Với những người đam mê nuôi cá cảnh, việc quan sát quá trình trưởng thành cũng như sinh sản của chúng là điều hết sức thú vị. Thế nhưng, để có thể tận mắt nhìn thấy những khoảng khắc này, việc nắm bắt được thời gian cá cảnh mang thai là điều khá quan trọng. Hãy cùng Thucanh tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung dưới đây nhé.
Thời gian cá cảnh mang thai là bao lâu?
Hiện nay, cá bảy màu, cá đuôi kiếm, cá mô ly hay cá Platy được biết đến là những giống cá cảnh đẻ con khá phổ biến. Sau khi tiến hành giao phối, những chú cá mái sẽ có nhiệm vụ nuôi trứng bên trong bụng và tiến hành đẻ con.
Thông thường, thời gian đẻ con từ khi mang thai cho đến khi trứng nở của những giống cá này sẽ rơi vào khoảng từ 30 đến 60 ngày. Khi đến thời điểm, cá mẹ sẽ bắt đầu đẻ con.
Dấu hiệu nhận biết cá cảnh mang thai
Bạn có thể nhận biết dấu hiệu mang thai của các loại cá này bằng cách nhận biết các đặc điểm như:
- Nhận biết giống cá mái: Thông thường ở các loài cá cảnh đẻ con, cá trống thường sẽ có màu sắc sáng hơn. Bên cạnh đó, vây của chúng khá gần hậu môn và hẹp ở phía đuôi. Ngược lại, cá mái thường có màu xỉn. Kết hợp cùng phần vây dưới hậu môn có hình quạt hay tam giác. Khi xác định được giới tính của cá, bạn sẽ dễ phân biết được thời điểm chúng tiến hành giao phối.
- Hình thức giao phối: Bạn có thể lưu ý khi nhìn thấy cá trống và cá mái quấn lấy nhau hau giữa chúng xuất hiện một số hành vi khác. Với mỗi loài sẽ có tồn tại các đặc tính riêng. Ví dụ như cá phát tài, cá trống sẽ rượt đuổi cá mái rất hăng.
- Lưu ý bụng cá: Sau khi giao phối khoảng từ 20 – 40 ngày, phần bụng của cá sẽ phình lên. Bụng chúng thường có dạng hình tròn hoặc hình hộp. Ngoài ra, bụng cá sẽ có sự khác biệt nằm ở phía bụng trước nên bạn có thể lưu ý.
- Dấu hiệu trên bụng cá: Khi cá mái mang thai, bụng của chúng thường nổi lên một vài chấm nhỏ gần huyệt. Các chấm này thường có màu đen hoặc đỏ. Ở một số loài cá, các chấm này sẽ luôn luôn xuất hiện nhưng chúng sẽ sáng hay đậm màu hơn sau khi mang thai.
Hiện tượng làm tổ và đẻ trứng ở cá cảnh
Với một số loài cá cảnh đẻ trứng, chúng thường đẻ với số lượng lớn thậm chí lên đến hàng trăm ngàn trứng. Trước khi sinh sản chúng sẽ tiến hành làm tổ để bảo vệ trứng của mình. Những ổ đẻ trứng thường khá nhỏ và giống đống sỏi được đùn lại. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhìn thấy rõ ràng.
Sau khi trứng được cá mái đẻ xong, chúng sẽ như những viên thạch hình tròn và nhỏ nhắn. Thông thường, trứng cá sẽ không nằm tập trung một vị trí nhất định. Mà chúng thường nằm rải rác trên nhiều khu vực khác nhau bên trong bể nuôi. Nhưng vẫn có một số trường hợp chúng nằm tụ lại một chỗ tại khu vực làm tổ. Hay dính dưới đáy hoặc thành bể nuôi.
Quá trình nuôi dưỡng đến khi trứng nở thật không phải là điều dễ dàng. Do đó, nếu chưa thật sự sẵn sàng. Bạn có thể nhờ các cửa hàng hay những người có kinh nghiệm trợ giúp.
Cách nuôi cá cảnh con
Để đảm bảo cá cảnh con có thể phát triển một cách tốt nhất. Bạn nên lưu ý trong cách nuôi cá con, bao gồm:
- Tham khảo thông tin về giống cá mà bạn đang nuôi. Mỗi giống cá đều sẽ có cách chăm sóc khác nhau. Vì thế, bạn nên chuẩn bị trước cho mình những kinh nghiệm hữu ích nhất.
- Thay bộ lọc nước: Bạn nên thay bộ lọc nước thành bộ bọt biển. Điều này sẽ giúp cho dòng nước nhẹ nhàng hơn. Đảm bảo những chú cá con không bị kiệt sức hay thậm chí là bị hút vào bộ lọc.
- Tách bể cho cá con: Hãy ngăn bể để cách ly những chú cá con với các cá thể cá khác. Bởi tùy theo giống cá, bố mẹ của chúng sẽ có cách chăm sóc riêng.
- Tìm loại thức ăn phù hợp: Tùy theo giống cá sẽ có loại thức ăn khác nhau. Thức ăn này sẽ giúp cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp cho cá con. Do đó, hãy tìm kiếm và lựa chọn loại thức ăn thật phù hợp với chúng nhé.
Ở nội dung trên, Thucanh đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Và giúp bạn giải đáp về cá cảnh mang thai bao lâu? dấu hiệu nhận biết? Hy vọng qua những thông tin trên bạn sẽ hiểu biết rõ hơn về các chú cá của mình. Chúc bạn sẽ thuận lợi có được những chú cá con khỏe mạnh nhé.