Giáo án mầm non lớp lá – Chủ đề: Thế giới động vật – Chủ đề nhánh: Động vật sống dưới nước – Đề tài: Truyện “Cá cầu vồng can đảm” – https://thucanh.vn

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá – Chủ đề: Thế giới động vật – Chủ đề nhánh: Động vật sống dưới nước – Đề tài: Truyện “Cá cầu vồng can đảm”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Chủ đề :Thế giới động vật
 Chủ đề nhánh : Động vật sống dưới nước
Hoạt động làm quen văn học
Đề tài: Truyện “Cá cầu vồng can đảm”
 Lớp: Lá 2
Thời gian : 30 – 35 phút
Người dạy: Hoàng Thị Lệ
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Phương Diệp
 Mục đích yêu cầu.
Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên câu chuyện, hiểu nội dung câu chuyện
- Trẻ biết được tên các nhân vật trong chuyện, biết kể lại chuyện theo tranh
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát chú ý ghi nhớ có chủ định. 
- Rèn kỹ năng giao tiếp thể hiện tình cảm, tình đoàn kết với bạn bè
3. Giáo dục :
- Trẻ tích cực tham gia kể truyện cùng cô.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, giúp đỡ và đoàn kết với bạn bè.
Chuẩn bị
- Giáo án, tranh truyện cá cầu vồng can đảm, bài hát “ Cá vàng bơi” 4 bức tranh trong câu chuyện.
Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động cảu trẻ
Hoạt động 1: Ổn định giớ thiệu bài
Cả lớp cùng hát bài “Cá vàng bơi”
Bài hát có nhắc tới con vật nào? (Cá vàng)
Cá vàng đang bơi ở đâu?
Ngoài cá ra còn có những con nào sống dưới nước nữa?
Các con vật sống dưới nước có ích lợi gì?
Hôm nay cô sẽ kể câu truyện “Cá cầu vồng can đảm” nhé.
Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
Cô kể diễn cảm lần 1 (Kết hợp cử chỉ điệu bộ)
Giảng nội dung: Câu chuyện kể về 1 bạn cá cầu vồng có bộ vẩy lóng lánh rất đẹp và cá cầu vồng đã phân phát bộ vẩy đẹp của mình cho các bạn cá mỗi bạn 1 vẩy, các bạn sống bên nhau rất vui vẻ và đoàn kết có 1 chú cá đuôi vằn bơi lạc tới, xin chơi cùng thì cả đàn cá không cho vì cá đuôi vằn không có chiếc vẩy như chúng, và cả đàn cá lại vui vẻ cùng nhau chơi, lúc đó cá cầu vồng rất áy náy, tuy nhiên để không mất lòng bầy cá bạn nên không giám nói gì, mải chơi cả đàn cá không hề biết có nguy hiểm đang rình rập quanh mình, bỗng 1 con cá mập lao vút tới cả đàn hoảng hốt tìm chỗ trú ẩn, khi tất cả đàn cá đã an toàn thì cá đuôi vằn không kịp tìm chỗ trú ẩn và cá cầu vồng đã can đảm dẫn lũ bạn ra cứu cho cá đuôi vằn, và đã cứu được bạn cá đuôi vằn. 
Cô kể lần 2( kết hợp hình ảnh)
Đàm thoại
Câu chuyện có tên là gì?
Trong câu chuyện gồm có những nhân vật nào?
Đàn cá sống bên nhau như thế nào?
Đàn cá có gì đặc biệt? (Có vẩy lóng lánh)
Đàn cá chơi trò chơi gì?
Đàn cá đang chơi bên nhau thì bạn cá gì lạc tới?
Khi cá đuôi vằn xin chơi thì đàn cá có cho cá đuôi vằn chơi không? Tại sao đàn cá không co cá đuôi vằn chơi?
Cá cầu vồng cảm thấy như thế nào?
Khi đàn cá đang chơi gặp nguy hiểm gì?
Khi cá đuôi vằn gặp nguy hiểm ai đã kêu gọi các bạn giúp cá đuôi vằn?
Sau đố đàn cá đã làm gì với cá đuôi vằn?
Trong chuyện con thích nhân vật nào? Vì sao?
Các con đặt tên mới cho câu chuyện
Giáo dục: Hằng ngày đến lớp các con được gặp bạn bè, được học dược chơi cùng nhau chúng ta phải biết quan tâm, yêu thương, giúp đỡ đoàn kết với bạn, giúp đỡ lúc khó khăn nhớ chưa các con.
*Cho trẻ kể chuyện theo tranh minh họa.
Trong quá trình trẻ kể cô gợi ý động viên khuyến khích động viên và gợi ý trẻ thể hiện.
 Kết thúc
+ Trò chơi: Ghép tranh
- Luật chơi: Ghép đúng tranh
- Cách chơi:Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 1 bức tranh theo nội dung câu truyện “Cá cầu vồng can đảm”. Nhiêm vụ của mỗi nhóm là ghép tranh đúng và đưa lên cho cô, từng nhóm nói nội dung của bức tranh mà tổ mình đã ghép.
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ đặt tên cho chuyện
- Trẻ tham gia kể chuyện
- Trẻ tham gia trò chơi
Rate this post

Bài viết liên quan