Kinh nghiệm nuôi chó becgie con cho người mới chơi

Kinh nghiệm nuôi chó becgie con cho người mới chơi. Được nuôi dưỡng 1 con chó Béc giê Đức từ nhỏ là chúng ta đang tạo 1 người bạn trung thành tuyệt đối. Tuy nhiên, đây cũng là 1 thách thức không nhỏ đòi hỏi chúng ta phải hết sức kiên trì, chịu khó và nhất là phải có kiến thức nuôi chó con. Lúc này phải coi con chó con của bạn như là 1 đứa trẻ nhỏ, và nên nhớ rằng rất nhiều phẩm chất, tố chất đặc biệt (cũng như tật xấu) của người bạn 4 chân được khởi nguồn tà đây.

             Khi tách mẹ, sự thay đổi đột ngột có thể gây nên rối loạn tiêu hóa ở chó con. Khi thay đổi chế độ dịnh dưỡng, cần nhớ rằng chó con ở độ tuổi của mình rất nhạy cảm với sự thay đổi các loại thức ăn.. Vì thế trong 1 đến 2 tuần đầu, bạn cần phải cho chó con ăn theo đúng chế độ ăn uống mà người chủ cũ đã nuôi dưỡng chúng.
             Thành phần thức ăn của chó con cần phải phù hợp với tuổi của chúng, cần nuôi chó con còn nhỏ theo từng suất. Lượng khẩu phần ăn của mỗi lần cần phải được tính toán sao cho chó ăn hết.; Chó con khi sinh ra không kém ăn, mà chúng kém ăn là do sự tính toán khẩu phần cho mỗi lần ăn không đúng. Bạn cần phải có kế hoạch cho chó con ăn uống theo từng ngày, từng tuần.
 
PHƯƠNG PHÁP CHỌN CHÓ BÉC GIÊ ĐỨC NHỎ

             I/ Những lời khuyên để lựa chọn chó nuôi đúng mục đích.

Có được con chó Béc giê Đức tốt ? đó là cả 1 yếu tố không thuận tiện so với những người yêu thích chó ở tổng thể những nước, ngay cả tại nước Đức. Điều này phần nào lý giải cho sự nổi tiếng và nhu yếu rất lớn của mọi người về nòi chó số 1 quốc tế ( cho đến lúc này ). Mặt khác, việc chọn được 1 con chó Béc giê Đức tốt lúc nó còn nhỏ yên cầu người mua phải rất tinh xảo trong quan sát, có kiến thức và kỹ năng thiết yếu về tiêu chuẩn của chó Béc giê Đức, có kinh nghiệm tay nghề hoặc có sự trợ giúp của những chuyên viên, thậm chí còn còn phải thêm 1 chút như mong muốn. Do có khó khăn vất vả như vậy mà trong trong thực tiễn không riêng gì những con chó được nhìn nhận loại ” tốt ” mà ngay cả những con chó được nhìn nhận loại ” khá ” cũng được người ta gật đầu .
Vì vậy, trước khi mua, chọn 1 con chó Béc giê Đức nhỏ, điều quan trọng tiên phong là bạn cần phải biết rõ mục tiêu bạn chọn, mua nó để làm gì : tìm 1 người bạn ( một thành viên ) cho bản thân hay mái ấm gia đình ? Một đấu thủ để tham gia những hội thi ? Một vệ sỹ tuyệt đối trung thành với chủ và có năng lượng ? Một phương tiện đi lại để làm kinh tế tài chính ( chăn nuôi sinh sản ) ? Hoặc định sử dụng trong công tác làm việc trình độ nào ?

            Nếu điều bạn đang quan tâm chỉ là muốn được tiếp xúc với anh bạn 4 chân chứ không phải là vấn đề giành được giải trong các cuộc thi hay trong vấn đề sinh sản của chó. Trong trường hợp này, nhiệm vụ của bạn sẽ nhẹ nhàng đi rất nhiều, bởi vì bạn có thể mua con chó từ bố mẹ của chúng có chất lượng trung bình, điểm về ngoại hình đạt loại “rất tốt”, và đã qua huấn luyện “cấp 3” (theo quy định của Đức, một con chó được phép sinh sản, ngoài các chỉ tiêu về ngoại hình thì phải được đánh giá tốt qua công tác huấn luyện vì 1 con chó mặc dù sinh ra từ bố mẹ đạt tiêu chuẩn nhưng cũng có thể đột biến gien thay đổi về thần kinh mà chỉ qua thực tế công tác huấn luyện mới phát hiện ra khiếm khuyết này), dòng dõi không nổi tiếng lắm. Một con chó như vậy giá thông thường rẻ gấp 2 – 3 lần so với chó để làm giống. Khi mua, cần lưu ý rằng trong tương lai điểm đánh giá về nó sẽ không cao hơn cha mẹ chúng. Nếu là con đực thì nó không được tham gia vào công tác sinh sản. Nếu là con cái thì hy vọng chọn làm giống  là 50%. (Ứng dụng ở Việt Nam, người mua nên chọn con chó có bố mẹ đã được huấn luyện và được đánh giá tốt của các Trung tâm huấn luyện chó có uy tín).

