Vì sao tắc kè hoa đổi màu và tìm hiểu cách nuôi dưỡng chúng

Tắc kè hoa hay tắc kè bông vốn là một trong những loài bò sát được yêu thích bởi khả năng chuyển đổi màu sắc độc đáo trên cơ thể. Sau đây Thucanh lý giải vì sao tắc kè hoa đổi màu? Cách nuôi dưỡng, chăm sóc chúng phù hợp. Cùng theo dõi thông tin chia sẻ bên dưới nhé.

Vì sao tắc kè hoa đổi màu?

Việc đổi màu trên da của tắc kè hoa trở thành một trong những khả năng đặc biệt của loài bò sát này. Nó vừa là sự phô diễn vẻ đẹp, vừa là cách để chúng có thể ngụy trang trước con mồi hay kẻ thù. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể hơn vì sao tắc kè hoa đổi màu.

Do cấu tạo đặc thù của lớp da

Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trên lớp da của tắc kè hoa có những tinh thể nano phản ánh sáng và những túi sắc tố vàng. Kích cỡ của những tinh thể này thường khá nhỏ. Đồng thời cũng có nhiều hình dạng khác nhau.

Khi ở tình trạng thả lỏng, các tinh thể nano sát lại gần nhau. Lúc này lớp da chỉ phản chiếu ánh sáng có bước sóng xanh dương. Khi kết hợp cùng các túi vàng sẽ tạo ra màu xanh lá đặc biệt giúp chúng có thể ngụy trang trong thiên nhiên, cây lá nhanh chóng.

vi-sao-tac-ke-hoa-doi-mau-thucanh

Ngược lại, khi làn da tắc kè bị kích động, khoảng cách các tinh thể gia tăng làm bước sóng phản chiếu dài hơn. Tạo nên các màu như vàng, cam, đỏ linh hoạt,… Ngoài ra, bên dưới lớp da của tắc kè còn có một tế bào dày giúp phản chiếu lượng lớn ánh sáng giúp cơ thể chúng mát mẻ và có sự thay đổi màu sắc mạnh mẽ hơn.

Tắc kè hoa đổi màu do ánh sáng

Lấy ví dụ khi bình thường cơ thể tắc kè đang màu nâu. Khi chúng muốn bò ra phơi nắng, lúc này não của chúng sẽ điều khiển để phần có sắc vàng ở tế bào phình to hơn sắc tố xanh. Từ đó, bạn sẽ thấy da của chúng sẽ chuyển sang màu lục, ít bị nóng hơn dưới trời nắng.

Thích nghi với nhiệt độ

Tương tự như cách điều tiết cơ thể phù hợp với ánh sáng. Việc tắc kè chuyển đổi màu sắc trên da cũng giúp chúng có thể thích nghi tốt hơn với nhiệt độ.

vi-sao-tac-ke-hoa-doi-mau-1-thucanh

Khi trời lạnh, màu sắc sẽ chuyển đổi sang màu nâu. Bởi màu này có thể hấp thụ tốt ánh sáng mặt trời hơn. Từ đó cơ thể chúng cũng trở nên ấm hơn.

Thay đổi màu do tâm trạng

Tâm trạng thay đổi là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng đổi màu trên da của tắc kè hoa. Khi chúng giận dữ, các sắc tố như đổ hay vàng sẽ xuất hiện chủ yếu. Các sợi melanin cũng trương ra. Điều này giúp tắc kè tỏ uy lực với những kẻ thù. Đồng thời khẳng định lãnh thổ của riêng nó.

Tắc kè hoa đổi màu để giao tiếp

Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tắc kè hoa đổi màu chủ yếu nhằm mục đích giao tiếp. Những con đực cũng sẵn sàng thay đổi màu sắc sáng hơn để có thể thu hút bạn tình.

vi-sao-tac-ke-hoa-doi-mau-2-thucanh

Ngoài ra, nếu tỏ ra sự phục tùng, màu sắc cũng sẽ chuyển sang màu nâu hay xám. Những con cái cũng thay đổi màu sắc để lảng tránh con đực. Hay thể hiện bản thân đang mang thai.

Kinh nghiệm chăm sóc tắc kè hoa đổi màu

Tắc kè hoa đổi màu hiện cũng trở thành thú cưng đặc biệt ở một số gia đình. Vậy để có kinh nghiệm chăm sóc chúng hiệu quả, bạn có thể tham khảo chia sẻ sau đây:

Thức ăn

Để tắc kè hoa có thể đảm bảo khả năng sinh trưởng cũng như giúp cho các sắc tố trên da phát triển tốt. Thức ăn là một trong những điều kiện cần thiết.

kinh-nghiem-cham-soc-tac-ke-hoa-doi-mau-thucanh

Thông thường, đồ ăn ưa thích của chúng là dế hay các động vật nhỏ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bổ sung dinh dưỡng cho chúng bằng rau xanh hay các thức ăn có lượng canxi và vitamin.

Môi trường sống, chuồng nuôi

Khi nuôi tắc kè hoa, bạn nên duy trì môi trường sống cho chúng ở nhiệt độ từ khoảng 27 đến 35 độ C. Tắc kè thường không cảm nhận nhiệt độ ở phần bụng mà chủ yếu phần lưng. Bởi vậy bạn không nên thiết kế bộ phận cung cấp nhiệt ở đáy chuồng. Bởi dễ làm chúng bị bỏng. Nên chú ý giữ độ ẩm cũng như tắt đèn cho chúng trước khi ngủ.

Nên bố trí một chuồng nuôi thông thoáng, có nhiều cây, hoa, cành khô. Điều này để tạo nên sự gần gũi với môi trường thiên nhiên với tắc kè.

Phòng trị bệnh

Những chú tắc kè hoa thường dễ mắc bệnh nếu chăm sóc không tốt. Những căn bệnh thường gặp của chúng là sưng mồm, sưng mắt,… Cần có sự quan tâm và điều trị bệnh để đảm bảo sức khỏe ổn định cho chúng nhé.

kinh-nghiem-cham-soc-tac-ke-hoa-doi-mau-1-thucanh

Trên đây chúng tôi đã lý giải cho bạn những lý do vì sao tắc kè hoa đổi màu rồi đấy. Mong rằng qua bài viết sẽ cho bạn có được những kiến thức hữu ích nhất. Hãy lưu lại những kinh nghiệm chăm sóc tắc kè hoa trên từ Thucanh nếu bạn đang sở hữu thú cưng này nhé.

Xem thêm:
Tắc kè là con gì?
Các mẹo đuổi tắc kè ra khỏi nhà hiệu quả
Mách bạn 5+ địa chỉ mua tắc kè ở Hà Nội

5/5 - (8 votes)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan