Thế giới của rắn vô cùng đa dạng với nhiều phân loài khác nhau. Bên cạnh những con vật cực kỳ nguy hiểm, có độc tính cao thì còn có những con rắn không độc. Hơn nữa chúng còn mang lại các lợi ích nổi bật. Trong số đó phải kể đến loài rắn hổ ngựa. Vậy rắn hổ ngựa là con gì? Chúng có những đặc điểm và thông tin gì mà bạn chưa biết? Cùng Thucanh tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Rắn hổ ngựa là con gì? Có độc không?
Rắn hổ ngựa cũng được gọi với nhiều cái tên khác nhau như rắn rồng, rắn sọc dưa. Loài rắn này thuộc họ rắn nước. Khu vực phân bố chủ yếu của rắn là ở Ấn Độ, Bangladesh sang khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, rắn cũng xuất hiện khá phổ biến ở khắp cả ba miền.
Đặc biệt ở những khu vực có đồng ruộng, khe núi, khe đất, hang chuột. Ngoài ra, chúng cũng sống ở những bờ ao, bụi rậm hay các nhà hoang,… Loài rắn này cũng có khả năng leo trèo khá tốt nên có thể sống ở các bờ rào hay thậm chí trèo lên mái nhà dân.
Tuy là một loài hung dữ nhưng rắn rồng không có độc. Chúng cũng khá sợ con người. Tuy nhiên, trong những trường hợp chúng cũng phản kháng và trở nên vô cùng giận dữ. Rắn hổ ngựa không có răng nanh nhưng cắn rất đau. Nếu bị chúng cắn phải, nên nhanh chóng rửa sạch, sát khuẩn vết thương đúng cách. Rắn rồng cũng là loài có giá trị bảo vệ thực vật, làm thương phẩm, thực phẩm và dược liệu khi ngâm thành rượu.
Đặc điểm của rắn hổ ngựa
Loài rắn này cũng có thể nhận biết với những đặc điểm cơ bản sau:
Ngoại hình
- Loài rắn rồng khi trưởng thành có thể dài đến 2m. Cơ thể chúng thường có màu nâu, vàng sọc đen. Đặc điểm nhận dạng chúng thường là các đường dọc xám, đen dọc thân như sọc trên quả dưa vậy.
- Từ mắt có ba đường đen nhỏ, hai đường chạy xiên xuống mép trên, còn một đường qua thái dương. Có bốn đường màu đen chạy từ gáy xuống tới quá nửa thân, hai đường giữa to chạy dài liên tục. Hai đường bên cạnh nhỏ hơn và đứt đoạn.
- Đầu của rắn cũng không quá to cũng không quá nhỏ. Mắt có con ngươi. Đầu màu nấu xám phân biệt rất rõ với màu cổ.
- Phần thân sau của rắn thường không cuộn tròn mà tạo thành hình chữ S trên mặt đất. Cổ phình to theo chiều trước sau làm da cổ căng để lộ màu vàng và đen giữa các vảy cổ.
Tập tính và sinh sản
Loài rắn này cũng hoạt động bắt mồi vào cả ban ngày lẫn đêm. Ở miền Bắc nước ta, chúng có tập tính trú đông trong hang chuột bỏ trống từ cuối tháng 11 đến khoảng giữa tháng 3.
Khi gặp nguy hiểm, chúng thường ngóc cao đầu lên, dựng đứng một phần ba thân về phía trước. Miệng há rộng, cổ phình to và sẵn sàng tung ra các cú mổ về phía kẻ thù. Tuy nhiên, khi gặp những nguy hại lớn hơn. Chúng cũng được biết đến với khả năng “đóng kịch” giả chết để đánh lừa và thoát thân khi có cơ hội. Hơn nữa, khi bỏ chạy chúng sẽ di chuyển với tốc độ khá nhanh.
Loài rắn hổ ngựa cũng đẻ trứng vào khoảng chừng tháng 5 – 7. Mỗi lần đẻ khoảng chừng 5 đến 12 quả trứng. Có tập tính nằm canh trứng tương tự như rắn hổ mang.
Thức ăn của rắn rồng
Nguồn thức ăn của rắn hổ ngựa cũng vô cùng đa dạng. Thức ăn của chúng thường là chuột, giun, thằn lằn, ếch nhái, cá hay chim non. Ngoài ra chúng còn có thể ăn luôn cả trứng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cho rắn hổ ngựa ăn thì các thức ăn nên đảm bảo kích thước vừa đủ. Chỉ cần bằng một nửa đầu rắn là hợp lý. Nếu thức ăn quá lớn có thể dẫn đến viêm miệng, tạo áp lực lớn lên dạ dày.
Như vậy, qua các thông tin chia sẻ trên từ Thucanh về rắn hổ ngựa là con gì? Chắc hẳn bạn cũng đã có được kinh nghiệm nhận dạng chúng rồi nhỉ. Là loài rắn không độc được nhiều người chế biến thành món ăn. Tuy nhiên chúng cũng giúp bắt chuột gây hại trong nhà nên bạn cũng không nên tiêu diệt chúng bằng mọi cách nhé.
Xem thêm:
Bật mí các cách tự làm sữa tắm cho mèo
Cách nhận biết rắn hổ mang các loại
Rắn Lục cườm có độc không?