Có nhiều người thắc mắc rằng rùa và baba khác nhau như thế nào. Đối với những tín đồ chuyên nuôi rùa, baba thì họ có thể phân biệt ngay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng nhận ra. Trong chia sẻ hôm nay, Thucanh sẽ giúp bạn phân biệt rùa và baba chuẩn nhất, đơn giản nhất. Bạn cùng đi qua bài viết nhé!
Tìm hiểu về rùa
Đặc tính đi kiếm ăn
Thức ăn chủ yếu của rùa là động vật phù du, công trùng, tôm tép, cua, cá. Ngoài ra, rùa cũng có thể ăn cả cám, bắp, khoai lang. Vào mùa hè chúng sẽ ăn khỏe hơn. Lượng thức ăn ở thời điểm này sẽ bằng 5 – 10% trọng lượng thân. Tuy nhiên, vào những ngày đông từ tháng 12 đến tháng 3, thời tiết khá lạnh rét nên chúng chỉ ăn lượng thức ăn khoảng bằng 3 – 5% trọng lượng của cơ thể. Đặc biệt, rùa có khả năng chịu đói, không có hành vi tấn công kẻ thù.
Quá trình sinh trưởng và sinh sản của rùa
Rùa là động vật lớn chậm. Quá trình sinh trưởng của chúng phụ thuộc đến thời tiết, nhiệt độ, chất lượng thức ăn cùng với một số yếu tố khác. Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng thì con cái sẽ lớn nhanh hơn con đực.
Rùa thuộc loài đẻ trứng trên cạn, thụ tinh trong. Đặc biệt, rùa là loài có thể kéo dài thời gian thụ tinh lên tới 6 tháng. Chính vì vậy, nên khi sinh sản thì tỉ lệ con cái thường nhiều hơn con đực. Mùa sinh sản chính của chúng là vào dịp cuối xuân đầu thu.
Tìm hiểu về baba
Đặc tính kiếm ăn
Baba thuộc loài ăn thức ăn động vật. Chỉ ngay sau khi sinh ra một vài giờ, baba đã có khả năng tìm thức ăn rồi đấy. Trong những ngày mới sinh nở, thức ăn chính của chúng là động vật phù du, giun nước, giun đất loại nhỏ. Khi lớn lên, baba sẽ ăn cá, tép, cua, ốc, giun đất, trai, hến.
Quá trình sinh trưởng và sinh sản
Cũng giống như rùa, baba là loài khá lâu lớn. Thả giống tốt nhất là có kích thước từ 6-10cm, nuôi trong điều kiện quản lý tốt, sau 10-12 tháng là cho thu hoạch với trọng lượng bình quân khoảng từ 1,5-2,5kg/con. Baba thuộc loài đẻ trứng và thụ tinh trong. Chúng sống dưới nước nhưng đẻ trứng trên cạn. Ba ba càng lớn thì đẻ trứng càng to và số lượng càng nhiều. Ba ba có thể đẻ từ 2-5 lứa trong 1 năm.
Cách phân biệt rùa và baba chuẩn nhất
Có 4 đặc điểm đặc trưng để nhận biết rùa và baba chuẩn nhất:
- Chân baba thì có màng dạng mái chèo. Trong khi đó chân rùa thì có dạng hình trụ
- Mai rùa thường cứng hơn mai baba. Bởi vì rùa sống chủ yếu trên cạn, chúng cần 1 vỏ bọc chắc chắn để tự vệ
- Baba thì dành hầu hết thời gian sống của cuộc đời ở dưới nước còn loài rùa thì không
- Rùa có khả năng rút chân, đầu, đuôi vào mai để tự vệ hoặc ngủ. Còn baba thì không có khả năng này
- Diềm trên sống lưng mai baba có các hạt sần sần, còn rùa không có
- Mõm ba ba nhọn và dài như cái vòi, còn mõm rùa thì ngắn hơn
- Mắt rùa to, chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng, còn mắt ba ba thì bé nhưng tròn
Cách chăm sóc rùa đúng cách
Với các loài rùa nước, chủ nuôi cần chọn các loại bể lớn. Có thể tân dụng bể cá cảnh để nuôi rùa. Nhìn bên ngoài rùa có thể có kích thước nhỏ. Tuy nhiên khả năng hoạt động của chúng rất lớn. Do đó, lồng nhỏ sẽ không đủ không gian để chúng di chuyển. Chính vì vậy, bạn cần chọn lồng nuôi với kích thước tốt nhất là chiều dài trên 60cm.
Khi nuôi rùa trong nhà, cho dù là rùa nước hay rùa cạn, chúng đều cần có ánh sáng mặt trời. Vì vậy, cần đặt ở ban công hoặc trong phòng có ánh nắng chiếu vào. Bạn cần lưu ý không nên đổ quá nhiều nước vào bể rùa. Chỉ cần hơi ngập qua mai rùa là được.
Thức ăn cho rùa cảnh
Các loài rùa cảnh chủ yếu là động vật ăn tạp. Chúng thích ăn thịt hơn thực vật. Đối với rùa con, bạn nên cho chúng ăn thịt để giúp chúng phát triển nhanh nhất. Chẳng hạn như cá, tôm, giun các loại, nội tạng động vật, ốc sên, côn trùng. Khi nhiệt độ xuống thấp hơn 20°C, cần giảm dần lượng thức ăn để tránh cho rùa bị khó tiêu bạn nhé!
Vậy là Thucanh đã giúp bạn phân biệt rùa và baba chuẩn nhất, đơn giản nhất. Cùng với đó là những cách chăm sóc rùa mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bạn có thể dễ dàng nhận biết qua những chia sẻ phía trên để chọn nuôi đúng, phục vụ tốt cho mục đích của mình.