể chứa đến 7 hạt sồi để cất giữ nhiều thức ăn hơn

dac-diem-noi-bat-cua-soc-dat-thucanh

  • Các chi của sóc thường rất khỏe với những móng vuốt sắc nhọn. Đặc biệt nó khả năng đứng lên bằng hai chân sau khi cần quan sát hay cảm thấy nguy hiểm.
  • Chúng rất dễ thích nghi với môi trường tự nhiên, bản tính vui nhộn, dễ gần. Sóc đất được biết đến là một người khá quấn chủ, chúng thường xuyên chạy nhảy, leo trèo lên người bạn.
  • Tuổi thọ của loài sóc đất trong tự nhiên thường từ 3 đến 6 năm. Tuy nhiên, nếu nuôi sóc đất trong môi trường tốt thì khả năng sóc có thể tồn tại đến hơn 10 năm.
Xem thêm:  Mèo đi phân ra máu - nguyên nhân, phương pháp chăm sóc (2020)

Kinh nghiệm nuôi sóc đất

Làm chuồng nuôi

Để nuôi sóc đất sinh trưởng lâu dài từ lúc nhỏ cho đến khi trưởng thành, bạn cần chuẩn bị lồng nuôi thật chắc chắn. Nên để chuồng nuôi ở vị trí cao từ 60 cm trở lên. Chất liệu của lồng có thể bằng kim loại, gỗ có khe hở nhỏ hơn 1.2cm để tránh sóc đất chui ra bị thương.

Tránh chọn các loại lồng lưới có mắt hình vuông sẽ dễ làm kẹt chân sóc. Ngoài ra, bạn cũng nên bố trí cành cây hoặc chỗ leo trèo cho sóc trong lồng. Điều này giúp chúng dễ dàng vui chơi, hoạt động thoải mái hơn.

kinh-nghiem-nuoi-soc-dat-thucanh

Ngoài ra, nếu những bé sóc đất con, bạn có thể tận dụng hộp giấy để làm chuồng tạm thời. Phần đáy nên rải thêm các lọai mùn cưa, nhưng không quá vụn hay quá bụi. Hộp đựng sóc các bạn cũng không nên để trong phòng máy lạnh hoặc nơi gió lùa. Đặc biệt nên tránh xa nơi ở của các vật nuôi khác như chó hay mèo.

Chăm sóc sóc đất con

Ở giai đoạn sóc non hoặc chưa mở mắt từ 40 đến 60 ngày tuổi. Thức ăn chủ yếu bạn nên cho sóc ăn là sữa, sữa tươi không đường càng tốt. Nên chuẩn bị xi lanh để đút sữa, không nên cho sóc ăn quá nhiều, tầm 15-20cc là đủ. Khi ăn xong cho bé đứng thẳng, lấy bông gòn thấm nước kích thích và bộ phận sinh dục để bé đi vệ sinh.

Xem thêm:  Dịch vụ hỏa táng chó mèo thiết thực ra sao và lưu ý cần biết?

Sóc con còn nhỏ, nên dạ dày chứa được lượng thức ăn rất ít. Khi nuôi sóc đất con, bạn nên cho ăn nhiều lần trong ngày. Nên cho bé ăn 6 lần trong ngày là tốt nhất, nếu bận có thể cho ăn 4 lần.

Cơ thể còn yếu ớt nên chuẩn bị cho bé một chiếc đèn sưởi 50W. Tuy nhiên không nên để nhiệt độ quá nóng. Sưởi sau khi ăn, để cách xa hộp đựng sóc 40cm để da chúng không bị khô.

Được 1 tuần tuổi, bạn sẽ cho sóc đất con ăn dặm thêm trái cây mềm như chuối, thanh long. Sóc tầm 1,5 tháng tuổi có thể ăn được các loại hạt và trái cây. Lúc này, lượng sữa của chúng cũng sẽ giảm đi chỉ nên cho uống sữa ngày 2 lần.

Vệ sinh cho sóc đất

Bạn nên cho sóc tắm vào buổi sáng sớm hằng ngày, lúc mặt trời mới lên khoảng 10 phút là tốt nhất. Hai tuần sau khi mở mắt bạn có thể tắm cho bé. Chuẩn bị một thau nước ấm, thả sóc con vào, có thể dùng xà bông hoặc dùng khăn xô lau người cho chúng.

kinh-nghiem-nuoi-soc-dat-1-thucanh

Tuy nhiên chỉ nên tắm tầm 3-5 phút, sau đó lau khô, phơi nắng. Thường xuyên thay lót ổ và vệ sinh lồng nuôi cho các chú sóc nhé.

Thức ăn cho sóc đất trưởng thành

Là một loài gặm nhấm nên thức ăn khi nuôi sóc đất trưởng thành cũng khá đa dạng. Thức ăn của chứng thường là các loại trái cây như mơ, táo, lê, đào, cam. Hoặc rau củ như cà chua, cà rốt, xà lách, các loại rau này chứa nhiều vitamin rất tốt cho sóc. Ngoài ra, các loại hạt như hạt hướng dương, hạt bí cũng là thực đơn ưa thích của loài vật này.

Xem thêm:  Cáo sa mạc là con gì? Thông tin về loài cáo nhỏ nhất thế giới

Tuy nhiên, hàm lượng chất béo trong các loại hạt khá cao nên ăn nhiều có thể gây béo phì. Chỉ nên ăn một bữa hai hạt và chủ yếu ăn vào mùa đông để tăng tăng năng lượng giữ ấm.

Bạn cũng nên bổ sung đồ ăn vặt cho chúng, chủ yếu là đồ ngọt vì chúng thích ăn ngọt. Các loại bánh ngọt, sữa chua lưu ý không nên cho sóc ăn quá nhiều.

kinh-nghiem-nuoi-soc-dat-2-thucanh

Bên cạnh đó bạn nên bổ sung thêm các loại côn trùng như sâu, nhộng tằm, bướm trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên tỉ lệ thức ăn động vật không nên cao quá 30% khẩu phần ăn của sóc.

Các loại thức ăn không nên dùng

Tuy là động vật ăn tạp nhưng có một số thức ăn cũng không tốt cho sức khỏe của sóc đất. Chẳng hạn như sau:

  • Các loại thức ăn cay như hành, tỏi, gừng, tiêu, rau thơm, rau cần
  • Hạt mận, đào, táo được cho là loại hạt khiến tim của sóc đập nhanh dẫn đến sốc
  • Sữa tươi có dường, sữa đậu nành dễ gây tiêu chảy
  • Tránh cho sóc ăn các loại thức ăn không tốt cho hệ tiêu hóa như socola, ca cao, cà phê, khoai tây, họ đậu.
  • Không nên cho sóc ăn các loại thức ăn đã được chế biến với nhiều dầu mỡ của người. Hoặc các thức ăn có chứa nhiều muối cũng gây hại cho sức khỏe sóc đất

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn một vài kinh nghiệm nuôi sóc đất mau lớn. Nếu đã mê đắm con vật này thì ngại gì không chọn cho mình những bé sóc đất đáng yêu về nhà. Chúc các bạn có thể nuôi bé sóc khỏe mạnh và phát triển tốt. Để biết thêm các kinh nghiệm chăm sóc thú cưng, đừng quên theo dõi trang chủ của Thucanh nhé.

5/5 - (4 votes)

Bài viết liên quan