            Nếu điều bạn muốn là con chó của ban sẽ tham gia các hội thi. Trong trường hợp này nhiệm vụ của bạn sẽ phức tạp hơn nhiều bởi vì tốt hơn hết bạn phải chọn con chó có xuất thân từ “gia đình” đã đạt được nhiều phần thưởng về huấn luyện, mà còn cho được những con chó tốt, đã có bằng chứng nhận về phẩm chất tuyệt vời của chúng. Nếu bạn muốn tham gia hội thi? Lúc này bạn cần phải giải quyết nhiệm vụ với 3 vấn đề hoàn toàn chưa xác định rõ ràng:
             1. Mẹ của con chó mà bạn muốn mua cần phải xuất thân từ “gia đình có tiếng tăm (nghĩa là đứng đầu “gia đình” đó phải là con chó cái mà từ nó đã cho ra đời nhiều thế hệ tốt).
             2. Mẹ tốt không những về bản thân nó mà còn phải đạt yêu cầu cho ra đời nhiều thế hệ tốt. Nếu mẹ của chú chó mà bạn chọn mua mới lần đầu sinh nở thì những phẩm chất tốt của đàn con cần phải tương xứng với mẹ của chó mẹ (tức là “bà ngoại” của chú chó mà bạn mua).
             3. Bố mẹ của chó con phải xuất thân từ dòng dõi nổi tiếng và hiện đại. Thực sự là lý tưởng nếu bố của con chó con là giống kiệt xuất hoặc là con của con giống kiệt xuất.
             Để chọn được chó mẹ, bố xứng đáng mà từ đó có chó con cần mua, chúng tôi khuyên bạn nên tiếp xúc với chuyên gia ngành chó của các câu lạc bộ để có thể nhận được những thông tin cần thiết. Sẽ là rất tốt nếu như bạn có điều kiện đi thăm các cuộc thi chó, bạn sẽ làm quen được các chủ chó đoạt giải. Tìm hiểu những chuyên gia về ngành chó xem hậu thế của con chó nào đã đoạt giải cao và bạn nhất định phải kết bạn với những người chủ của con chó đó. Người “chủ xưởng” (người ta gọi như vậy đối với những ngưòi nuôi chó có thứ hạng cao) sẽ hỏi bạn rất tỉ mỉ rằng bạn có dự định nuôi chó con này như thế nào khi bạn mua nó. Bạn đừng phật ý vì chuyện này bởi vì đơn giản vì anh ta lo lắng cho số phận của những con chó con, đó là thành quả lao động của anh ta và anh ta không muốn mình phí công khi tạo ra được con chó có chất lượng cao. Bạn không nên buồn phiền mà phải vui mừng ngay cả khi anh ta hứa sẽ bán con chó con cho bạn sau 1 – 2 năm – điều này phần nào thể hiện đức tính cẩn thận của anh ta. Sự không vội vàng này cũng có lợi cho bạn vì sau 1 năm bạn sẽ có những kiến thức cũng như sự chuẩn bị những điều cần thiết có ích cho bạn khi nuôi chó con. Hãy đánh giá cao những nơi nào bán chó cho bạn quan tâm đến việc tìm hiểu, tư vấn và sẵn sàng giúp đỡ bạn thật sự sau khi bạn mang con chó của họ về nhà.

             II/ Các bước cần thiết để chọn chó con.
1- Chọn chó con.
             
Khi mua chó con, nếu có thể, bạn nên cố gắng mời 1 người am hiểu về nòi chó Béc giê Đức đi cùng, bạn sẽ được những lời khuyên bổ ích. Ttuy nhiên họ phải là người có thiện tâm, nghiêm túc, không lồng tình cảm hoặc ý định cá nhân trong việc đưa ra những lời khuyên cho bạn, nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam người thực sự có đủ trình độ chuyên môn để có thể đánh giá chó Béc giê Đức, nhất là đối với chó Béc giê Đức con chưa thật nhiều  (và bạn nên nhớ rằng chính bạn mới là người quyết định mua con chó đó sau khi đã cân nhắc tất cả các yếu tố cần thiết).
             Nếu bạn không có người nào trong số những người quen của bạn có thể giúp bạn được thì có lẽ bạn phải sử dụng đến trực giác của cá nhân bạn và sự may rủi. Trước khi chọn chó, bạn cần phải xem xét kỹ chủ nhân của chúng, hoàn cảnh xung quanh con chó:
            – Chủ chó là người say mê nuôi chó không? Kiến thức, kinh nghiệm nuôi chó, uy tín và quan hệ của anh ta với những người nuôi chó khác (cả tổ chức và cá nhân); tính cách và khả năng kinh tế của chủ chó.
            – Cần đặc biệt chú ý xem chó con đã được chăn nuôi trong điều kiện nào? Nếu chủ của con chó khi mở của ra cho bạn vào căn nhà lộn xộn làm cho ta liên tưởng đến 1 nếp sống bừa bãi, căn phòng tương tự như 1 bãi chiến trường, còn chó thì được nuôi trong nhà kho bẩn thỉu đến tận mang tai thì tốt nhất bạn nên nhanh chóng quay bước và chuồn ngay. ” Hãy tìm hạnh phúc ở những nơi khác chứ đừng hy vọng tìm kim cương trong đống phân“.
            – Nếu chủ nhân của con chó là những cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp có uy tín thì đây cũng là những địa chỉ có ích đối với những người mua còn ít kinh nghiệm.
             Khi chọn chó con không nên vội vàng hấp tấp. Bạn hãy nói chuyện thật cụ thể, chi tiết với vhủ nhân của nó; xem xét kỹ các tài liệu. Nhất thiết phải được xem chó mẹ nếu gia đình này nuôi sinh sản chó (trừ những của hàng, những trung tâm mà họ tuyển chọn ở nơi khác về). Bình tĩnh quan sát từ nhiều phía trong vòng 15 – 20 phút. Nếu chúng ngủ, cần sờ mó vào chúng để buộc chúng phải vận động. Đề nghị chủ nhân cho chúng ăn để xem chúng ăn uống ra sao.
            Sau khi đã quan sát chúng, bạn hãy xem xét kỹ từng con từ tai đến đuôi. Việc này làm theo 3 giai đoạn: 
             a/ Loại trừ những khuyết tật xấu làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc của chó:
             – Lông: Có những đám lông rất dày ở trán, có “lược” hoặc râu ở mõm, có lông dài ở đuôi, ở bàn chân. Đó là những bằng chứng về khuyết tật lạ làm giảm khả năng làm việc của chó. Tuy nhiên những khuyết tật như thế này rất khó xác định được khi chó mới 1, 2 tháng tuổi. Nhưng ở 3 tháng tuổi, phía sau tai mọc lên những đám lông, mà những đám lông này tồn tại ngay cả trong thời kỳ thay lông. Khuyết tật này không ảnh hưởng đến khả năng làm việc của chó. Những con chó như vậy có thể nuôi giữ nhà hoặc bảo vệ các mục tiêu.
             – Răng: miếng cắn phải có dang kiểu lưỡi kéo, nghĩa là các răng cửa của hàm trên phải trùm kín hoặc ôm sát các răng cửa của hàm dưới. Răng nanh không được vểnh lên trời. Nếu các răng cửa của hàm dưới nằm trên 1 hàng với răng hàng trên thì không nên chọn con chó này.
             – Bộ phận sinh dục: khi đạt được 2 thán tuổi, chó đực phải đầy đủ cả 2 tinh hoàn.        
             Nhữgn con chó có khuyết tật làm giảm khả năng làm việc cần phải được uỷ ban chọn giống loại ra, còn các chủ nhân nuôi những con chó đó khôngnên đem ra bán làm chó giống. Những con chó như vậy thực sự rất rẻ. Những ngoài mua ít kinh nghiệm cần đề nghị cho xem bản “Biên bản điều tra về lứa chó con” và làm rõ những con chó nào đã bị uỷ ban chọn giống loại bỏ. Bệnh thoát vị không phải là khuyết tật nhưng cũng không nên có nó. Chó con bị thoát vị nặng cần được bán rẻ, và sau khi chó con được 5 tháng tuổi cần tiến hành phẫu thật để loại bỏ thoát vị.
             b/ Lựa chọn tính cách của chó con.
             Tốt nhất là ta nên chọn những chú chó con năng động, quan tâm đến mọi thứ xung quanh và dũng cảm đến gần người, vật lạ. Muốn xác định được điều này ta chỉ cần ném chiếc găng tay hoặc chiếc chìa khoá.  Một con chó năng động, dũng cảm sẽ chạy về phía đó, còn con nhút nhát sẽ sẽ đi đến đó với vẻ sợ sệt và thận trọng, hít ngửi rất lâu, hoặc nếu không thì cũng chạy lủi đi và lẩn trốn.
             c/ Quan tâm đến sức khoẻ của chó con.
            
