Chó vốn là thú cưng được nuôi gần gũi với bạn hằng ngày. Trong quá trình nô đùa, các chủ nuôi cũng không tránh khỏi việc bị chó cào chảy máu. Tình trạng này thường bị nhiều người lơ là cho qua. Thế nhưng sự chủ quan này trong một số trường hợp lại gây nên các hậu quả khôn lường. Cùng Thucanh theo dõi những nguy hiểm có thể gặp phải và cách xử lý hiệu quả nhất.
Bị chó cào chảy máu có sao không?
Tuy chó là thú cưng trong nhà được bạn chăm chút kỹ lưỡng nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chúng sạch sẽ 100%. Vốn là động vật di chuyển bằng 4 chân, thường xuyên tiếp xúc với đất bẩn, đào bới theo bản năng. Bởi thế nên chân của chó thường rất bẩn. Nếu chẳng may chó cào lên da bạn thì việc lây nhiễm nấm, vi khuẩn là hoàn toàn có thể xảy ra. Đặc biệt, các vết thương hở cũng rất dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, nó cũng khiến tỷ lệ bệnh uốn ván xảy ra khá cao.
Thêm nữa, việc bị chó cào chảy máu cũng khiến bạn mắc nguy cơ bệnh dại khá cao. Bởi chó thường dùng miệng để liếm láp thân người cũng như bàn chân. Vì thế, nước dãi gây bệnh cũng tiềm ẩn trong móng chân của chó.
Có nên chích ngừa khi bị chó cào có máu?
Khi bị chó cào chảy máu, nhiều người thường suy nghĩ đến việc tiêm vắc xin ngừa bệnh. Thế nhưng điều này cũng phụ thuộc vào mức độ lành tính của từng trường hợp chó cào. Tuỳ trường hợp sẽ có cách xử lý khác nhau.
Nếu là chó nhà hay chó hàng xóm đã tiêm phòng vắc xin dại
Bị chó cào chảy máu trong trường hợp này, bạn nên dùng khăn sạch đè lên vết xước. Hoặc có thể buộc chặt đến khi chúng khi máu ngừng chảy. Sau đó, dùng xà phòng và nước sạch rửa sạch vết thương. Lau khô da và bôi một chút ít thuốc mỡ kháng sinh và băng vết thương lại.
Tiến hành theo dõi diễn biến vết xước trong 72 giờ. Khi thấy có những dấu hiệu như tăng nhiệt độ, đỏ, sưng, đau nhức hoặc tạo những vệt đỏ trên da. Nếu gặp bất kể những triệu chứng nào, hãy đến bệnh viện để theo dõi và điều trị.
Trường hợp chó cào bạn là chó hoang, chó dại
Đây được xem là mức độ vô cùng nguy hiểm của bệnh. Bạn nên thực hiện cầm máu, rửa sạch vết cào và sát khuẩn sơ bộ. Nhanh chóng đi tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay.
Theo dõi chú chó đã cào bạn trong vòng 15 ngày xem chúng có biểu hiện gì lạ thường hay không. Đồng thời xem độ nhiễm trùng của vết xước có các dấu hiệu như tăng nhiệt, đỏ, sưng, đau nhức hay không. Từ đó đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Một số trường hợp nên chích ngừa ngay
Bạn nên chích ngừa ngay khi bị chó cào chảy máu với những trường hợp sau:
- Xác định được chó cào bạn là chó dại. Nên thực hiện càng sớm càng tốt
- Khu vực bạn đang sống có dịch bệnh dại liên quan đến chó mèo
- Nếu lúc bị chó cào, bạn đang mắc phải các bệnh như tiểu đường, gan, HIV thì cũng cần liên hệ cơ sở y tế để can thiệp kịp thời nhé.
Lưu ý cần biết để tránh nguy hiểm chó cào chảy máu
Để hạn chế được các tình trạng bệnh dại cũng như các mối nguy hại từ việc bị chó cào chảy máu. Bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên tiêm phòng dại cho chó mèo khi nuôi
- Rọ mõm cũng như có dây dắt khi thả chó ra ngoài. Hạn chế cho chúng đi rông vì dễ lây lan bệnh.
- Không nên để trẻ nhỏ chơi với các động vật để tránh chúng cào cấu.
- Không sử dụng các loại lá đắp lên vết thương khi bị chó cào
- Khi bị chó cào, hãy chú ý theo dõi những biểu hiện lạ trên cơ thể. Từ đó có cách xử lý kịp thời.
- Nên đến các bệnh viện hay cơ sở y tế uy tín để tham khảo ý kiến bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc lạ điều trị.
Trên đây Thucanh đã lý giải cho bạn việc bị chó cào chảy máu có nguy hiểm không? Một số lưu ý về cách xử lý khi bị chó cào hay cắn. Khi nuôi chó, bạn cũng nên tiêm phòng dại đầy đủ cho chúng. Không nên chủ quan với những vết thương nhỏ. Đề phòng nhiễm các bệnh khó chữa nhé.
Xem thêm:
Dấu hiệu chó đực phát dục là gì?
Bả chó là gì?
Chó ngủ mấy tiếng một ngày?