Cách trồng và chăm sóc Rêu Java (Java Moss) – Rêu cá đẻ

1. Điều kiện trồng và chăm sóc:

Tên thường gọi: Rêu Java
Tên khoa học: Vesicularia dubyana
Nguồn gốc: Trong các ghi chép thì nó xuất xứ từ Đông Nam Á.
Nhiệt độ thích hợp: 20 – 28°C
Điều kiện ánh sáng: Vừa và mạnh
Tốc độ phát triển: Nhanh
Độ khó: Dễ

Cũng như những loại rêu khác thì Java là loại rêu cần nhiệt độ và ánh sáng hơn là cần chất dinh dưỡng. Theo nhiều lần thử dù rêu đc trồng trong bể cá thường thì thì lượng chất dinh dưỡng từ chất thải của cá cũng đủ làm cây sinh trưởng. Tuy nhiên để cần có màu xanh đẹp cũng như ít bị rêu hại bám quanh thì những bạn cần xem xét những yếu tố khác của bể

+ Ánh sáng: Chắc các bạn tìm hiểu trên mạng thì rêu không cần ánh sáng nhiều. Tuy nhiên đối với chúng tôi! Rêu cũng là một loài thực vật và dĩ nhiên nó cần ánh sáng như các loại cây khác. Việc đánh ánh sáng yếu không làm mất đi sự phát triển của rêu tuy nhiên rêu sẽ lên màu không được đẹp! Màu xanh sẽ chuyển sang đậm nếu ánh sáng yếu. Nên chúng tôi khuyến khích các bạn sử dụng ánh sáng mạnh hơn 1 tý sơ với bình thường. Cụ thể đối với bể 1m2 thì bạn nên chọn sử dụng 2 cây oddysea 4 bóng t5ho là được! Đừng đặt rêu sát mặt nước để tránh trường hợp rêu bị cháy nhé!

+ Nhiệt độ: Không riêng gì Java moss các loại rêu khác đều yêu cầu nhiệt độ thấp! mức sinh sôi và phát triển đẹp của loài rêu này là khoảng 24 độ tuy nhiên điều kiện hiện tại ở Việt Nam không phải là quá mát mẻ thì bạn cố gắng đánh quạt xuống tầm 26 độ C là rêu cũng có thể đẹp rồi.

2. Cách phối rêu:

+ Rêu java có táng không đều do đó không được taọ những bố cục quan trọng. Tuy nhiên đó cũng là 1 lợi thế của nó. Vì không đều nên nó sẽ trông tự nhiên hơn các loài rêu khác. Cụ thể bạn có thể cột lên lũa hoặc đá. Khi nó sinh trưởng thì tán rêu xù ra. Lúc này bạn có thể tuỳ ý mình mà cắt tỉa cho tự nhiên nhất. Về màu sắc của rêu! thì tuỳ vào điều kiện ánh sáng của bạn. Nhưng thường thì nó sẽ được đặt vào trung cảnh hoặc hậu cảnh! ít khi được đặt vào tiền cảnh. 

3. Tác dụng của rêu Java:

+ Về tác dụng của rêu nói chung thì rêu java có là nguồn thức ăn cho các loài tép cũng như các loài cá trong bể. ngoài ra nó còn là nơi ẩn nấu của những loài cá nhỏ, nên nó đang được gọi là rêu cá đẻ. 

4. Lưu ý

+ Vì đây là loài rêu dễ sinh trưởng và phát triển nên rất dễ phá bố cục! do vậy việc đặt vào bạn nên lựa chọn một cách phù hợp nhất nhé. Bên cạnh đó nhiều loài rêu này tốc độ phát triển nhanh cũng như tán rêu phát triển đang vào nhau tạo thành mạng lưới nên cũng thường được dùng dể dùng cho các bể ươm tạo các loài cá.

+ Rêu Java là một trong những loài rêu tương đối dễ trồng. Chúng tôi hi vọng qua bài chia sẻ ngắn này sẽ giúp các bạn có thể sử dụng rêu java một cách hợp lý và hữu ích nhất. 

Nguồn: Extrabio sưu tầm và biên soạn

Rate this post

Bài viết liên quan