Bệnh Sán Dây Ở Chó Mèo – Cestodiosis

I. Khái niệm về bệnh
Bệnh sán dây là một bệnh phổ biến ở chó. Trên thế giới có khoảng 40 loài sán dây gây bệnh cho chó và các thú ăn thịt thuộc họ chó mèo.
Một số loài sán dây gây bệnh cho chó mèo cũng là tác nhân gây bệnh cho người. Hiện có 8 loài sán dây gây bệnh cho chó phân bố hầu hết ở các vùng địa lí khác nhau. Sán trưởng thành kí sinh trong ruột non chó mèo (Teania slium).Sán trưởng thành bài xuất trứng qua phân ra ngoại cảnh, trứng sẽ hình thành ấu trúng và chui ra khỏi trứng sau 21 ngày, ấu trùng chui xuống nước chui vào các loài giáp xác, giáp xác được coi như là vật chủ phụ. Ấu trùng phát triển thành ấu trùng gây nhiễm trong thời gian 20 ngày và kí sinh trong cơ hay phúc mạc của ếch nhái, ấu trùng gây nhiễm còn kí sinh ở chuột và một số động vật khác.
Chó mèo ăn phải ếch nhái có ấu trùng thì sau 13 ngày sẽ có sán trưởng thành. Sán gây bệnh cho chó do tác động cơ học và do độc tố tiết ra.

Vòng đời của sán dây

benh-san-day-o-cho-meoĐốt sán dây
benh-san-day-o-cho-meo1

II. Triệu chứng
Chó mèo thường mắc ở 2 thể:
1. Thể cấp tính
– Thường gặp ở chó mèo nhỏ từ 1- 4 tháng tuổi
– Biểu hiện kém ăn nôn mửa liên tục do sán bám vào vách ruột gây ra những tổn thương niêm mạc và kích thích gây nôn.
– Chảy máu ruột do sán có nhiều móc bám vào vách ruột gây tổn th¬ơng nên phân có màu xám hoặc đỏ tươi.
– Viêm ruột thứ phát do những vi khuẩn đ¬ờng ruột bội nhiễm như: Salmonella murium, Proteusvulgaris, E coli, Staphylocooccus aureus
– Rối loạn tiêu hoá thường xuyên ở chó mèo nhỏ 1-4 tháng tuổi: lúc táo bón lúc tiêu chảy trong phân có niêm mạc ruột tróc ra và có lẫn những đốt sán rụng ra. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, chó mèo nhiễm sán tỷ lệ chết cao 60-70% do viêm ruột mất máu, mất nước và điện giải.

2. Mạn tính
– Chó mèo trưởng thành thường bị bệnh mạn tính: ăn ít gầy còm, sơ xác, rối lọan tiêu hoá, viêm ruột mạn tính, trong phân có đốt sán già rụng ra, khi ra ngoại cảnh đốt sán vẫn cử động được, đốt sán nhỏ trông giống hạt d¬a nên gọi là sán hạt dưa. Giai đoạn cuối biểu hiện các hội chứng thần kinh: run rẩy hoặc ngơ ngác, nằm lì một chỗ hoặc trở nên dữ tợn.Nếu không được điều trị chu đáo chó mèo trưởng thành chết trong trạng thái thiếu máu kéo dài và kiệt sức.
III. Phòng và trị bệnh
1. Phòng bệnh
– Vệ sinh ăn uống: ăn chín ăn sạch và uống sạch. không chó chó ăn thịt sống, vật sống để tránh ăn phải ấu trùng sán dây.
– Thường xuyên tắm cho chó mèo. Định kì tẩy uế vệ sinh chuồng nuôi, cũi nhốt chó, nơi ở của mèo và môi trường xung quanh để diệt mầm bệnh
– Hàng ngày dọn chuồng thu nhặt phân đổ vào hố sử lý. Định kì kiểm tra phân và theo dõi chó mèo phát hiện mầm bệnh để tẩy dự phòng.
– Không thả rông chó mèo, không cho chó mèo bệnh tiếp xúc với bên ngoài để hạn chế lây nhiễm mầm bệnh.

benh-san-day-o-cho-meo3

2. Điều trị
Nguyên tắc chung: tẩy sán kết hợp với điều trị triệu chứng và trợ sức cho gia súc bệnh kết hợp nuôi dưỡng tốt.Tẩy sán dây cho chó mèo có thể dùng một trong các loai thuốc tẩy sau:
Niclosamide: chó mèo uống với liều 80-100mg/kg thể trọng thuốc chỉ cho uống 1 nửa liều vào buổi sáng khi chưa cho ăn. sau đó 1 giờ cho uống nốt nửa liều còn lại. 3 giờ sau khi uống thuốc mới cho ăn bình thường sau 6-8 giờ sán chết và theo phân ra ngoài. Sau 20 ngày nếu vẫn phát hiện thấy đốt sán trong phân chó, mèo phải tẩy lại lần 2 theo đúng quy trình như lần đầu.
+ Lopatol có thể dùng cho chó hay mèo từ 3 tuần tuổi và chó mèo cái đang mang thai. Thuốc có thể uống trực tiếp hay trộn với một ít thức ăn, chỉ uống 1 lần liều 50mg/kg thể trọng. Cho chó mèo uống khi đói và sau đó 1-2 giờ, cho ăn uống bình thường nếu chưa sạch sán có thể tẩy lại lần 2 sau 1 tuần như quy trình lần đầu.

Nguồn: Vietdog

Naipet.com

Rate this post
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan