Từ xưa đến nay, chó được xem là một trong những loài vật thân thuộc và gần gũi của mỗi gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay mô hình chăn nuôi chó lấy thịt ngày càng phổ biến kéo theo những hệ lụy. Thucanh chia sẻ đến bạn các lý do tại sao không nên nuôi chó lấy thịt. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.
Tại sao mô hình chăn nuôi chó lấy thịt ngày càng phổ biến?
Chất dinh dưỡng từ nguồn chó thịt
Cũng giống như những con vật khác như bò, heo, gà, thịt chó cũng mang đến một nguồn dinh dưỡng nhất định. Theo nghiên cứu, trong thịt chó có chứa một số thành phần dinh dưỡng cơ bản như protein, lipit, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, Vitamin C, canxi, sắt,… Vì thế, nó được sử dụng như một món ăn bổ sung nhiều dưỡng chất cho con người. Theo Đông y, thịt chó có tính ấm nên cũng được sử dụng như một phương thuốc điều trị đau mỏi cơ thể do lạnh.
Kinh doanh từ mô hình nuôi chó lấy thịt
Hiện nay, ngày càng có nhiều người ưa chuộng các món ăn chế biến từ thịt chó. Vì thế kéo theo nhu cầu nuôi chó lấy thịt sử dụng cho mục đích kinh doanh ngày càng cao. Nắm bắt được điều đó, nhiều mô hình chăn nuôi chó số lượng lớn theo kiểu trang trại cũng xuất hiện theo. Một số người nhập và nuôi chó nhằm lấy thịt để cung ứng cho các đơn vị quán ăn, quán nhậu, thương lái,…
Theo đó, chó được nuôi và thúc ăn mạnh. Những con chó càng to béo, thịt nhiều thì mới có thể mang đến giá trị kinh tế cao. Thông thường, giá của mỗi con chó giống dao động từ 80.000 VNĐ – 100. 000 VNĐ. Sau đó, khoảng tầm 3 – 6 tháng, tùy theo chế độ ăn uống và nuôi dưỡng. Đa phần các dòng chó cỏ có cân nặng từ 8 – 10kg thì có thể chọn xuất chuồng. Các giống chó lấy thịt này được bán ra với giá khoảng 40.000 – 50.000 đồng/kg. Qua đó, mang lại lợi nhuận cho chủ trang trại.
Những lý do không nên nuôi chó lấy thịt
Khó khăn khi nuôi chó lấy thịt sinh lãi
- Đặc tính của mỗi loài chó là thích chạy nhảy, tiếng kêu to, hay đùa giỡn bầy đàn và dễ sinh ra tình trạng cắn xé lẫn nhau khi cho ăn chung. Vì thế, nếu muốn giữ cho chú cún được béo tốt, lấy thịt nhanh, người chủ phải chăm sóc, theo dõi thường xuyên.
- Chi phí đầu tư về nguồn thức ăn với số lượng lớn. Chó thường ăn tạp. Vì vậy, để đảm bảo chó tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh. Nguồn thức ăn phải sạch sẽ, dinh dưỡng nhiều. Các chi phí mua các loại thức ăn như cám công nghiệp, cơm gạo cũng khá cao.
- Hiện nay, chi phí cho mỗi con giống ngày càng cao, người mua phải bỏ ra một số tiền rất lớn nếu kinh doanh mô hình trang trại.
- Chi phí làm chuồng trại , khay thức ăn, nước uống, dụng cụ vệ sinh mỗi ngày nếu kinh doanh lâu dài
- Các chi phí đầu tư cho việc tiêm phòng khá cao, thường xuyên cho các bệnh dại, sán, care, parvovirus,… Nếu không phát hiện sớm thì sẽ lây nhiễm bầy đàn và có thể lây lan bệnh sang người
- Thời gian nuôi để lấy thịt thay đổi theo từng loại, kéo dài từ 3-6 tháng mới thu lãi được
- Phải cân nhắc trong lựa chọn địa điểm chăn nuôi. Tránh những vấn đề liên quan đến tiếng ồn từ chó gây khó chịu trong khu dân cư. Đặc biệt là các chất thải từ chó khi nuôi số lượng lớn thì cần có hệ thống xử lý để tránh ô nhiễm.
Tác hại khi ăn thịt chó
- Trong cơ thể chó chứa nhiều loại sán, giun, ấu trùng có thể nhiễm bệnh cho người. Đặc biệt, nếu lỡ không may ăn phải thịt hay tiết canh chó có bệnh dại. Ấu trùng sán dại chó có thể gây nên các chứng bệnh dại nguy hiểm đến sức khỏe con người. Chẳng hạn như mờ mắt, điên loạn thậm chí tử vong.
- Đối với chó được tiêm vaccine cũng gây nguy hiểm cho người ăn bởi hàm lượng vaccine dại trong thịt rất cao, đủ sức gây yếu, tê liệt hệ thần kinh trung ương
- Ngoài ra, thịt chó trúng bả nếu ăn phải có thể gây rối loạn đông máu. Kèm theo đó là các triệu chứng như chóng mặt, nôn mửa, động kinh, co giật,…
- Ăn quá nhiều thịt chó dẫn đến cơ thể hấp thụ nhiều hormone do cường giáp gây nên. Gây ra chứng rối loạn tuyến giáp
- Thường xuyên ăn thịt chó trong thời gian dài, cơ thể khó tiêu hóa, thận, gan làm việc nhiều. Dễ mắc các bệnh về gan, như xơ gan hay suy thận, gout, chứng khó tiêu, chướng bụng,…
- Những đối tượng như người bị bệnh gout, cao huyết áp, người bị bệnh đái tháo đường, tim mạch. Không nên ăn thịt chó do thịt chó chứa lượng đạm cao, khiến bệnh nặng hơn
- Ngoài ra, phụ nữ mang thai không nên dùng thịt chó nhiều bởi có nguy cơ làm tăng axit uric trong máu. Điều này khiến thai phụ đối mặt với nguy cơ tiền sản giật hoặc sản giật cao.
Quan niệm đạo đức văn hóa
“Chó chẳng chê chủ nghèo”, vì thế loài vật này được biết đến với đặc tính cực kỳ trung thành với chủ nhân. Không chỉ nuôi chó giữ nhà, chó còn được xem như là người bạn gần gũi đối với nhiều gia đình. Vì thế, chẳng ai muốn phải ăn thịt người bạn của mình dù là trực tiếp hay gián tiếp cả.
Hiện nay nhiều nhà thường mua chó về làm thú cưng. Hơn nữa, phần lớn các tổ chức trong cộng đồng cũng lên tiếng bảo vệ và cấm nạn nuôi chó lấy thịt này.
Trên đây, thucanh đã chia sẻ đến bạn các lý do vì sao không nên nuôi chó lấy thịt. Hy vọng rằng, mỗi chú chó đều được thương yêu, bảo vệ và chăm sóc mỗi ngày. Hãy cùng chung tay và lan tỏa thông điệp yêu thương thú cưng đến tất cả mọi người nhé!