Nhện là gì? Tổng hợp các loài nhện ở Việt Nam lành tính, không có độc

Hầu như ai cũng biết nhện là loài động vật chuyên giăng tơ ở trong các góc ngách, hẻm nhà. Hầu hết các loài nhện chuyên dăng tơ trong nhà đều là nhện lành. Cùng Thucanh tìm hiểu về Nhện là gì? Tổng hợp các loài nhện ở Việt Nam lành tính, không có độc ở bài viết bên dưới đây.

Giới thiệu về loài nhện

Nhện hay còn có cái tên khác nhền nhện có tên khoa học là Araneae. Là một loài động vật hoang dã không xương sống. Nó thuộc vào ngành chân khớp và thuộc lớp hình nhện. Cơ thể của Nhện có hai phần là phần đầu ngực và phần bụng. Nhện có tám chân, phần miệng của nhện có một đôi kìm có chứa tuyến độc. Dù vậy, nó không có hàm nhai và cũng không có cánh.

gioi-thieu-ve-loai-nhen-thucanh

Phần bụng của nhện rất to. Nó chứa một búi tơ sản sinh ra nhiều tơ nhện. Hiện nay, tất cả các loài nhện đều có thể tạo ra màng nhện và tập tính giăng tơ để săn mồi. Tơ nhện có cấu tạo chính là từ chát đạm nên vô cùng bền. Sợi tơ nhỏ, mỏng nên những loài vật nhỏ khác sẽ khó có thể thấy được. Một khi bị mắc vào tơ sẽ rất khó để gỡ ra. Trở thành con mồi của nhện dễ dàng. Ngoài chức năng di chuyển và săn mồi, màng nhện còn được dùng để giữ trứng và giữ tinh trùng.

Cấu tạo và đặc điểm cơ thể của loài nhện

Phần đầu ngực

Nhện có 4 cặp chân nằm ở hai bên phần đầu ngực. Trên chân của nhện có lông thưa để có thể cảm nhận được những sự rung động, âm thanh và mùi hương. Nhện thường có mắt đơn, thị giác nhện có nhiều dạng. Có loài chỉ phân biệt được sáng tối, có loài lại có khả năng nhìn thấy được chi tiết nhất, gần bằng với mắt của chim bồ câu.

cau-tao-va-dac-diem-co-the-cua-loai-nhen-thucanh

Về miệng của nhện, 2 bên có 2 răng nanh lớn dùng để kẹp mồi. Nó cũng có tác dụng lớn trong việc bám vào bạn tình khi giao hợp. Ít ai biết rằng, nhện không nhai thức ăn. Thay vào đó nó sẽ dùng ống hút, cắm vào con mồi rồi hút chất lỏng ra.

Phần bụng

Phần bụng nhện gồm có các phần là: Khe thở, lỗ sinh dục và núm tuyến tơ. Hai khe thở của nhện được chia đều 2 bên với lỗ sinh dục nằm ở giữa. Phía sau và dưới cùng ở phần bụng là núm tuyến tơ.

Đa số nhện có 8 mắt. Một số loài khác có số lượng mắt ít hơn là Haplogynae (6 mắt), Tetrablemma (4 mắt) và Caponiidae (2 mắt). Một số loài nhện hiếm sẽ có có hai mắt phát triển to hơn những mắt kia.

cau-tao-va-dac-diem-co-the-cua-loai-nhen-1-thucanh

Tổng hợp các loài nhện ở Việt Nam

Ngày nay, có đến hàng trăm loài nhện khác nhau đang sinh sống ở trên Trái Đất. Chỉ riêng ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều loài khác nhau. Sau đây là 6 loài nhện phổ biến nhất ở Việt Nam.

Nhện nhà

Đây là loài nhện phổ biến ở nước ta. Nhện nhà có kích thước khá nhỏ, chỉ dài từ 5 đến 8 mm. Con đực sẽ nhỏ hơn con cái với chiều dài cơ thể chỉ từ 4 – 5mm. Nhện nhà thường có màu nâu hoặc màu xám, có tám mắt và 1 mắt có thấu kính.

tong-hop-cac-loai-nhen-o-viet-nam-nhen-nha-thucanh

Nhện nhà thường sống ở khu vực tối tăm, ngóc ngách tủ, mái nhà,… Chúng thích ẩn náu ở những nơi lộn xộn, ít có người qua lại. Nhện nhà rất lành tín và không hề gây hại cho con người.

Nhện túi vàng

Loài nhện này có chiều dài cơ thể từ 0.25 đến 0.37 inch. Nhện có 4 đôi chân và đôi đầu tiên dài 3 hơn còn lại. Bụng của nhện có màu vàng hoặc màu be có sọc tối chạy dọc theo chiều dài cơ thể. Vì vậy mà nhện có tên là Túi Vàng.

tong-hop-cac-loai-nhen-o-viet-nam-nhen-tui-vang-thucanh

Thức ăn thường của nhện túi vàng là côn trùng nhỏ. Khác với cá loài nhện khác, nhện túi vàng sẽ xây ống hay túi tơ thay vì dăng mạng. Chúng thường xuất hiện vào ban đêm để tìm thức ăn. Con cái có thể đẻ vài lứa trứng trong suốt cuộc đời nó. Mỗi lứa con cái đẻ khoảng 5 túi trứng, mỗi túi có từ 30 đến 48 trứng. Có khoảng 30% con đực trưởng thành bị con cái ăn sau khi giao phối.

Nhện chân dài

Nhện chân dài có hình dáng khá to. Con trưởng thành có thể dài từ 1/8 inch đến 3/8 inch. Mặt trên của thân có hoa văn màu xám hoặc nâu nhạt, mặt dưới thường có màu kem. Loài Nhện này thường tìm thức ăn ở thân cây hoặc trên mặt đất. Khác với các loài nhện phổ biến khác, nhện chân dài chỉ đẻ một mẻ trứng trong một năm và con cái sẽ đẻ trứng ở trong đất ẩm.

tong-hop-cac-loai-nhen-o-viet-nam-nhen-chan-dai-thucanh

Nhện Sói

Một con nhện Sói trưởng thành sẽ có chiều dài khoảng 0.3 inch, con đực khoảng 0.25 inch. Chúng thường có màu nâu hoặc xám. Thói quen của loài nhện Sói là sống ở trong hang đá khá bẩn. Vì tập tính săn mồi vào ban đêm nên mới được gọi là nhện Sói. Trong quá trình sinh sản, nhện cái sẽ mang các túi trứng quanh mình, dính với cơ quan nhả tơ dưới bụng. Nhện con sau khi nở ra sẽ sống bám trên lưng nhện cái trong vài tuần đầu.

tong-hop-cac-loai-nhen-o-viet-nam-nhen-soi-thucanh

Nhện Tarantula

Chiều dài cơ thể của nhện Tarantula trưởng thành trừ chân là từ 1 đến 5 inch. Đây được xem là loài nhện có kích thước lớn nhất hiện nay. Cơ thể nhện có nhiều lông, màu nâu và khá nhanh nhẹn. Nhện Tarantula rất thích sống ở vùng đất khô, đất dễ rút nước. Bởi vì chúng có thói quen đào hang.

tong-hop-cac-loai-nhen-o-viet-nam-nhen-tarantula-thucanh

Mùa giao phối của nhện Tarantula là vào mùa thu. Thời gian ấp con con là từ 6 đến 9 tuần. Mỗi con cái đẻ khoảng 500 – 1000 trứng vào kén tơ. Con con rời khỏi hang sau 2 đến 3 tuần ấp trong kén. Tuổi thọ trung bình của loài nhện này rất cao. Kéo dài từ 25 – 40 năm.

Nhện góa phụ đen

Nhện góa phụ đen cái chiếm ưu thế tuyệt đối về kích thước cũng như trọng lượng cơ thể, con cái có thế to gấp 2 đến 3 lần con nhện đực. Đây là loài nhện có chữa chất độc latrotoxin. Là chất đầu độc thần kinh tương đối mạnh, gây ra nôn mửa, khó thở, mê sảng, liệt bán phần và cả co giật.

tong-hop-cac-loai-nhen-o-viet-nam-nhen-goa-phu-den-thucanh

Theo nghiên cứu, nhện góa phụ đen sẽ không gây nguy hiểm cho con người nếu được xử lý trong vòng 24 giờ sau khi bị cắn. Tất nhiên, rất hiếm trường hợp nhện tấn công người. Nên hoàn toàn có thể yên tâm nhé.


Trên đây là một số thông tin về Nhện là gì? Tổng hợp các loài nhện ở Việt Nam lành tính, không có độc mà Thucanh chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi thêm nhiều bài viết để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích.

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan