1. Chọn chậu và đất
Chậu hoa mới này lớn hơn chậu hoa hiện đang trồng khoảng 10 – 12cm, có lỗ thoát nước dưới đáy chậu. Đất lý tưởng cho cây cảnh phải là đất thịt nhẹ, xốp, dễ thoát nước, ít vôi. Như: – Đất thịt: hạt đất thô, cứng, khả năng giữ nước và giữ ẩm tốt. – Đất sét pha cát: Tương tự như đất thịt, nhưng có chứa, hạt đất cứng thường được trộn với đất thịt để trồng các cây không thay lá. – Đất thịt đen: Màu nâu đen, hạt đất cứng, pha trộn với đất thịt đỏ để trồng. – Đất sét nhẹ pha cát: Màu vàng nhạt, biến thành màu vàng khi ẩm ướt. Có thể giữ ẩm và giữ chất dinh dưỡng tốt. – Đất dành cho cây cảnh là loại đất được các nhà máy sản xuất để chuyên phục vụ cho việc trồng cây cảnh, Bonsai. Loại đất thích hợp nhất cho cây cảnh là đất mà cây cảnh sống trên đó. Sau khi chọn được đất, phải xử lý đất và tạo ra đất trồng cây cảnh. Xử lý đất: Phơi đất 5 – 7 ngày hoặc dùng thuốc Viben C phun đều lên đất và ủ lại để diệt nấm bệnh. Sau bước này có 2 cách tạo đất trồng cây cảnh.
- Sàng lọc đất: Dùng sàng hay rây sàng đất để phân thành các dạng hạt đất có kích thước khác nhau. Đặt cây vào chậu, xếp đất thành các lớp theo nguyên tắc dạng hạt to xuống dưới đáy chậu và kích thước hạt nhỏ dần lên trên.
- Để nguyên đất không sàng và tiến hành phối trộn tạo nên đất trồng phù hợp cho cây cảnh để đất tơi xốp thoáng khí, thoát nước và giữ ẩm tốt.
2. Nhổ cây ra khỏi chậu
Tuyệt đối không được đào bới hay nhổ gốc cây lên vì có thể sẽ làm đứt rễ và dẫn đến chết cây. Chúng ta nên tiến hành như sau: – Nếu đất xốp: chỉ cần đặt chậu xuống chỗ đất mềm, cầm miệng chậu và nâng nghiêng về phía trước và đẩy đi đẩy lại thật nhanh nhiều lần, lần lượt xoay về nhiều phía. Những động tác này sẽ làm cho đất bung ra khỏi chậu, lúc này bạn chỉ cần đổ cây ra và vẫn thấy bầu cây còn nguyên vẹn. – Nếu cây to: cần có 2 người kết hợp để lấy cây ra. Một người bê chậu và đổ, người còn lại đỡ lấy cây. – Nếu đất chặt: dùng một que sắt có đầu dẹt chọc vùng đất xung quanh thành chậu xuống tận đáy và bẩy cây lên. Tưới một ít nước làm ẩm cho chậu cây trồng giúp bạn có thể nhổ cây ra khỏi chậu một cách dễ dàng hơn. Có một số trường hợp rễ cây bám chắc vào trong chậu cũ, khiến bạn khó có thể đưa cả bầu cây ra được hoặc miệng của chậu cũ nhỏ hơn phần đáy chậu, trường hợp này, bạn nên loại bỏ chậu bằng cách phá bỏ để bào vệ được bầu cây và cây an toàn. Lưu ý: trước khi bứng cây, chúng ta nên tưới ướt đất hoặc nếu đất quá chặt thì có thể ngâm cả chậu vào trong nước cho tới khi đất trong chậu nhũn ra thì có thể lấy cây ra một cách dễ dàng mà không làm đứt rễ cây. Còn với những chậu có phần miệng nhỏ hơn so với phần dưới thì không thể áp dụng các cách trên mà chỉ có thể đập chậu đi mà thôi.
3. Xử lý bầu rễ
Khi đã bứng được cây ra khỏi chậu, chúng ta sẽ tiến hành xử lý cho bầu rễ. Để cho cây khi sang chậu mới sẽ tái sinh nhanh thì chúng ta sẽ dùng dao sắc để cắt xung quanh bầu rễ, như vậy thì cây sẽ cho ra nhiều rễ mới và phát triển tốt hơn. Lưu ý là trong khi cắt xén không nên quá mạnh tay để làm rễ bị dập nát, ảnh hưởng đến khả năng sống sót của cây.
4. Sang chậu và thay đất cho cây
Di chuyển cây đã nhổ ra (nguyên cả bầu) một cách cẩn thận và đặt vào chậu cây mới. Không kéo trên thân cây làm gãy cành nhánh hoặc hư tổn đến rễ cây. Kiểm tra rễ cây và đất còn trong chậu cũ. Nếu đất là trong hình dạng tốt, hãy thử dùng lại một ít và trộn với phân đất mời. Nếu nó bị mốc hoặc bị thối thì nên loại bỏ. Đối với bầu cây và rễ: nếu cuộn chặt, sử dụng ngón tay của bạn hoặc một con dao nhọn để nới lỏng hoặc nhẹ nhàng cắt đi một ít giúp cho cây nhanh bén rễ mới và dễ dàng phát triển hơn. Cắt bỏ các rễ thối hoặc chết. Khi đã chọn được chậu phù hợp (chậu càng có nhiều lỗ thoát nước càng tốt), và chọn được loại đất phù hợp (nên là đất đã được phơi nỏ và phải khô), chúng ta sẽ tiến hành trồng cây vào chậu mới. Trước tiên đặt một lớp xỉ than rắn chắc, lớp tiếp theo là lớp đất cục, sau đó là đất tơi và đặt cây vào theo đúng vị trí đã xác định và ‘ưng mắt” thì mới tiến hành lấp đất. Xung quanh chậu thì nên xếp đất cục từ to rồi nhỏ dần, đất dùng để vùi xung quanh rễ phải là đất mầu. Cuối cùng, lớp đất trên mặt chậu nên là đất cục to để tránh xói mòn.
5. Thêm đất và nén đất xung quanh cây
Đất trồng từ chậu cũ có thể được dùng để trộn thêm với phần
6. Tưới nước ẩm chậu cây
Tưới nước ẩm cho chậu cây cảnh mới được thay chậu ngay và nếu có điều kiền nên để chậu cây ở nơi có bóng râm vài ngày. Sau đó, di chuyển chậu cây cảnh ra sân vườn hoặc mang lai vào nhà. Trong nhiều năm khi thay đổi chậu cho cây trồng không được thự hiện, bạn bón phân trên mặt đất bằng cách loại bỏ 5cm lớp phân trộn cũ phía trên mặt chậu trồng và thay thế bằng lớp phân trộn mới.
Cây cảnh, hoa cỏ là những thực thể sống, với sự chăm sóc của chúng ta rồi cũng sẽ phát triển đầy chậu, hút hết chất dinh dưỡng của đất, nếu chúng ta không để ý đến điều này sẽ làm chậm quá trình sinh trưởng của cây và lâu dần sẽ dẫn đến cây héo mòn. Chính vì vậy, mỗi năm cây cần phải được chuyển sang một cái chậu to hơn hoặc cần bón thêm phân trộn vào chậu trồng cũ. Trong bài viết này, Quang Cảnh Xanh sẽ hướng dẫn từng bước để bạn có thể tự sang chậu và thay đất cho cây, giúp cây sống khỏe hơn. Chậu cây, hoa cảnh là một trong những phụ kiện trang trí giúp ngôi nhà, sân vườn thêm sinh khí, thanh lọc không khí, tạo không gian tươi mát giúp gia đình bạn thư giãn. Một số biểu hiện giúp bạn nhận biết đã đến thời điểm cần sang chậu và thay đất cho cây: cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây.Chậu hoa mới này lớn hơn chậu hoa hiện đang trồng khoảng 10 – 12cm, có lỗ thoát nước dưới đáy chậu. Đất lý tưởng cho cây cảnh phải là đất thịt nhẹ, xốp, dễ thoát nước, ít vôi. Như: – Đất thịt: hạt đất thô, cứng, khả năng giữ nước và giữ ẩm tốt. – Đất sét pha cát: Tương tự như đất thịt, nhưng có chứa, hạt đất cứng thường được trộn với đất thịt để trồng các cây không thay lá. – Đất thịt đen: Màu nâu đen, hạt đất cứng, pha trộn với đất thịt đỏ để trồng. – Đất sét nhẹ pha cát: Màu vàng nhạt, biến thành màu vàng khi ẩm ướt. Có thể giữ ẩm và giữ chất dinh dưỡng tốt. – Đất dành cho cây cảnh là loại đất được các nhà máy sản xuất để chuyên phục vụ cho việc trồng cây cảnh, Bonsai. Loại đất thích hợp nhất cho cây cảnh là đất mà cây cảnh sống trên đó. Sau khi chọn được đất, phải xử lý đất và tạo ra đất trồng cây cảnh. Xử lý đất: Phơi đất 5 – 7 ngày hoặc dùng thuốc Viben C phun đều lên đất và ủ lại để diệt nấm bệnh. Sau bước này có 2 cách tạo đất trồng cây cảnh.Tuyệt đối không được đào bới hay nhổ gốc cây lên vì có thể sẽ làm đứt rễ và dẫn đến chết cây. Chúng ta nên tiến hành như sau:– Nếu đất xốp: chỉ cần đặt chậu xuống chỗ đất mềm, cầm miệng chậu và nâng nghiêng về phía trước và đẩy đi đẩy lại thật nhanh nhiều lần, lần lượt xoay về nhiều phía. Những động tác này sẽ làm cho đất bung ra khỏi chậu, lúc này bạn chỉ cần đổ cây ra và vẫn thấy bầu cây còn nguyên vẹn. – Nếu cây to: cần có 2 người kết hợp để lấy cây ra. Một người bê chậu và đổ, người còn lại đỡ lấy cây. – Nếu đất chặt: dùng một que sắt có đầu dẹt chọc vùng đất xung quanh thành chậu xuống tận đáy và bẩy cây lên. Tưới một ít nước làm ẩm cho chậu cây trồng giúp bạn có thể nhổ cây ra khỏi chậu một cách dễ dàng hơn. Có một số trường hợp rễ cây bám chắc vào trong chậu cũ, khiến bạn khó có thể đưa cả bầu cây ra được hoặc miệng của chậu cũ nhỏ hơn phần đáy chậu, trường hợp này, bạn nên loại bỏ chậu bằng cách phá bỏ để bào vệ được bầu cây và cây an toàn. Lưu ý: trước khi bứng cây, chúng ta nên tưới ướt đất hoặc nếu đất quá chặt thì có thể ngâm cả chậu vào trong nước cho tới khi đất trong chậu nhũn ra thì có thể lấy cây ra một cách dễ dàng mà không làm đứt rễ cây. Còn với những chậu có phần miệng nhỏ hơn so với phần dưới thì không thể áp dụng các cách trên mà chỉ có thể đập chậu đi mà thôi.Khi đã bứng được cây ra khỏi chậu, chúng ta sẽ tiến hành xử lý cho bầu rễ. Để cho cây khi sang chậu mới sẽ tái sinh nhanh thì chúng ta sẽ dùng dao sắc để cắt xung quanh bầu rễ, như vậy thì cây sẽ cho ra nhiều rễ mới và phát triển tốt hơn. Lưu ý là trong khi cắt xén không nên quá mạnh tay để làm rễ bị dập nát, ảnh hưởng đến khả năng sống sót của cây.Di chuyển cây đã nhổ ra (nguyên cả bầu) một cách cẩn thận và đặt vào chậu cây mới. Không kéo trên thân cây làm gãy cành nhánh hoặc hư tổn đến rễ cây. Kiểm tra rễ cây và đất còn trong chậu cũ. Nếu đất là trong hình dạng tốt, hãy thử dùng lại một ít và trộn với phân đất mời. Nếu nó bị mốc hoặc bị thối thì nên loại bỏ. Đối với bầu cây và rễ: nếu cuộn chặt, sử dụng ngón tay của bạn hoặc một con dao nhọn để nới lỏng hoặc nhẹ nhàng cắt đi một ít giúp cho cây nhanh bén rễ mới và dễ dàng phát triển hơn. Cắt bỏ các rễ thối hoặc chết. Khi đã chọn được chậu phù hợp (chậu càng có nhiều lỗ thoát nước càng tốt), và chọn được loại đất phù hợp (nên là đất đã được phơi nỏ và phải khô), chúng ta sẽ tiến hành trồng cây vào chậu mới.Trước tiên đặt một lớp xỉ than rắn chắc, lớp tiếp theo là lớp đất cục, sau đó là đất tơi và đặt cây vào theo đúng vị trí đã xác định và ‘ưng mắt” thì mới tiến hành lấp đất. Xung quanh chậu thì nên xếp đất cục từ to rồi nhỏ dần, đất dùng để vùi xung quanh rễ phải là đất mầu. Cuối cùng, lớp đất trên mặt chậu nên là đất cục to để tránh xói mòn.Đất trồng từ chậu cũ có thể được dùng để trộn thêm với phần phân hữu cơ mới. Cho hỗn hợp này vào xung quanh bầu cây và dùng tay nén nhẹ nhàng để định vị cây thẳng đứng. Lưu ý không nén quá chặt đất làm hoặc nén quá chặt ở bền mặt chậu. Sau này đất không thoát nước, cây khó phát triển hoặc chết. Sau khi cho đất mới vào chậu, đặt cây ngay ngắn vào vị trí trồng, tưới đủ nước để đất trong chậu được ẩm đều. Giữ cho cây tránh sương gió cho đến khi nó có thể tự tái sinh và bắt đầu tăng trưởng trở lại. Không bón phân cho chúng khoảng 3 tuần. Kiểm tra thường xuyên không để đất khô cũng không tưới quá nhiều nước trong giai đoạn chủ yếu này.Tưới nước ẩm cho chậu cây cảnh mới được thay chậu ngay và nếu có điều kiền nên để chậu cây ở nơi có bóng râm vài ngày. Sau đó, di chuyển chậu cây cảnh ra sân vườn hoặc mang lai vào nhà. Trong nhiều năm khi thay đổi chậu cho cây trồng không được thự hiện, bạn bón phân trên mặt đất bằng cách loại bỏ 5cm lớp phân trộn cũ phía trên mặt chậu trồng và thay thế bằng lớp phân trộn mới.
Source: https://thucanh.vn
Category: Chó cảnh