Trước khi bắt chó con, bạn hãy chú ý đến sức khoẻ của chó con. Việc chăm sóc và nuôi dưỡng chó sẽ bớt đi phân nửa gánh nặng nếu ngay từ đầu bạn chọn được một chú cún con có cơ thể khoẻ mạnh, bởi vì như vậy chó có khả năng tồn tại và phát triển tốt khi gặp hoàn cảnh khó khăn. Nếu mua được giống chó có thể trạng tốt sẽ tiết kiệm được sức lực tiền của và tránh nỗi thất vọng khi nuôi dưỡng nó. Nếu mua được giống chó có thể tạng tốt từ bố mẹ và phải được chăm sóc chu đáo với đầy đủ thức ăn bổ dưỡng ngay từ đầu.
             Một con chó khoẻ là con chó vận động nhanh nhẹn, ham chơi đùa, có bộ lông sạch, mũi bóng ướt như giày mới đánh xi, mắt sáng, ngực nở sâu, chân thẳng, các khớp xương không biến dạng (do thiếu can xi hoặc chế độ vận động không hợp lý), bụng vừa phải, ăn khoẻ, phân không lỏng hoặc không quá rắn. Nếu có thể đề nghị chủ chó đo nhiệt độ cho chó con – nhiệt độ bình thường từ 38,5 đến39 độ C đối với chó con -không đo khi chó con vừa vận động quá nhiều. Nếu lông không mượt, bụng ỏng là những dấu hiệu chó mắc bệnh giun sán. Cần yêu cầu người bán chó cho xem các bằng chứng về sự tiêm chủng phòng bệnh và tẩy giun của chó con. Tuyệt đối không mua về nhà khi chó mới tiêm phòng vắc xin đa giá dưới 15 ngày.

             2/ Một số căn cứ chủ yếu để chọn được một con chó Béc giê Đức tốt.
             –
Căn cứ vào nòi giống: ngoại hình, thần kinh của chó bố, mẹ. Cần có đủ thông tin về chó bố, mẹ, anh chị em (cùng đàn và khác đàn) của chú chó con ta định mua. Không có gì bằng nếu ta tận mắt nhìn thấy chó bố, mẹ và anh chị em khác đàn của nó.
             – Căn cứ vào đàn chó con: nhiều hay ít vì đàn chó con quá đông (từ 9 con trở lên thường những con chó trong đàn này bị còi hoặc dễ có khuyết tật); Sức khoẻ của đàn chó: tuyệt đối không mua nếu thấy trong đàn (hoặc trong nhà của người bán) có 1 con chó bị bệnh lây.
             – Căn cứ vào chế độ nuôi dưỡng chó con. Chú ý quá trình nuôi chó mẹ có đủ sữa cho con bú không?
             – Thể lực, cân nặng, thần kinh và các yếu tố ngoại hình của chó con có phù hợp với tháng tuổi của chó con.
             – Ngoại hình chi tiết: Chọn những conbchó con có hộp mõm vuông hay hình ống, vằnh lỗ mũi lớn (mũi ba ba), đầu tròn, trán rộng, tai cân đối, mắt sáng lanh lợi (màu mắt thường phù hợp với màu lông, nên chọn mắt chó màu đồng), ngực chó nở và sâu, bụng chó hơi thót, lưng chó thẳng hoặc có thể cho phép hơi gù (không nên chọn chó lưng võng), vai cao hơn mông,(có “ben”) , hông nở, mông vát xuống khoảng 23 độ (có “mái mông”). đuôi dài thẳng, gốc đuôi to cắm xuôi từ dưới lên, (khôngchọn loại gốc đuôi cắm ngang hoặc cắm từ trên xuống mông), chân trước to và thẳng. Chân sau song song với nhau và kheo như kheo mèo. Một kinh nghiệm cho thấy hầu hết những con chân to, ngực nở là những con chó khoẻ.

             3/ Những sai lầm nên tránh khi chọn mua chó Béc giê Đức.
            
Chưa có sự hiểu biết tối thiểu về giống chó Béc giê Đức, nhất là cách nuôi dưỡng và chănm sóc chó con.    
             – Không phù hợp với hoàn cảnh của bản thân: việc làm, quan hệ xã hội diện tích nhà ở, sân vườn, rào chắn… Thời gian có thể dành cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc dạy dỗ chú chó con, những thành viên trong gia đình có thích nuôi hoặc sẵn lòng giúp mình chăm sóc chó khi mình vắng mặt hay không? Và nhiều khi cũng phải cân nhắc đến yếu tố hàng xóm láng giềng có thuận lợi cho ta nuôi chó hay không.   
             – Không xác định rõ mục đích mua chó. Chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc chó con. Không lường trước khi chó lớn lên có phù hợp với mình hoặc gia đình mình hay không vì mọi con chó lúc nhỏ đầu dễ thương.
             – Chọn phải cơ sở cung cấp giống hoặc người bán chó yếu về chuyên môn và uy tín; “cố vấn” đi cùng không đủ tri thức và kinh nghiệm hoặc “tâm đức” để tư vấn cho mình.
             – Nguy hiểm nhất là nhà của ta đang có chó bệnh hoặc chó mới chết vì bệnh mà đã mua chó con về nhà.
             – Mua chó khi chưa tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ. Nên nhớ rằng con chó dù đẹp đến đâu cũng chỉ có giá trị và ý nghĩa khi đã được tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng cách, vì chó rất dễ mắc những căn bệnh nan y vô phương cứu chữa nếu không được tiêm vắc xin phòng bệnh. Nguy hiểm nhất là mua phải con chó đang bị bệnh mà không biết.
             – Vội vàng khi lựa chọn chó. Chưa có đủ thông tin chính xác về chó bố, chó mẹ đã mua chó con (tuy nhiên thực tế hiện nay có nhiều cơ sở cung cấp chó do nhập ở nước ngoài thì ta phải chấp nhận về thiếu thông tin chó bố, chó mẹ, vì nói chung chất lượng chó nhập ở nước ngoài – kể cả nhập của TQ hiện nay – vẫn hơn so với chất lượng chó sinh sản tại VN).
             – Quá tiết kiệm khi nghĩ rằng phải tốn 1 số tiền lớn khi mua chó. Thường là tiền nào của nấy. Sự khác nhau về giá cả giữa 1 con chó yếu đuối, thiếu chăm sóc, gầy còm, bệnh hoạn với 1 con chó cường tráng, ăn đủ chất, sức sống cao, có thể lực tốt là hoàn toàn hợp lý. Thực tế cho thấy lúc đầu khi mua chó bạn tiết kiệm được 1 số tiền lớn, nhưng sau này bạn sẽ tốn gấp đôi hoặc 5 lần như vậy để trả cho việc thuê thầy thuốc và chăm sóc so với số tiền phải bỏ ra chăm sóc 1 con chó có thể tạng tốt. Đó là chưa kể bạn phải bỏ ra 1 thời gian không nhỏ cộng với sự lo lắng và khó chịu không đáng có.

             4/ Đặt tên cho chó con.
             Sau khi các vấn đề trên đã được giải quyết xong, chú chó con mà bạn hằng mong đợi đã xuất hiện trong căn nhà của bạn, thì một việc cần khẩn trương làm ngay là đặt tên cho nó. bạn hãy lưu ý rằng tên của nó thường được chọn phải:
             – Bắt đầu từ những chữ cái.
             – Phù hợp với nòi chó.
             – Thuận tiện và dễ nhớ.
             – Không lặp lại tên bố mẹ chúng.
             – Đặc sắc và khác thường.
             – Dễ phát âm, dễ nghe, ngắn gọn.
             Cần có sự sáng tạo trong việc đặt tên cho chó. Tên chó do bạn đặt có thể được những người xung quanh đánh giá về trí tưởng tượng và sự say mê của bạn đối với con chó, hoặc là bạn không có chút trí tưởng tượng và thẩm mỹ nào cả.
             Trước mắt bạn có vô vàn cách đặt tên cho bạn lựa chọn, có thể sử dụng để đặt tên cho con chó của mình theo những gợi ý dưới đây: 
             – Những tên gọi địa lý: châu Phi, Phlorenxia, Vơ ni dơ…
             – Những hiện tượng tự nhiên: Sấm, bão, Chớp…
             – Tên các hành tinh, vì sao: sao Hỏa, sao Kim…
             – Tên các loại đá quý, kim loại quý: vàng, bặ tin tan, ru bi…
             – Tên các loài động vật và chim
             – Tình cảm: trữ tình, giận dữ, u sầu…
             – Các khái niệm mới (đang là mốt): Ma phi a, Cave…
             – Các vật thể thần bí: Quỷ, ma, phù thủy…
             – Các nhân vật huyền thoại: Héc Quyn, Mê đi a …
             – Các nhân vật trong cuốn sách hoặc phim mà bạn yêu thích.

Những nguyên tắc huấn luyện chó

Dạy dỗ chó cưng là trách nhiệm của bạn hay của chuyên viên HL ? Cần phân biệt Giáo dục đào tạo chó và Huấn luyện chó là 2 việc trọn vẹn khác nhau .

Những nguyên tắc huấn luyện chó Những nguyên tắc đào tạo và giảng dạy chó

– Ở trường HL người ta dạy con chó những kỹ năng chuyên nghiệp nâng cao:
+ Thao tác khéo léo: chạy nhảy, vượt chướng ngại vật…
+ Kỹ năng nghiệp vụ: tấn công theo lệnh, trông giữ đồ vật, bảo vệ mục tiêu, đánh hơi truy tìm tội phạm hoặc thuốc nổ, ma tuý v.v.
– Việc giáo dục chó thành một con vật ngoan, cư xử đẹp trong cuộc sống hàng ngày, được mọi người yêu mến, sống hạnh phúc tại gia đình, là nhiệm vụ của chính bạn.
Một số nguyên tắc cơ bản thường được áp dụng trong việc dạy chó :

1.Nguyên tắc bản năng

Chó chỉ là một con vật, nó thường làm theo những gì mà bản năng của nó mách bảo. Nhiệm vụ của chúng ta là phải hiểu biết thật rõ ràng về các đặc tính bản năng này, để có thể kích thích chó phát huy những đặc tính bản năng tốt và chỉnh sửa những hành vi bản năng không phù hợp với mục đích giáo dục chó của chúng ta.
– Ví dụ khi huấn luyện chó bảo vệ thì phải làm sao củng cố bản năng săn mồi, bản năng bảo vệ lãnh thổ của con chó, nhưng phải hướng nó đi theo cách mà chúng ta muốn, chứ không phải gặp ai cũng sủa, tháo xích là tấn công người.
– Còn khi giáo dục chó trở thành một một con vật cưng đáng yêu sống trong nhà, thì phải làm sao để nó bớt đi những hành vi bản năng hoang dại, hung dữ, nhưng vẫn không bị thui chột tính cách để trở thành một con chó nhút nhát, sợ sệt hoặc mất đi hoàn toàn bản năng nòi giống của nó.
Chính vì nguyên tắc bản năng này, trước khi đưa một con chó về nhà, bạn nên tự định hướng cho mình về giống chó mà bạn sẽ nuôi. Hãy chọn một giống chó có bản năng gần nhất với “hình mẫu” mà bạn muốn có cho bản thân mình. Ví dụ đừng chọn giống chó săn tha mồi cho mục đích bảo vệ, giữ nhà, cũng như đừng chọn chó chọi chỉ để làm bạn với lũ trẻ nhà mình.
Như vậy, việc dạy dỗ giáo dục chó là trách nhiệm của chính bạn ngay từ trước khi bạn đem chó về nhà, ngay từ ngày đầu tiên khi nó về với gia đình bạn, và kéo dài trong suốt thời gian nó sống bên bạn. Bản năng của chó đi theo nó suốt cuộc đời. Và bạn luôn luôn phải đồng thời làm hai việc: kích thích bản năng tốt phát triển và hạn chế các hành vi bản năng xấu.

2. Nguyên tắc Bầy Đàn

Chó là loài vật có bản năng sống theo bầy đàn, có trật tự rõ rệt. Động lực sống lớn nhất của chó là tuân thủ trật tự và giữ gìn sự hài hoà của cấu trúc bầy đàn. (Điều này cũng tương tự như con người chúng ta luôn mong muốn củng cố vị trí của mình trong xã hội, hài hoà với trật tự xã hội, giữ gìn sự ổn định của xã hội mà chúng ta đang sống, vì một lẽ là phá hoại trật tự xã hội thì sẽ bị xã hội đào thải).
Khi đưa con chó về với gia đình, tức là bạn đã tách nó ra khỏi bầy đàn của nó, đưa nó vào một “bầy đàn” mới, với các thành viên trong gia đình bạn : người thân, bạn bè và các con vật nuôi khác trong nhà. Ở “bầy đàn” mới này, hầu hết các thành viên, các quy tắc đều xa lạ với trật tự bầy đàn trước đó của chú chó con. Nhiệm vụ của bạn là dạy cho nó biết trật tự mới, các quy tắc bầy đàn mới mà nó phải tuân theo. Nếu không, nó sẽ cư xử theo nguyên tắc bầy đàn mà nó đã từng biết: cách cư xử của chó-với-chó và bạn sẽ phải trả giá cho những hành vi này của nó.

3. Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau

Bạn cần xây dựng một mối quan hệ với chó cưng thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Tình yêu thương thì tự nó đã có, nhưng sự tôn trọng của bạn dành cho con chó, mà nhất là sự tôn trọng của con chó đối với bạn chỉ có thể đạt được thông qua một thời gian dài, nhiều công sức làm việc vất vả. Con chó có thể rất yêu quý bạn, nhưng nó vẫn có thể lờ đi không nghe mệnh lệnh của bạn. Đó chính là vì nó chưa tôn trọng bạn đúng mức.
Đừng đàn áp con chó của bạn hay đối xử với nó như nô lệ. Nhất là tránh đánh đập ngược đãi nó. Hãy tôn trọng những yếu tố mang tính cách đặc thù của chó, cũng như những nhu cầu cơ bản của nó như ăn uống, đi vệ sinh, chơi đùa, gặm đồ vật. Chúng ta phải hiểu và tôn trọng những quyền đó của nó, tuy nhiên chúng ta sẽ can thiệp để ngăn chận nó không ăn tham, không ăn vụng, hay không gào rú hoặc sủa loạn lên khi thấy gia đình bạn ăn cơm mà nó chưa được ăn. Nó được quyền đi vệ sinh bất cứ lúc nào nó muốn, nhiệm vụ của chúng ta là hướng dẫn nó đi vệ sinh đúng chỗ. Nó được chơi đùa, nhưng ở sân chơi chứ không phải trong phỏng ngủ của chúng ta. Nó được gặm đồ, nhưng là đồ chơi chứ không phải giày dép hay sách vở.
Phải tạo cho nó có một niềm tin vào người chủ: sự công bằng, tình yêu thương và những nguyên tắc đặc thù của loài chó. Khi đó nó sẽ tôn trọng bạn. Đạt được sự tôn trọng và tin cậy rồi thì bạn có thể dạy nó hầu hết những gì bạn muốn nó làm.

4. Nguyên tắc kiên nhẫn

Dạy chó cần đặc biệt kiên nhẫn. Dù bạn sở hữu hàng đống tài liệu giá trị, hay đầy đủ các dụng cụ tập luyện, hay giao con chó của bạn cho một HLV đầy kinh nghiệm, bạn đừng nghĩ rằng con chó của bạn sẽ trở thành siêu sao chỉ sau một đêm.
Một số giống chó có khả năng học rất nhanh, nhưng cũng có những giống tỏ ra rất khó dạy bảo, cứng đầu. Chúng ta cần biết về tính khí của các giống chó khác nhau để có phương pháp dạy phù hợp.
Nếu bạn cố gắng dạy chó một điều gì đó mà nó không chịu hiểu, hoặc không chịu làm theo, hãy ngừng buổi tập luyện đó lại. Chuyển qua trò chơi khác. Hôm sau lại quay lại. Kiên nhẫn cho đến khi nó hiểu và thực hiện đúng. Chó không tư duy như người, nên đừng ép buộc nó phải hiểu ngay ý bạn. Bạn cũng đừng bao giờ nói rằng “Tôi cho rằng con chó đã hiểu điều đó”. Không thể nào đoán được nó đã hiểu hay chưa, mà chỉ có thể biết được khi tận mắt chứng kiến những điều chúng thực hiện đúng.

5. Nguyên tắc thường xuyên
Bạn nên dành một khoảng thời gian rảnh rỗi từ 15 đến 30 phút mỗi ngày để chơi với chó cưng, đồng thời dạy dỗ giáo dục nó.
Bất cứ ai không ôn tập đều có thể quên bài, vì vậy ôn tập đối với chó càng quan trọng hơn. Sau rất nhiều lần ôn tập thì chó sẽ hình thành thói quen, ghi nhớ những hành vi cần làm.
Thường xuyên dạy bảo ngay cả trong những lúc không phải là thời gian luỵên tập chính thức.
Chẳng hạn khi dắt chó từ trong nhà ra sân, bạn luôn nói “Ra !”. Luôn nói “Vào !” khi làm ngược lại. Sau một thời gian bạn chỉ cần nói “Ra !” là nó biết chạy ra sân mà không phải là chui vào bếp.

6. Nguyên tắc khen thưởng

Bạn cần khen thưởng mỗi khi con chó thực hiện đúng yêu cầu của bạn. Các hình thức khen thưởng có thể là thưởng thức ăn, đồ chơi, vuốt ve âu yếm hoặc chỉ đơn giản là một lời khen.
Để chó mau nhớ điều bạn dạy, cần khen thưởng đúng lúc, ngay khi nó vừa thực hiện xong. Có một phương pháp rất phổ biến ngày nay là “clicker training”. Mỗi khi con chó thực hiện đúng một yêu cầu, ta bấm nút một dụng cụ tạo ra một âm thanh (click), để đánh dấu cho chó biết: nó vừa thực hiện một hành vi đúng, rồi ngay lập tức khen thưởng nó. Lâu dần con chó sẽ hiểu, nếu nó thực hiện một số hành vi nhất định, nó sẽ được khen thưởng.
Tuy nhiên, việc áp dụng khen thưởng phải được tiến hành khéo léo. Không nên lạm dụng phần thưởng thức ăn trong khi giáo dục chó. Phải làm sao cho chó “tuân lệnh của bạn”, chứ không phải “tuân theo sự sai khiến của thức ăn”. Nếu không sau này, lúc không có đồ ăn để nhử, nó sẽ chẳng chịu làm gì cả.
Đối với chó con thì nên áp dụng thưởng đồ ăn, đồ chơi nhiều để kích thích nó học tập. Sau lớn dần, ta rút bớt đi chỉ còn vuốt ve hoặc khen ngợi bằng lời nói: “giỏi !”, “ngoan !” là đủ.
7. Nguyên tắc áp dụng kỷ luật.

Kỷ luật kịp thời:

Bạn chỉ nên kỷ luật con chó khi bạn “bắt quả tang” nó đang làm hành vi sai trái. Không bao giờ được trừng phạt “nguội “con chó vì một lỗi đã xảy ra trước đó rất lâu. Ví dụ, bạn về nhà thấy nó đi vệ sinh sai chỗ, nhưng không biết từ lúc nào. Bạn mắng mỏ hay đánh đập nó là vô ích. Nó không hiểu vì sao bị phạt và bạn chẳng dạy được nó điều gì qua sự trừng phạt đó.

Kỷ luật ở nhiều mức độ khác nhau:

Các mức độ kỷ luật nên được xây dựng và áp dụng từ nhẹ đến nặng tuỳ theo mức độ của hành vi sai trái. Ví dụ: trèo lên giường cần kỷ luật ở mức độ 1 thì bới thùng rác ở mức độ 5 và gầm gừ trước một em bé, cần kỷ luật ở mức độ 10.
Ở đây, không có một công thức nào cho thang kỷ luật. Thang 1 đến 10 là tuỳ theo từng người chủ quyết định, cũng tuỳ theo từng giống chó. Con nào có cá tính mạnh mới chịu nổi mức trừng phạt nặng. Con chó bản tính nhút nhát, hoặc giống chó hiền lành, mà bị trừng phạt ở mức cao sẽ có thể bị thui chột tính cách.
Lần đầu tiên cứng đầu có thể phạt mức 2, thì ngay lần tiếp theo có thể tăng vọt lên mức 8 mà không cần qua 3,4,5… Điều đó chứng tỏ uy thế của bạn trong quan hệ với nó.Phải dạy cho nó nhớ rằng, một khi bất tuân lệnh là sẽ bị trừng phạt.
Hình thức kỷ luật tương ứng với mỗi nấc thang từ 1 đến 10 là do bạn tự chọn, nhưng tuyệt đối tránh các biện pháp gây đau đớn hoặc vô nhân đạo đối với con chó.

Công bằng trong khi áp dụng kỷ luật:

Trong khi dạy chó, chỉ kỷ luật nó khi bạn biết chắc rằng nó đã hiểu và có thể thực hiện đúng yêu cầu của bạn, nhưng nó không chịu thực hiện. Kỷ luật khi nó chưa hiểu, chưa biết cách thực hiện là không công bằng. Kỷ luật vào lúc đó chỉ làm hỏng mối quan hệ của nó với bạn mà thôi.
Nếu nuôi nhiều chó, khi một con chó bé xông đến ăn tranh với một con chó lớn và bị con kia sủa cảnh cáo, rồi cắn, bạn không thể trừng phạt con chó lớn được. Đơn giản là con chó bé đã vi phạm trật tự bầy đàn và đã bị con lớn trừng trị. Nếu bạn trừng trị con chó lớn thì nó sẽ mất lòng tin vào bạn ngay. Ở đây, nhân vật có lỗi chính là bạn vì đã không có biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa việc giành ăn. Luật của loài chó không có chữ “nhường trẻ em” như chúng ta, tuy nhiên cũng có một số giống chó sẵn sàng nhường chó cái và chó con. Trường hợp đó không phổ biến.
Tương tự như khi khen thưởng chó, hãy làm sao để chó “tuân lệnh của bạn” chứ không phải bị “khuất phục bởi đòn roi, vòng siết cổ”. Có một số con chó chỉ tuân lệnh bạn khi bạn nắm xích trong tay còn nó thì đang ở trong vòng siết cổ. Lúc không có những cái đó, nó không coi bạn ra gì hết. Bạn kỷ luật nó, nó còn có thể quay lại cắn luôn cả bạn đấy.

Dùng giọng nói của bạn để dạy chó:

Ở một số nước (VN chẳng hạn) còn thiếu rất nhiều dụng cụ để dạy dỗ huấn luyện chó: chúng ta thiếu clicker, vòng cổ kỷ luật có gai (prong collar), vòng điều khiển từ xa (remote collar), vòng chống chó sủa (anti-barking collar), thậm chí đến một sợi xích chuyên dùng hay sợi dây da dùng trong luyện tập cũng không dễ kiếm, vậy thì có thể dùng giọng nói để điều khiển con chó là thích hợp nhất.
Hãy để ý phân tích kỹ điều này: trong đời sống thiên nhiên hoang dã, con vật nào càng to lớn, càng có uy lực thì âm thanh của nó phát ra càng có âm lượng lớn và âm sắc trầm. Voi, hổ, sư tử, tê giác đều có tiếng rống trầm đục, rất lớn và vang rất xa. Trong khi đó những con vật nhỏ thì phát ra âm thanh ở tần số cao hơn, âm lượng nhỏ hơn nhiều. Chó lớn cũng sủa trầm đục “uầng uầng” trong khi chó bé thì sủa “lách nhách”, giọng “the thé”
Hãy tận dụng điều này trong khi dạy chó, thay vì phải kiếm đầy đủ các dụng cụ phức tạp hoặc đánh đập chó bằng đòn roi.
Sau khi đã dạy chó hiểu tốt lệnh “Vào !” là thế nào, mỗi khi ra lệnh “Vào !” lần thứ nhất, bạn hãy nói bằng giọng bình thường, âm sắc vừa phải, không cần nghiêm khắc lắm. Nếu nó nghe lời, hãy khen thưởng nó ngay. Nhưng nếu nó không nghe lời, hãy nhắc lại lệnh “Vào !” một cách nghiêm khắc, với một âm sắc trầm hơn, âm lượng lớn hơn, có sắc thái mệnh lệnh hơn, để khiến nó phải tuân theo bạn. Nếu cần thì dứt khoát cầm dây dắt lôi cổ nó vào nhà. Nó sẽ hiểu ra rằng: nếu không tuân lệnh ngay từ lần đầu, khi bạn còn vui vẻ, thì nó sẽ bị “chỉnh huấn” một cách nghiêm khắc ngay lập tức.

8. Nguyên tắc nhất quán

Nhất quán về phương thức khen thưởng/kỷ luật:
Nếu bạn đã phạt nó về một hành vi nào, thì bất cứ khi nào nó tái phạm hành vi đó, nó cũng sẽ bị phạt.
Nhất quán về từ vựng khi dạy dỗ chó:
Bạn và các thành viên trong gia đình phải thống nhất với nhau những khẩu lệnh cho con chó. Ví dụ bạn đã dùng từ “ra” để dạy nó chạy từ trong nhà ra sân, thì bạn và cả nhà phải dùng từ “tránh” nếu bạn không muốn nó quấy rầy hay cản đường bạn khi ở trong nhà. Nếu bạn nói “tránh” mà người khác nói “ra”, con chó thông minh thì sẽ chạy ra sân, trong khi thực tế ta chỉ cần nó tránh đường là đủ. Đừng bắt con chó phải hiểu một từ theo “ngữ cảnh” khác nhau. Khả năng đó chỉ có ở con người mà thôi.
Nếu bạn muốn: kêu tên là nó phải chạy lại với bạn, thì tuyệt đối không được dùng tên để rầy la nó. Ví dụ bạn nhìn thấy nó đang bới đống rác, bạn nên la lên“Không ! hay No !” thay vì hét lên “ Weiko……..!” rồi chạy lại la rầy đánh mắng nó vì tội bới thùng rác. Nếu bạn thường hét “ Weiko………!” để la nó, nó sẽ gắn âm thanh đó với việc sắp bị la rầy trừng phạt. Sau này mỗi khi nghe tên, thay vì chạy lại với bạn, nó sẽ tìm cách chuồn thật xa để khỏi ăn đòn.
Đùa vui một chút: “ Weiko ! Come !” mà nó chạy mất tiêu, đó mới chính là con chó khôn.

Tham khảo thêm cách nuôi chó ít bệnh

Một con chó nuôi ở trong nhà luôn được xem như là một món đồ chơi hấp dẫn của các em nhỏ, vì thế các em rất thích vui đùa và ẳm chó con. Việc tiếp xúc của các em nhỏ với chó con nảy sinh ba vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm:

1/ Tư thế ẳm chó con của các em nhỏ là nhồi ép rất mạnh vào bụng, từ đó sẽ làm chèn ép các nội tạng trong xoang bụng vốn rất mong manh nơi chó con sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, từ đó chó con rất dễ bị bệnh.

2/ Ở trên chó có một số loại giun sán có thể lây sang người, mà những loại giun sán này bị nhiễm vào chó con từ rất sớm.

3/ Bản năng của chó con là thích cắn xé, vì thế có thể chúng cắn vào tay chân khi các em đưa tay vào miệng chó.

Để ngăn ngừa tình trạng này, với các chó nhỏ nên hạn chế việc chơi đùa và ẳm bồng của các em nhỏ. Phải xổ giun định kỳ cho chó mỗi năm 2–3 lần, lần đầu tiên nên cho chó con uống thuốc tẩy giun lúc được một tháng tuổi. Có thể dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Thuốc uống, có thể dùng một trong các loại thuốc sau đây:

– BIAVERM : đây là loại thuốc kết hợp hai thành phần Niclosamide và Levamisole, có thể tẩy được sán dây, giun đũa, giun móc, giun tim và giun phổi.

Liều dùng:

– Chó, mèo dưới 2,5kg thể trọng: cho uống ½ viên

– Chó, mèo từ 2,5kg – 5kg thể trọng: cho uống 01 viên

– Chó, mèo trên 5kg thể trọng, cho uống ½ viên/2,5kg thể trọng. Lưu ý không được dùng quá 06 viên cho một con. Cho uống vào buổi sáng trước khi ăn, dùng một liều duy nhất.

– EXOTRAN: 01 viên/5kg thể trọng. Cho uống thuốc trước khi ăn. Chó con rất dễ bị nhiễm giun sán nên được cho uống mỗi tháng một lần trong hai tháng đầu, chó lớn mỗi năm xổ hai lần.

Ngoài ra để ngăn ngừa chó cắn trẻ em, người ta có thể dùng kiềm cắt móng tay để bấm bỏ đầu nhọn của các răng nanh và phải cắt cho bằng phẳng. Nên cắt khi răng còn non, đừng để quá lớn mới cắt sẽ khó khăn hơn. Mặt khác, móng chân của chó cũng phải được theo dõi để cắt ngắn, nếu để móng chân mọc quá dài, chó sẽ bị đau bàn chân và đi lại khó khăn. Đối với chó có lông dài, thỉnh thoảng phải cắt bớt lông ở vùng mắt và vùng chân cho chó.

Như phần trên đã trình bày chó con rất dễ bị bệnh, nhất là sau những đợt phải vận chuyển chó đi xa. Cũng như giống chó Phú Quốc khi du khách mang từ đảo về đất liển thường khó nuôi. Không riêng gì chó Phú Quốc mà ngay cả những giống chó khác đều khó nuôi nhất là khi chó còn nhỏ. Chó con bị nhiễm giun sán cũng như những mần bệnh khác rất sớm từ chó mẹ. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn và chúng sẽ phát bệnh khi cơ thể chó con bị suy yếu. Mặt khác, chó con rất dễ bị stress do thay đổi môi trường sống, thay đổi về cách nuôi thả sang nuôi nhốt, thay đổi về khí hậu, do vận chuyển đi xa, do thay đổi về thức ăn, cách tắm, thay đổi cách chăm sóc…vv. Những thay đổi đột ngột này là nguyên nhân làm cho cơ thể suy yếu, từ đó mần bệnh dễ bộc phát. Để khắc phục những điều nêu trên, chúng ta cần thực hiện những điều sau:

– Tiêm ngừa các bệnh truyền nhiễm theo lịch như đã trình bày ở trên. Sau khi tiêm ngừa phải ngừng tắm cho chó từ 5 -7 ngày. Sau khi vừa tiêm ngừa không được vận chuyển chó đi xa, không được thiến, mổ.

– Đừng tắm nhiều cho chó con vì chó con chịu lạnh kém. Nếu cần tắm thì phải tắm nhanh bằng nước ấm và sau khi tắm phải sấy khô lông ngay (không được đem phơi nắng chó con để khô lông). Phải dùng xà phòng và dầu tắm riêng cho loài chó, đừng sử dụng dầu tắm của người cho chó.

– Phải biết phân biệt chó bệnh và chó khỏe để có hướng can thiệp kịp thời.

– Đối với chó nhỏ nên xay nhuyễn thức ăn để thức ăn dễ tiêu hóa. Cho chó ăn đầy đủ và phải cân đối về các chất dinh dưỡng. Có nhiều người chủ đôi khi quá cưng chó mà chỉ cho ăn toàn chất đạm mà thiếu đi những chất khác cũng không tốt.

– Đừng cho trẻ em ẳm bồng và nô đùa với chó con quá mức sẽ làm chó con mệt đưa đến giảm ăn và xáo trộn tiêu hóa.

– Trước khi muốn vận chuyển chó đi xa nên cấp trước VitaminC 1 – 2 ngày để tăng sức đề kháng, giảm stress cho thú.

– Đối với chó Phú Quốc có nguồn gốc ở đảo, do được nuôi ở một môi trường tương đối thoáng hơn so với đất liền, đa số là nuôi thả, thức ăn quen thuộc với cá biển và có thể chưa được tiêm ngừa những bệnh truyền nhiễm (bệnh Carré, bệnh do Parvovirus…). Vì thế khi muốn đem chó từ đảo về đất liền nếu khách du lịch đi chơi vài ngày thì tốt nhất là nhờ nhân viên thú y tiêm ngừa những bệnh truyền nhiễm cho chó tối thiểu 10 ngày trước khi đem chó về và cũng phải cấp VitaminC trước khi vận chuyển như đã nói ở trên. Ngược lại nếu không kịp tiêm ngừa vaccin thì khi mang về nhớ cho chó ăn thức ăn gần giống với thức ăn trước đó để chó quen dần và trong vòng 7 ngày sau nếu chó vẫn bình thường thì nên tiêm ngừa cho chó nếu đã đến tuổi tiêm ngừa. Không được nuôi nhốt liên tục mà thỉnh thoảng phải dẫn chó ra ngoài vận động.

Có nên nuôi chó trong nhà –

Phương pháp nuôi chó cảnh

Phương pháp nuôi chó Phú Quốc

Phương pháp nuôi chó phốc –

Kinh nghiệm nuôi chó Chihuahua –

Kinh nghiệm nuôi chó sơ sinh

(st)

Rate this post
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan