Cách làm cá La Hán hết nhát

Cách làm cá La Hán hết nhát. Những kinh nghiệm để cá La Hán sung như ngoài tiệm. Những điều cần biết khi chuẩn bị nuôi cá La Hán.

Cách làm cá La Hán hết nhát

Sự nhút nhát là bản năng sinh tồn ở hầu hết các loài bởi vì loài nào cũng có kẻ thù đe dọa. Cá La Hán trở nên nhút nhát khi môi trường sống thay đổi; chẳng hạn, cá mua ngoài tiệm rất dạn dĩ nhưng khi bắt về nhà một thời gian lại trở nên rất nhút nhát với biểu hiện màu sắc nhợt nhạt, lẩn trốn sau các vật dụng trong hồ như máy bơm, tảng đá, san hô và nếu không có chỗ nào để trốn thì nó cũng nép dúm dụm ở một góc hồ …

Sự hiện diện của cá mồi sẽ làm giảm sự lo lắng và đem lại cảm giác an toàn cho cá La Hán. Giống như nhiều loài khác, cá La Hán có khả năng đánh giá độ an toàn của môi trường dựa trên sự phản ứng và thái độ của các loài khác cùng sống trong hồ. Cá mồi phải là các loài có khả năng lẩn trốn nhanh có thể chọn cá sặt đồng, cá chim trắng hay “silver dollar”. Loại cá sống theo bầy đàn có thể chọn cá châm, cá chép nhỏ, cá bảy màu…chúng thường bơi tụm lại với nhau như là một cách để chống lại kẻ săn mồi, vì cá La Hán sẽ không biết tập trung vào cá thể nào để săn đuổi.


[​IMG]


Sự nhút nhát là bản năng sinh tồn ở hầu hết các loài bởi vì loài nào cũng có kẻ thù đe dọa. Cá La Hán trở nên nhút nhát khi môi trường sống thay đổi; chẳng hạn, cá mua ngoài tiệm rất dạn dĩ nhưng khi bắt về nhà một thời gian lại trở nên rất nhút nhát với biểu hiện màu sắc nhợt nhạt, lẩn trốn sau các vật dụng trong hồ như máy bơm, tảng đá, san hô và nếu không có chỗ nào để trốn thì nó cũng nép dúm dụm ở một góc hồ …Sự hiện diện của cá mồi sẽ làm giảm sự lo lắng và đem lại cảm giác an toàn cho cá La Hán. Giống như nhiều loài khác, cá La Hán có khả năng đánh giá độ an toàn của môi trường dựa trên sự phản ứng và thái độ của các loài khác cùng sống trong hồ. Cá mồi phải là các loài có khả năng lẩn trốn nhanh có thể chọn cá sặt đồng, cá chim trắng hay “silver dollar”. Loại cá sống theo bầy đàn có thể chọn cá châm, cá chép nhỏ, cá bảy màu…chúng thường bơi tụm lại với nhau như là một cách để chống lại kẻ săn mồi, vì cá La Hán sẽ không biết tập trung vào cá thể nào để săn đuổi.Khi nuôi chung với cá dữ như cá La Hán, cá mồi để hết tâm trí vào việc đề phòng kẻ thù trước mắt mà rất ít quan tâm đến sự hiện diện của chúng ta. Thái độ dửng dưng này, đến lượt nó lại có tác động tích cực lên lên cá La Hán và giúp chúng dạn dĩ hơn. Cá chùi kiếng không thể dùng làm cá mồi vì chúng rất nhát. Loài cá mồi giỏi lẩn tránh chỉ có tác dụng trong trường hợp hồ lớn, đủ không gian cho chúng bơi nếu không thì chúng sẽ bị cắn chết rất nhanh. Nhưng mà hầu hết những người nuôi cá La Hán đều có khuynh hướng ngăn hồ để nuôi được nhiều cá hơn. Vì vậy, loài cá mồi sống theo bầy đàn là thích hợp hơn cả. Loại cá mồi có kích thước lớn còn có một tác dụng khác là kích thích cho cá La Hán sinh sản ! Bởi vì, ngoài cảm giác an toàn mà nó mang lại cho cá La Hán, nó còn là đối tượng để cho cặp cá “trút” sự hung dữ trong thời kỳ sinh sản của chúng. Bởi vậy, nếu cá của bạn vẫn chưa chịu đẻ, bạn hãy thử một hai chú cá sặt đồng cỡ 2 ngón tay hay vài chú cá chim trắng đôi vào hồ nhé. Chúc bạn thành công !

Bạn tham khảo: Các Vấn Đề Cần Chuẩn Bị Khi Nuôi Cá La Hán

Một trong những tiêu chuẩn quan trọng đó là độ pH trong nước. Độ pH dùng để thống kê giám sát tính kiềm hoặc axít trong nước, độ pH từ 0-14. Để nuôi cá La Hán thì độ pH chuẩn là 7.2 đến 7.8. Để duy trì không thay đổi độ pH trong nước nên cho sinh vật biển và sỏi để duy trì độ không thay đổi của pH .

Cá La Hán rất khoẻ mạnh và dễ nuôi có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi trường nước, nó cũng rất hung hăng nên không thể nuôi chung với các loại cá khác.

1/ Nước nuôi cá

Nước nuôi cá gồm hai loại: nước giếng hoặc nước máy

a/ Nước giếng: được lấy dưới lòng đất do các mạch nước ngầm và trong nước giếng có rất nhiều thành phần gây hại cho cá và độ pH của nước giếng không phù hợp để nuôi cá La Hán, muốn nuôi ta phải khử trùng cho hết các thành phần có hại và sục khí oxy một ngày thì mới có thể sử dụng được.

( Ảnh chỉ mang tính minh họa )

b/ Nước máy: đã được xử lí khử trùng nhưng trong nước có rất nhiều Clo nên khi muốn nuôi cá thì phải phơi một ngày hoặc cho sục khí Oxy cho bay hết Clo.

2/ Các điều kiện khi nuôi

a/ Cho muối vào nước và lợi ích của muối

Muối tạo sự ổn định. Ở một vài khu vực, sự phân hủy muối trong nước không cao, và bể cá có muối làm cho cá có cảm giác như đang “ở nhà”. Muối có tác dụng như thuốc tẩy, giúp giết chết các ký sinh. Muối còn cung cấp điện tích Natri và Clo giúp môi trường sống của cá được ổn định.

Cho muối vào nước sẽ sát trùng và giúp cá tránh một số bệnh nhưng cho với một lượng thích hợp. Lượng muối tùy loại cá nếu là các loại như Red Shock, Super Red, Super Red Syn, Khỉ đỏ: 1 muỗng cà phê muối hột cho 12 lít nước, Các loại La hán khác 100 lít nước 200-500g muối. Lần đầu nên bỏ ít để cá thích nghi dần rồi ta tăng nồng độ.

b/ Độ PH tốt cho cá

Một trong những tiêu chuẩn quan trọng đó là độ pH trong nước. Độ pH dùng để đo lường tính kiềm hoặc axít trong nước, độ pH từ 0-14. Để nuôi cá La Hán thì độ pH chuẩn là 7.2 đến 7.8. Để duy trì ổn định độ pH trong nước nên cho san hô và sỏi để duy trì độ ổn định của pH. Như những loài cá khác, sự thay đổi đột ngột dẫn đến thay đổi độ pH gây ra thiệt hại cho La Hán. Để phòng ngừa vấn đề này, cần phải kiểm tra định kỳ độ pH.

Nếu muốn giảm PH thì nên dùng lá của cây bàng, và tất cả những cây thân gỗ vì chúng đều có chứa Tannin, acidhumin(chất vàng mà chúng ta thấy khi thả lá vào hồ), có thể kháng sinh nhẹ và làm giảm pH đi 1 ít. Ngoài tác dụng làm đẹp cảnh hồ, còn là nơi ẩn nấp và nguồn thức ăn bổ xung cho cá, nhất là những loại ăn tầng thấp.Tất nhiên đây cũng là cách làm giảm pH trong nước, nhưng nếu bỏ qua kH, CO2 thì không dẫn đến hiệu quả mong muốn. Ngoài ra còn có lá và nhất là vỏ của cây này được hầu hết các hãng sản suất về thủy sinh sử dụng làm chất giảm pH.

( Ảnh mang tính minh họa )

Nếu ngại phải thay thường xuyên (lá sẽ bị phân hủy làm hỏng nước, khoảng vài tuần), hoặc muốn nhanh gọn, chúng ta lấy lá khô, hoặc vỏ cây bàng, nấu với nước (500g+600ml nước)sẽ cho ra 1 dung dịch màu vàng, có độ acid cao, chỉ cho từ từ khoảng 5ml một, kiểm tra thông số của nước liên tục.

Cách làm tăng giảm pH rẻ tiền nhất:

Tăng pH : Dùng nước vôi trong là rẻ và tiện nhất

Hạ pH : Dùng giấm ăn hoặc giấm hóa học đều được

c/ Các yếu tố khác

– Đa số người nuôi sẽ trông chừng lượng nước trong hồ. Nó cũng cần cho sức khoẻ của cá.

– Dưới đây là những yếu tố quan trọng cần quan tâm:

+ Làm dịu bớt sự nóng ấm lên của nước. Nói một cách khác, hãy hòa nước cho nhiệt độ phân phối đều trong hồ.

+ Nó cũng giúp cho khí oxy được phát tán đều.

+ Ngăn cản bớt lớp màng trên mặt nước mà chính lớp này làm cản trở sự trao đổi khí giữa không khí bên ngoài và nước trong hồ.

3/ Cách thay nước

Vấn đề thay nước có một số người chờ cho đến khi bể đục ngầu, rêu trắng đầy thành bể thì mới nghĩ đến chuyện thay nước. Họ còn hút gần như 100% lượng nước trong bể (cho sạch sẽ luôn) sau đó bơm thẳng nước từ nguồn nước chính vào (cho nó trong veo) thì không nên, ta chỉ nên thay mỗi lần 1/4 đến 1/3 lượng nước đang có trong bể là cùng thôi, trách hiện tượng sốc nước ở mọi loài. Ta nên có một bể nước riêng, trong đó ta xử lý nước cho phù hợp với cá mình nuôi rồi mới bơm dần vào bể.

Nên làm 1 tuần 1 lần, mỗi lần thay cho ống vào hút phân cá dưới lớp sỏi (và bù 1 lượng muối tương đương vào).Khi thay nước có thể cho thẳng nước máy vào nhưng phải làm từ từ. Tuần đầu ta thay 1/5 bể, tuần thứ 2 thay 1/4 bể và từ tuần thứ 3 trở đi ta thay 1/3 bể. Nhưng không phải là lấy một phần mấy nước đó ra đổ ụp 1 cái vào bể mà cũng nên cho chảy vào từ từ theo vòi dẫn thẳng từ vòi nước vào bể cá, hoặc đổ từ từ 5 lít một. Đối với bể gần 200 lít thì quá trình thay nước mất 1 đến 2 tiếng.Khi thay nước nên thay nước đã làm cho bay hơi Clo dư trong nước sinh hoạt. Cần sử dụng bể lọc, luôn thay nước mới trong bể nuôi. Một tuần nên thay 1 lần màu sắc cá luôn đẹp.

Nước để thay cần để nơi có ánh sáng khuếch tán trong 1 khảng thời gian(chừng 1 ngày) để bay hết hơi Clor hoặc sục Oxy để bay hết Clo.Nếu xả thẳng nước từ máy vào thì lâu ngày cá sẽ bị hư màu. Nếu bận thì nửa tháng nên thay( nhưng phải có bộ lọc tốt, chứ phân cá La Hán to, dơ mau hư nguôn nước) .Đặc biệt màu sắc cá dễ bị thay đổi do ảnh hưởng môi trường, nên đặt hồ cá nơi thoáng mát, nhớ chăm sóc nó thường xuyên

Khi lọc phân dưới đáy hồ có chứa sỏi hoặc san hô thì nên dùng cách hút thủ công, dùng ống xi phông để hút phân ra,nên cho cá ăn tép thì cá sẽ có màu nổi hơn và nên dùng tay cho nó ăn vì như thế sẽ giúp cho cá xung hơn không bị nhát hoặc là cho nó ăn JBL thì có đủ chất hơn.

