Nuôi tắc kè cũng trở thành thú vui của rất nhiều người chơi bò sát cảnh hiện nay. Thế nhưng đôi khi trong quá trình chăm sóc, vì một sự cố nào đó mà bạn chẳng may bị chúng cắn. Bạn đang lo lắng không biết rằng tắc kè cắn có độc không? Để lý giải được điều này cũng như biết được các cách thuần hóa tắc kè hiệu quả. Hãy cùng Thucanh tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.
Có nên nuôi tắc kè không?
Hiện nay, cũng giống như thú cưng chó mèo, tắc kè cũng được rất nhiều người nuôi ưa chuộng. Loài bò sát này cũng tồn tại rất nhiều chủng loại khác nhau. Hình dáng của chúng nhìn trông như một con cá sấu nhỏ khá đáng yêu. Bên cạnh ngoại hình độc đáo, chúng cũng sở hữu khả năng giao tiếp bằng nhiều âm thanh lạ tai.
Có thể thấy rằng, điều thu hút ở loài tắc kè này chính là khả năng biến đổi màu sắc trên cơ thể. Điều này giúp chúng có thể thích nghi với môi trường, lẩn tránh kẻ thù cũng như ngụy trang bắt con mồi. Việc nuôi tắc kè có nhiều màu sắc cũng giúp bạn tìm thấy sự thú vị. Là thú vui giúp cải thiện và thư giãn tinh thần hơn.
Tắc kè cắn có độc không?
Không giống như những loài rắn, vết cắn của tắc kè thường không có độc. Thế nhưng lực cắn của con vật này thường khá mạnh bạo. Chúng thường tập trung sức lực lên cơ hàm để tóm lấy các loài côn trùng. Bởi vậy nếu chẳng may khi cho chúng ăn hoặc chơi đùa. Loài tắc kè này có thể cắn và xé mạnh gây tổn thương lên tay bạn. Ở những con trưởng thành thì lực cũng sẽ mạnh hơn và hoàn toàn khiến bạn bị đau đớn.
Để tránh bị cắn, khi bắt tắc kè bạn nên tóm vào đuôi hay cổ của nó. Trong quá trình thuần phục, cho ăn, chơi đùa bạn cũng nên đeo bao tay thật dày. Nếu bị tắc kè cắn và bị thương, bạn nên tiến hành rửa vết thương với xà phòng hay oxy già để khử trùng nhé.
Kinh nghiệm thuần hóa tắc kè để không bị cắn hiệu quả
Vì sao nên thuần hóa tắc kè?
Nếu nhà bạn có nuôi tắc kè, việc thuần hóa chúng cũng vô cùng cần thiết. Đề phòng các khả năng bị chúng cắn bị thương trong lúc không để ý. Thêm nữa, việc thuần hóa cũng là cách để bạn chăm sóc và huấn luyện thú cưng này hiệu quả. Nó cũng giúp bạn có được một thú vui, tinh thần thoải mái hơn.
Cách thuần hóa cũng được tiến hành từ lúc mới mua cho đến suốt thời gian nuôi dưỡng. Khi mới bắt về, bạn nên để chúng ở trong chuồng nuôi tầm 3 tháng. Điều này giúp tắc kè dễ dàng thích nghi hơn với môi trường.
Một vài lưu ý khi thuần hóa tắc kè
Loài vật này cũng dễ bị stress, không thích giam cầm nhiều. Bởi vậy bạn cũng nên hạn chế việc nhốt chúng. Khi cho tắc kè ăn, bạn nên lưu ý rằng không được nhét trực tiếp thức ăn vào miệng chúng. Nên để đồ ăn, các côn trùng ở bên ngoài chuồng rồi dụ tắc kè ra ngoài để ăn.
Trong quá trình cho ăn hay thuần dưỡng, bạn nên để ý việc mang bao tay. Có thể vuốt ve nhẹ nhàng cho chúng khoảng 10 đến 15 phút. Sau đó cho chúng lại vào chuồng. Duy trì thói quen này cho đến khi tắc kè ngoan ngoãn nằm trên tay bạn mà không phản kháng hay cắn xé.
Bạn cũng không nên nuôi con chưa thuần hóa chung với những con đã thuần hóa. Vì rất dễ làm lây nhiễm tính xấu cho nhau, làm việc thuần dưỡng trở nên khó hơn.
Vậy là Thucanh vừa lý giải cho bạn việc tắc kè cắn có độc không? Cách thuần hóa chúng như thế nào cho hiệu quả. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn khi có nuôi loài vật này. Hiện nay, tắc kè cảnh được khá nhiều người săn đón hiện nay. Bởi vậy, trong quá trình nuôi bạn cũng hết sức cẩn thận và đề phòng để tránh bị thương nhé.
Xem thêm:
Vì sao tắc kè hoa đổi màu
Tắc kè là con gì?
Mách bạn 5+ địa chỉ mua tắc kè ở Hà Nội