Hội người điên

Tranh: Lê Thiết Cương
Tranh: Lê Thiết Cương

Cứ sáng ra lại thấy hiên nhà có rơm, nghĩ mãi chẳng biết từ đâu bay tới. Đến trưa, mái ngói nóng lên như lò nung, từ trên xà nhà rơi xuống một con chuột còn đỏ hoe, chưa mở mắt, đúng kiểu chuột nhắt. Dọi mắt lên thì thấy một nùi rơm con, thôi rồi ổ chuột .
Đã định vứt con chuột con cho gà ăn thì thằng bé trong nhà mắt rơm rớm bảo thương quá, bị mẹ bỏ đấy. Giằng co giữa hai lựa chọn : một là vứt cho gà vừa để trừ “ hậu họa ” cắn quần áo vừa cho rảnh nợ, hai là nuôi tạm để trẻ con không nói là mình ác .
Thôi thì chọn cái thứ hai, không thì bao nhiêu công dạy đạo đức từ bi cho nó lâu nay thành ra công cốc. Bỏ con chuột vào cái hộp có lót mảnh khăn rách nát. Cho nó uống sữa bằng mẩu ống hút, mỗi lần một hai giọt mà cũng nhoe nhoét ra. Đậy cái rổ lại, không con gì quắp mất. Rồi trẻ con ngồi chơi game, học bài bên cạnh, bắt người lớn phải đi nhẹ nói khẽ hệt như có trẻ sơ sinh trong nhà .

Trong lúc cho chuột uống sữa, nghĩ mình có sai không, nuôi một thứ sau này chắc chắn cắn quần áo mình. Nhưng mà ở đời biết bao nhiêu người cũng đã sai như thế, bú mớm những mầm ăn hại khổng lồ.

Ngày mai lên đường rồi, con chuột không biết chuyển giao cho ai. Đưa hàng xóm thì người ta nghĩ mình điên. Bắc thang đặt lại vào ổ thì con chuột hẳn sẽ chết nung vì ngói nóng. Thôi cứ chăm cho nó yên ổn được ngày nào hay ngày đấy. Tin vào kiếp sau thì có khi nó sẽ thành cô y tá, còn mình là bệnh nhân thập tử nhất sinh được cô ấy ân cần chăm nom trước lúc quy tiên, nhắm mắt mỉm cười mãn nguyện .

Trước lúc lên đường một tiếng, khi cho chuột con uống sữa lần ở đầu cuối và biết nó sẽ chết dần vì không còn ai ở nhà suốt hai tháng nữa thì chị T. Open. Chị sang xin hạt đậu ngự về trồng. Chị là người làm vườn chuyên nghiệp nhất trong vùng, đôi lúc các nhà vẫn nhờ chị sang làm giàn đậu, làm cỏ …

Chị T. nhìn con chuột ngủ trong cái hộp, hỏi: “Chuột à? Nuôi à?”.

Chúng tôi rất ngượng khi phải lý giải việc nuôi báo cô kẻ ăn hại tương lai này rằng nó bé quá và không nỡ giết, rằng đã thử bỏ nó trở lại cái ổ tít trên cao và nó lăn xuống lần nữa tưởng chết, rằng đã để nó ngoài hè cả đêm mà mẹ nó không tha về …, chị T. ngước lên xem xét ổ chuột, bảo : “ Mẹ hắn bỏ đi luôn rồi, giờ tính sao ? ” .
Làm sao dám mang về thành phố để bị hàng không phạt à, để mang một mầm bệnh nào đó chưa biết về cho đàn chuột đã sẵn có ở đây à ? Để bị gọi là điên à ? Nhưng thú thực ý nghĩ ấy cũng có chạy qua trong đầu cả người lớn lẫn trẻ con …
Chị T. nhìn con chuột lần nữa : “ Bé quá, cũng không nỡ giết thật ” .

Cuối cùng, chúng tôi đánh liều đề nghị chìa khóa đây, mỗi ngày đi ngang đây nhờ chị ghé vào cho nó uống vài giọt sữa đến lúc nó mở mắt và tự cút đi. Chị T. đồng ý, mặt rất nghiêm túc. Chúng tôi dặn chị đừng nói với ai trong làng, không thì mọi người bảo bọn này điên. Chị cũng đồng ý nốt.

Về đến thành phố, sáng hôm sau chị T. điện thoại cảm ứng. Chị bảo cho chuột ăn sữa rồi nhé, cho phơi nắng rồi nhé, phơi mông và sống lưng thôi. Chị tả con chuột như tả một em bé “ đang giơ bốn chân lên ngủ đây ”. Đến chiều, chị T. báo mới ghé, chuột con đã được ăn và uống nước, lại ngủ rồi. Chị bảo nó có béo lên đấy ; chúng tôi hỏi trông đã ra dáng chuột, đã muốn đập rồi phải không …
Chiều tối, chị T. gọi điện bảo thế này có được không, chị mang con chuột về nhà chị nhé để đêm hôm còn cho nó uống nước không nó khát, sáng chị đi làm thì cho nó qua bên này, đậy cái rổ lại kiểu cất giấu du kích, trưa sẽ ghé vào cho ăn, tối lại mang về. Chúng tôi bảo trời ơi chị T., chị mất công thế có sợ chồng chị biết mà mắng không ? Chị bảo không sao đâu, không ai biết đâu .
Thôi mọi người đã làm rất là rồi đấy, cả chị T. là người vốn rất căm thù chuột. Mong cho con chuột mau mở mắt, chân chạy vững mà nhanh nhanh gọn chóng chuồn đi, trước khi bị chính những người nuôi nó đập cho một nhát vì hành vi chuột đáng ghét của nó. Giờ thì tưởng tượng đến cảnh đêm hôm chị T. dậy, len lén cho con chuột uống vài giọt sữa rồi vào nằm tiếp, sáng mai lại bỏ vào túi áo chở nó đi, như đi gửi trẻ để ra đồng. ■

Rate this post
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan