Top các loài sóc ở Việt Nam được yêu thích nhất hiện nay

Nhu cầu chơi sóc cảnh cũng dần trở nên phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Thucanh giới thiệu để bạn biết đến các loài sóc ở Việt Nam được yêu thích nhất hiện nay. Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm nhé.

Sóc Đất – một trong các loài sóc ở Việt Nam được ưa chuộng

Xuất hiện khá phổ biến trong danh sách các loài sóc ở Việt Nam hiện nay đó là Sóc Đất. Loài sóc này còn có tên là sóc sọc vằn hông. Chúng thuộc loài gặm nhấm và thường sinh sống ở  trên mặt đất hay trong lòng đất. Khu vực sinh sống của chúng thường ở những mỏm đá, cánh đồng hay đồng cỏ. Thức ăn ưa thích của sóc thường là các loại hat hay trái cây như táo, lê, cam,…

soc-dat-mot-trong-cac-loai-soc-o-viet-nam-duoc-ua-chuong-thucanh

Sóc đất cũng có kích thước trung bình, cao khoảng 18cm, có thể nặng tới 1,7 kg, chiều dài cơ thể từ 28 đến 33 cm. Màu lông của chúng thường là màu nâu, phía bên hông có sọc. Ở phần bụng sóc đất thường có màu đen, vàng hay trắng. Nổi bật trên cơ thể đó là chùm lông xù vô cùng ấn tượng.

Điều đặc biệt ở loài sóc này chính là khả năng đứng trên hai chân sau. Nhất là khi chúng cần quan sát hay cảm thấy nguy hiểm xung quanh. Loài sóc này tạo ra hệ thống hang khá lạ mắt, lối vào thường ở những gò đất thấp hoặc tạo hình núi lửa. Khi cảm thấy sợ hãi chúng sẽ chui vào hang của mình.

Sóc Bông

Sóc Bông cũng là một trong những loài sóc Việt Nam có ngoại hình khá nổi bật. Chúng thường có nhiều tên gọi khác nhau như sóc xám, sọc đá , sọc dạ đề,… Những con sóc bông khi trưởng thành thường có trọng lượng cơ thế 400 – 600g.

Màu lông cơ thể điển hình ở loài sóc này thường là màu lông xám, xám đen, xám trắng, xám nâu,… Phần lông bụng có màu vàng nhạt, kem, cam hay đỏ cam,… Ở những con trưởng thành, phần đuôi thường phát triển xù rất to trông khá đẹp mắt.

soc-bong-thucanh

Thức ăn của loài sóc này trong tự nhiên thường là trái cây, củ quả, lá, vỏ cây, côn trùng, sâu bọ, các loại động vật nhỏ,… Chúng thường có tập tính sống thành từng cặp riêng lẻ, có tập tính lãnh thổ cao.

Sóc bông thường rất thích ở trên cao, thường ở những các cây cổ thụ. Ban ngày chúng xuống đất để tìm kiếm thức ăn trong thời gian ngắn. Sau đó lại quay về trên cao ngay. Vì thế, tổ của sóc trên cây thường khá to.

Sóc Lửa

Góp mặt trong danh sách các loại sóc ở Việt Nam được ưa chuộng hiện nay đó là Sóc Lửa. Loài vật này sở hữu ngoại hình nổi bật đặc trưng với bộ lông màu đỏ. Sóc còn được biết đến với cái tên là Fiery squirrel. Những con trưởng thành đực thường có kích thước lớn hơn con cái. Trung bình chiều dài chúng từ 50 đến 60cm, nặng từ 3 đến 5 kg.

soc-lua-thucanh

Loài sóc này thường hoạt động chủ yếu vào ban ngày và nghỉ ngơi khi đêm xuống. Sóc lửa thường xây các tổ lớn có hình cầu hoặc như tổ ong trong cây để trú ẩn và sinh sản. Bản năng bảo vệ lãnh thổ ở loài này cũng khá mạnh.

Giống Sóc này cũng có khả năng leo trèo tốt từ cành cây này sang cây khác để kiếm ăn. Bên cạnh màu sắc cơ thể nổi bật, sóc lửa cũng sở hữu chiếc đuôi khá dài và đẹp. Đây là bộ phận cũng giúp chúng điều chỉnh hướng đi một cách dễ dàng.

Sóc đen Côn Đảo – cái tên nổi bật trong các loài sóc ở Việt Nam

Sóc đen Côn Đảo cũng là loại sóc được nhiều người mê chuộng tại Việt Nam. Như chính cái tên, loài sóc này thường chỉ phân bố tại vùng Côn Đảo. Chúng thường sống trên những cây gỗ cao ở các khu rừng sâu trên núi hay các khu vực dọc bờ sông suối.

soc-den-con-dao-cai-ten-noi-bat-trong-cac-loai-soc-o-viet-nam-thucanh

Đây là một loài sóc cỡ lớn có màu sắc chủ đạo trên thân hình là màu đen. Đặc biệt có màu vàng lan tới cánh tay, có vết đỏ hoe ở phần sau gáy. Sóc có đuôi dài hơn thân, có lông xù, từ gốc đuôi lông màu đen, ở mút đuôi có túm lông dài, cứng và màu đen.

Thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng, kiến, mối hay trứng chim. Khi kiếm ăn, chúng thường phát ra các tiếng kêu dạng như “túc…túc”.  Sóc cũng sinh sản mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 2 đến 3 con.

https://youtu.be/idNi1QJ7FzY

Sóc Bay

Một trong các loại sóc ở Việt Nam được nhiều người nuôi yêu thích nuôi cảnh đó là Sóc Bay. Loài sóc này sở hữu ngoại hình dễ thương và tính cách thân thiện. Chúng thường có nguồn gốc từ nước Úc.

Giống sóc này có kích thước nhỏ bé, có thể nằm gọn trong tay. Những con trưởng thành cũng chỉ dài không quá 30cm, nặng 200g. Sóc sở hữu bộ lông mềm mượt nổi bật với các màu sắc khác nhau. Chẳng hạn như sóc bay trắng, sóc bay đen, vàng hay sọc đen.

soc-bay-thucanh

Cấu tạo cơ thể của sóc bay khá đặc biệt với màng da mỏng bám vào cánh tay đến cẳng chân. Điều này giúp chúng có thể bay lượn được dễ dàng. Chúng có khả năng bay xa đến 60 đến 100m. Ngoài ra, sóc cũng có một chiếc túi nhỏ trước bụng để chứa thức ăn hay con.

Trên đây là những chia sẻ từ Thucanh về các loài sóc ở Việt Nam được ưa chuộng hiện nay. Chắc hẳn bạn cũng phần nào biết được các kiến thức hữu ích nhất về loài sóc phải không nào. Nếu có nhu cầu nuôi chúng làm thú cưng, hãy tìm hiểu thêm về các kinh nghiệm nuôi hiệu quả nhé.

Xem thêm:
Top 5+ cửa hàng bán sóc con ở TPHCM
Sóc chuột Chinchilla có dễ nuôi không?
Chồn bạc má là con gì?

5/5 - (5 votes)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan