Ốc sên là loài vật tuyệt vời cho người lần đầu nuôi vật cảnh. Tuy di chuyển chậm chạp nhưng nuôi ốc sên rất thú vị lại rất dễ chăm sóc. Nếu bạn đang có ý định nuôi ốc sên để làm cảnh nhưng chưa biết cách chăm sóc chúng. Vậy thì hãy cùng thucanh tìm hiểu cách nuôi ốc sên làm cảnh tại nhà cực đơn giản, dễ hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Giới thiệu về ốc sên cảnh
Ốc sên là loài động vật có vỏ, thân mềm sống cả trên cạn và dưới nước. Thức ăn chủ yếu của ốc sên là lá cây, côn trùng nhỏ, mùn bã hữu cơ. Các loài ốc sên phổ biến như ốc sên khổng lồ châu Phi, ốc sên Decollate, ốc sên hổ khổng lồ Ghana,…
Thực ra việc tìm mua ốc sên rất khó ở các tiệm thú cưng, bởi đây là loài gây hại cho mùa màng. Ốc sên có thể sống từ 3-15 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Nếu muốn nuôi ốc sên trần bạn cần tìm hiểu nhu cầu của sên trần thay vì ốc sên để giúp chúng sống khỏe mạnh.
Chuẩn bị chỗ ở cho ốc sên
Ốc sên có thể sống trong nhiều vật đựng khác nhau. Bạn có thể chọn hộp trong suốt, thoáng khí và đủ rộng để ốc có thể rong chơi và khám phá. Cần đảm bảo nắp hộp khít hoặc có chốt khóa để ốc không thoát ra ngoài. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn bể thủy sinh hoặc bể kính để nuôi ốc sên. Tuy nhiên kính dày sẽ khó làm sạch và di chuyển.
Trước khi nuôi, bạn hãy rửa sạch bể nuôi bằng xà phòng thật kỹ. Sau đó rải xuống đáy hộp một lớp vật liệu lót nền dày khoảng 2,5-5cm. Các vật liệu phổ biến như than bùn, xơ dừa, đất trồng cây và đất mùn. Xịt nước xuống lớp nền vào buổi sáng và buổi tối để giữ ẩm. Ngoài ra cũng nên bổ sung một ít rêu để giữ ẩm cho lớp nền.
Cách nuôi ốc sên khỏe mạnh
Thức ăn cho ốc sên
Bạn hãy cho ốc sên ăn hoa quả và rau tươi cách vài ngày một lần. Ốc sên ưa thích các loại thức ăn như táo, nấm, cà chua, dâu tây, cà rốt, rau lá xanh,… Ốc sên cũng có thể ăn các loại thức ăn chó mèo và thức ăn cho rùa. Người nuôi chú ý không nên cho ốc sên ăn muối hoặc thức ăn chứa muối vì muối có thể làm chúng chết.
Vỏ ốc sên cần có canxi để duy trì độ chắc khỏe. Nguồn cung cấp canxi dồi dào cho ốc sên là mai mực, bạn có thể tìm mua tại các tiệm thú cưng. Trong bể nuôi ốc sên luôn luôn nên có một chiếc mai mực đã được rửa sạch. Thức ăn cho ốc sên cần phải rửa sạch để đảm bảo an toàn cho chúng.
Chăm sóc ốc sên
Nếu bạn muốn cầm ốc sên lên để chơi đùa, bạn cần chú ý theo các điều sau để đảm bảo an toàn cho thú cưng của bạn:
- Rửa tay trước và sau khi cầm ốc
- Làm ướt tay mỗi lần cầm ốc sên
- Đừng bắt ốc sên di chuyển, bạn nên đợi lúc khác hẳn cầm nó lên
- Nếu ốc sên quá nhỏ, hãy cố gắng dụ nó bò lên mẫu thức ăn hoặc chiếc lá cây và chuyển sang tay bạn.
- Đừng cầm vỏ ốc sên nhất lên, nếu tuột vỏ ốc, ốc sên sẽ chết
Nếu bạn không muốn phải nuôi nhiều ốc sên thì hãy loại bỏ hết trứng nước ốc trước khi chúng nở. Trứng ốc có màu trắng hoặc trong suốt, có thể từng trứng đơn lẻ hoặc một cụm hàng trăm trứng. Ngoài ra bạn cũng cần vệ sinh bể mỗi tháng một lần, dọn dẹp chất thải và thức ăn thừa định kì mỗi ngày.
Những lưu ý khi nuôi ốc sên
Ngoài những cách nuôi ốc sên trên, người nuôi cũng cần chú ý một số mẹo sau đây để giúp ốc sên khỏe mạnh, ngoan ngoãn hơn.
- Cho ốc sên ăn các loại rau củ quả đa dạng để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng
- Không bỏ trứng ốc sên ra ngoài thiên nhiên, đặc biệt là ốc sên ngoại lai
- Thỉnh thoảng dùng chút nước tắm cho ốc sên để loại bỏ sinh vật gây hại
- Không nên ngâm ốc sên ngập trong nước
- Đừng để muối dính vào ốc sên
- Thường xuyên tăng độ ẩm cho chất nền
- Đừng bóp vào vỏ ốc sên, chúng có thể bị nghiền nát
Cách nuôi ốc sên khá đơn giản, bạn chỉ cần nắm những kỹ thuật cơ bản về cách chăm sóc là đã có thể nuôi được. Ốc sên là loại động vật hiền lành, dễ nuôi mà bạn có thể thử nuôi cảnh.
Vừa rồi là bài viết về cách nuôi ốc sên làm cảnh tại nhà cực đơn giản, dễ hiểu mà thucanh đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi ốc sên. Chúc bạn thành công với mô hình nuôi cảnh này và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau.
Có thể bạn quan tâm:
Cách nuôi ốc bươu đen thương phẩm lớn nhanh, đạt hiệu quả cao
Cách nuôi ốc mượn hồn đúng cách và những lưu ý cần thiết