Hiện nay sở thích nuôi rùa cảnh cũng đang dần phổ biến trong cộng đồng. Một trong số những giống rùa được yêu thích hiện nay phải nhắc đến rùa chân đỏ. Vậy bạn có biết được rùa chân đỏ là gì không? Chúng có đặc điểm ra sao và điều kiện nuôi, chăm sóc như thế nào hợp lý nhất? Bài viết sau của Thucanh sẽ giúp bạn biết thêm. Cùng tìm hiểu nhé.
Rùa chân đỏ
Rùa chân đỏ là giống rùa cảnh được rất nhiều người săn đón nuôi làm cảnh hiện nay. Chúng có tên gọi là tiếng anh là Red Foot Tortoise. Đây là dòng rùa cạn đến từ miền bắc Nam Mỹ. Ngày nay chúng là vật nuôi khá phổ biến ở Bắc Mỹ và châu Âu. Khu vực sinh sống của rùa ở Colombia và khu vực Caribe.
Với kích thước không quá lớn cũng như màu sắc cơ thể độc đáo, giống rùa này đã chiếm được cảm tình của nhiều người. Chúng khá dễ nuôi và có tuổi thọ đạt đến 50 đến 60 năm. Cách nuôi giống rùa này cũng tương tự như nuôi rùa núi vàng ở Việt Nam vậy. Chúng thường phát triển nhanh trong thời gian ngắn. Đặc biệt rùa chân đỏ cũng khá thông minh và có tính tương tác cao.
Đặc điểm của rùa chân đỏ
Những con rùa chân đỏ này thường có kích thước không quá lớn. Những con rùa đực thường lớn hơn so với con cái. Nhưng nhìn chung sẽ không có sự chênh lệch quá lớn. Phần đuôi của con đực thường to và dài hơn con cái.
Khi ở tuổi trưởng thành, chúng đạt chừng 30 – 40 cm chiều dài mai. Mai rùa có hình bầu dục thuôn dài. Vòm mai gồ cao. Yếm hơi lõm vào phía bụng. Khi trưởng thành thì hai bên hông rùa sẽ hơi hẹp. Chúng có những vẩy màu vàng, cam, đỏ chạy dọc 4 chân, 2 bên má, đỉnh đầu, hàm dưới và cổ.
Rùa sẽ bắt đầu sinh sản khi đạt khoảng từ 4 đến 5 tuổi. Chúng thường đẻ từ 2 – 4 lần mỗi năm, mỗi lần đẻ từ 5 đến 15 trứng. Tháng 7 đến tháng 9 hằng năm thường là thời gian giao phối của rùa.
Kinh nghiệm nuôi rùa chân đỏ thích hợp
Khi nuôi rùa chân đỏ, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
Nhiệt độ, môi trường nuôi
Giống rùa chân đỏ này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Thế nên nhiệt độ thích hợp cho chúng ở khoảng từ 30 đến 38 độ ban ngày và ban đêm 25 – 30 độ. Tuy nhiên rùa vẫn có thể tồn tại khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C. Độ ẩm tiêu chuẩn 55 75%. Trong quá trình nuôi, bạn có thể tăng nhiệt độ môi trường xung quanh bằng cách dùng đệm sưởi hay đèn sưởi.
Ngoài ra, chúng cũng yêu cầu cao về ánh sáng mặt trời. Rùa cần được tắm nắng để có được sức khỏe cũng như duy trì màu sắc cho chúng. Bên cạnh đó, rùa cũng cần có một độ ẩm thích hợp để sinh trưởng. Khi nuôi trong nhà, bạn nên chuẩn bị một chậu nước nhỏ hay hồ để rùa có thể tắm rửa và uống nước.
Môi trường sống của chúng nên được giữ sạch sẽ. Có thể nuôi chúng ngoài trời có trồng thêm cỏ trong bể và lắp mái che phía trên. Người nuôi có thể cho rùa chân đỏ sống cùng một số giống rùa khác. Chúng cũng khá hứng thú với những vật chuyển động nào đó.
Thức ăn
Một yếu tố không thể thiếu đó là yếu tố dinh dưỡng để giúp rùa chân đỏ phát triển tốt. Chúng cần được cho ăn nhiều bữa nhưng mỗi bữa nên ít thức ăn. Đồng thời nên thay đổi thức ăn thường xuyên để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho rùa. Chúng sẽ ăn và nghỉ ngơi một lát rồi mới bắt đầu ăn tiếp. Những con từ 4 năm tuổi trở lên cho ăn 3 ngày/lần là hợp lý.
Thức ăn chủ yếu cho rùa chân đỏ là hoa quả, rau, hạt, rễ cây, cỏ. Nó thuộc nhóm rùa rừng. Ngoài tự nhiên chúng còn ăn thêm cả thịt động vật nhưng chỉ là 1 lượng rất nhỏ. Nên kiểm soát trong tầm 2% đến 5% trong khẩu phần ăn. Nếu bạn biết điều chỉnh thức ăn theo tỉ lệ thì dùng công thức canxi phốt pho 2-1. Tức là ăn nhiều chất xơ, ít phốt pho và giàu canxi.
Qua thông tin chia sẻ trên từ Thucanh, chắc hẳn bạn cũng đã biết được rùa chân đỏ là gì rồi đấy. Nếu tìm mua được loại rùa này làm cảnh, bạn cũng nên lưu lại kinh nghiệm nuôi chúng đúng cách nhé. Chúc các bạn thành công với sở thích nuôi rùa cảnh của mình.
Có thể bạn quan tâm:
Cách nuôi cua đinh thương phẩm khỏe mạnh, thu nhập cực khủng
Cách nuôi rùa trong nhà phát triển nhanh, hợp phong thủy