4/ Bể nuôi cá La Hán

Kích thước cá La Hán theo ghi nhận là 30cm, hoặc có thể nhỏ hơn do di truyền. Kích thước cá đạt tới 30cm, thì nên chọn bồn kiếng tối thiểu là 60×45, thoải mái hơn thì 90×45 hoặc có thể rộng hơn, nếu nhà bạn rộng rải và dư giả. Nuôi trong môi trường rộng cá tăng trưởng nhanh ( do vận động nhiều thi ăn càng nhiều). La Hán là loài năng động. Cá thường bơi lội sục sạo khắp bể, nên việc trang trí cây thủy sinh hay non bộ sẽ không hợp lí. Cảnh vậy dễ bị cá phá hủy, đôi khi gây tai nạn cho cá. Tốt nhất là chơi hồ trống là hơn, cũng nên thả vài viên sỏi để cá có chuyện mà làm, vận động, đôi lúc thấy nó phun châu nhả ngọc cũng vui.Trường hợp nuôi nhiều La Hán các bạn cần phải nuôi mỗi con bằng 1 vách ngăn ( nếu La Hán bầy nhỏ thì có thể nuôi chung) trong bể kiếng. Ý thức có cộng đồng bên cạnh kích thích sự tăng trưởng và phát sắc của cá. Khi nuôi chung 2 cá thể trở lên nếu không có vách ngăn, thì cá lớn nuốt cá bé hoặc sẽ đánh nhau tới chết ( hiện tượng này thường gặp ở họ cá Cichlidae).


(Ảnh chỉ mang tính minh họa)
 

5/ Hệ thống lọc

Nhìn chung cá La Hán rất khoẻ mạnh. Nhưng để thấy được những ưu việt của cá như:màu sắc, đầu gù và thể trạng thì chúng ta nên kết hợp hệ thống lọc hiệu quả. Có khá nhiều hệ thống lọc trên thị trường, bộ lọc còn phù thuộc vào thể tích của hồ. Hệ thống lọc nên hội đủ các tiêu chuẩn sau:

–    Dễ dàng vệ sinh

–    Động cơ đủ công suất

–    Lọc bẩn tránh bị nghẹt

6/ Chọn lựa cá La Hán

1. Cơ thể: Chiều dài không dài quá mà cần một thân thể rộng, dày để thể hiện sức mạnh. Miệng phải ngắn.

2. Đầu: Đầu cá thường phát triển theo tuổi của cá đực và sự chăm sóc thích hợp. Phía trán và đỉnh đầu phải nổi lên tròn trịa cân đối. Một con cá thật sự oai phong, khỏe mạnh nếu có một chiếc đầu phồng lên như vậy. Với những người châu Á thì một con cá có cái đầu to mang lại sự may mắn và thịnh vượng cho chủ nhân, thể hiện sự tài hoa của chủ nhân chúng.

( Ảnh chỉ mang tính minh họa )

3. Màu sắc: rất đa dạng về màu sắc nhưng quan trọng nhất vẫn là độ sâu màu và độ sáng.

4. Hoa (chữ): Có 3 cấp độ đánh giá những hoa trên thân thể cá. Nếu hoa kéo dài từ đuôi bao trùm ¾ cơ thể theo một mẫu liên tục thì được coi là thứ bậc 1. Nếu là ½ cơ thể là thứ bậc 2, ít hơn là thứ bậc 3.Thêm nữa là viền của những hoa trên người có nổi bật so với chữ và màu của cơ thể (thường là mầu xanh ngọc trai hay mầu vàng). Yếu tố này cũng rất quan trọng.

5. Hạt cườm: Một con cá thực sự lộng lẫy khi trên thân thể có tô điểm những điểm sáng trên thân thể. Có thể ví điều này như một phụ nữ đẹp mang thêm đồ trang sức vậy. Một số người vẫn gọi những điểm sáng này là ngọc trai. Nó là những điểm sáng xanh ngọc lấm tấm trên đuôi, vây và một phần thân thể. Một số cá La Hán có nhiều ngọc trai còn được gọi là La Hán trân châu.

6. Đuôi và vây: Một con cá đẹp phải có một chiếc đuôi mở rộng và kéo dài một cách tròn trịa. Vây lưng và vây bụng phải căng, chóp vây phải kéo càng dài càng tốt. Mầu của vây và đuôi phải rực rỡ. Những xương đuôi và vây không bị những đốt gây cong xương.


(Ảnh chỉ mang tính  minh họa)
 

7. Đôi mắt: Đỏ sâu, trong luôn nhình về phía trước thể hiện một con cá mạnh khoẻ.

Các yếu tố trên chỉ mang yếu tố tham khảo nêu muốn mua một chú cá La Hán đẹp thì còn phù thuộc vào:

– Túi tiền của bạn nếu bạn có nhiều tiền thì có thể chọn lựa được những con cá đẹp còn nếu không thì chỉ chọn được những con cá tương đối vì tiền nào của nấy mà nhưng cá bạn cũng đừng buồn các bạn phải luôn tự tin cá mình là đẹp nhất. Và khi mua cá La Hán thì bạn nên mua cá bột, vì khi nuôi cá bột các bạn mới biết được cách chăm sóc như thế nào và mới có kinh nghiệm và biết đâu con cá bạn nuôi khi lớn lên lại có một cái đầu u to hoặc có rất nhiều châu, nhưng khi nuôi cá bột nên nuôi từ 3-6 con như thế mới chọn lựa được (20%).

– Kinh nghiệm khi nuôi cá nhiều và biết chọn lựa thì bạn sẽ chọn được một con cá đẹp, nhưng cũng không hẳn là bạn sẽ chọn được những chú cá đẹp (20%).

– May mắn, nếu may mắn thì bạn sẽ chọn được một chú cá đẹp (60%).

* Cách lựa chọn những giống cá ngoại

– Khi chơi cá La Hán ai cũng muốn có 1 chú cá thật đẹp nhưng để mua được chúng thì không phải dễ, người mua có thể bị lầm bởi chưa có nhiều kinh nghiệm sau đây là các yếu tố giúp bạn chọn lựa:

  1.  Khi mua cá bột thì chỉ mua những con có châu sang vì thường các giống cá nhập như King Kamfa châu rất sáng ,ta có thể tắt đèn dung đèn pin soi vào nếu thấy con nào phát sáng thì đó là cá tốt.
  2. Khi mua cá bột nên kêu người bán cho xem cá mẫu ,thường dòng King Kamfa có dàn châu rất đẹp chữ chạy dài từ đuôi đến mang không đứt khúc, châu phủ đầu, đuôi có bông vằn vện hoặc lấm tấm châu.
  3. Mắt King Kamfa có màu trắng hoặc vàng nhưng vẫn có mắt đỏ. Đuôi xoè như hình cánh quạt.

7/ Cách vận chuyển

Có thể cho cá vào những túi nylon lớn, dầy, dùng 2 lớp túi để tránh bị thủng bên ngoài cho thêm 1 cái bao màu tối, bao đen là tốt nhất. Tỷ lệ nước-không khí 1-2. Bơm oxy vào túi ( tuyệt đối không dùng miệng thổi), lấy vải, báo che kín ánh sáng chống stress.Đặt túi dựng đứng trên xe để nước không bị nhồi. Trước khi cho cá vào không cho cá ăn, sẽ thải phân trong thời gian di chuyển làm ô nhiễm nước. Cho nhịn 1 đến 2 ngày (nếu đi xa), khi vô cá nhớ cho thêm 1 nắm muối. Khi mua cá về cho cá vào chậu nước muối nhạt khoảng 15 phút sau thì cho vào bể đừng nên cho trực tiếp cá vào bể.

(St)
Bí quyết nuôi cá La Hán
Chữa bệnh đau mắt cho cá La Hán cho cá khỏi nhanh
Những bệnh thường gặp ở cá La Hán và cách điều trị
Phân biệt cá la hán đực cái

Rate this post
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan