Cách để Điều trị tiêu chảy cho vẹt

Tải về bản PDF

Tải về bản PDF

[external_link_head]

Vẹt bị bệnh cần được phát hiện ngay lập tức. Trường hợp vẹt bị tiêu chảy có thể khó phát hiện. Chất thải của chúng lỏng tự nhiên vì bao gồm cả phân và nước tiểu, nên việc xác định bệnh tiêu chảy ở vẹt có thể gặp khó khăn. Tuy nhiên, bằng cách đánh giá chất thải của vẹt thường xuyên, quan sát các dấu hiệu bệnh tật khác và chăm sóc thú y đúng cách, bạn có thể điều trị tiêu chảy ở vẹt và nguyên nhân tiềm ẩn một cách nhanh chóng, hiệu quả. [1]

Phát hiện dấu hiệu tiêu chảy

  1. 1

    Quan sát dấu hiệu tiêu chảy ở dưới lồng chim. Nếu đã nuôi vẹt được một thời gian, bạn sẽ biết phân của chúng thường trông thế nào khi nhìn dưới lồng chim. Độ đặc của phân thay đổi và phân trở nên lỏng hơn có thể là dấu hiệu vẹt bị tiêu chảy.[2]

    • Chất thải của vẹt thường là bao gồm chất lỏng trong suốt, nước tiểu, muối urate trắng (phụ phẩm của thận) và phân sáng màu. Màu phân sẽ khác nhau tùy vào thức ăn của vẹt.[3]
    • Bạn cần phân biệt giữa nước tiểu và phân trong chất thải của vẹt. Chất thải không có phân cứng ở trong có thể là dấu hiệu vẹt bị tiêu chảy. [4]
    • Nếu thay giấy lót dưới lồng chim ít nhất 1 lần mỗi tuần, bạn nên dành thời gian quan sát xem chất thải của vẹt thường trông như thế nào. Biết rõ chất thải của vẹt khỏe mạnh trông như thế nào sẽ giúp bạn phát hiện khi nào vẹt bị bệnh.
  2. 2

    Xác định dấu hiệu hành vi khi vẹt bị bệnh. Vẹt có thể rất giỏi trong việc che giấu dấu hiệu bệnh tật. Tuy nhiên, bạn có thể phát hiện được nếu biết cần tìm dấu hiệu nào. Quan sát sự thay đổi trong hành vi của vẹt, ví dụ như: [5]

    • Không rỉa lông
    • Thờ ơ
    • Không bắt chước nói được như bình thường
    • Ăn miễn cưỡng
    • Cảm giác bồn chồn không yên nói chung
  3. 3

    [external_link offset=1]

    Quan sát các dấu hiệu bệnh tật có liên quan. Tiêu chảy thường là triệu chứng của một căn bệnh cụ thể, ví dụ như nhiễm khuẩn Salmonella. Nếu vẹt bị tiêu chảy, bạn cũng nên quan sát các dấu hiệu ốm yếu về thể chất khác. Cách này giúp bạn đánh giá xem vẹt có bị bệnh không. Một số dấu hiệu bệnh tật mà bạn cần tìm kiếm bao gồm:[6]

    • Nôn mửa
    • Nôn trớ
    • Chảy nước mũi hoặc nước mắt
    • Lông rối bù
    • Máu trong phân, có thể có màu đen
  4. 4

    Xác định các nguyên nhân tiềm gẩn gây bệnh trong môi trường. Trong một số trường hợp, vẹt có thể ăn phải những thứ lạ khi ra khỏi lồng. Nếu để vẹt khám phá ngôi nhà mà không giám sát, sau đó bạn nên tìm kiếm ở những khu vực bị xáo trộn và đánh xem trong có vật nào có thể gây hại cho vẹt không. Một số mối nguy và chất độc tiềm ẩn gồm có:[7]

    • Thực phẩm độc như sôcôla, thức uống chứa caffeine và rượu bia.
    • Thuốc uống của người.
    • Kim loại độc, ví dụ như chì hoặc kẽm.
    • Sản phẩm kiểm soát dịch hại, ví dụ như thuốc diệt chuột
    • Cây độc, ví dụ như hoa bách hợp, cây trạng nguyên, cây dọc mùng và nhiều cây khác

Đưa vẹt đến bác sĩ thú y

  1. 1

    Đến bác sĩ thú y để được đánh giá dấu hiệu bệnh tật. Nếu phát hiệu dấu hiệu bệnh tật ở thể chất và hành vi của vẹt, bạn nên đưa vẹt đến bác sĩ thú y. Bác sĩ thú y có thể đánh giá sức khỏe tổng thể của vẹt và chẩn đoán bất kỳ vấn đề cụ thể nào thông qua nhiều xét nghiệm y khoa.

    • Các xét nghiệm phổ biến thường được áp dụng cho vẹt bao gồm phân tích máu và chụp X quang.[8]
    • Các nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy mà bác sĩ thú y có thể tìm kiếm bao gồm: nhiễm khuẩn, nhiễm vi-rút, nhiễm nấm, độc tố, thay đổi chế độ ăn và tắc đường ruột.[9]
  2. 2

    Tuân thủ khuyến nghị điều trị của bác sĩ thú y. Tùy vào bệnh lý tiềm ẩn của vẹt mà bác sĩ có thể khuyến nghị nhiều phương án điều trị. Các khuyến nghị có thể bao gồm việc thay đổi chế độ ăn, cho uống thuốc hoặc thay đổi lối sống và môi trường cho vẹt.[10]

    • Đối với trường hợp nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm nghiêm trọng, bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc cho vẹt. Thuốc thường là thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm.
    • Nếu vẹt bị nhiễm vi-rút, bạn chỉ cần chăm sóc thêm để ngăn tình trạng mất nước và giúp hệ miễn dịch của vẹt chống lại vi-rút.
    • Bác sĩ thú y cũng có thể khuyến nghị thay đổi chế độ ăn cho vẹt trong thời gian ngắn hoặc lâu dài. Khuyến nghị có thể bao gồm việc thay loại hạt mà bạn cho vẹt ăn hoặc tạm thời loại bỏ rau củ quả để giúp chất thải của vẹt vón cục lại.
    • Trong trường hợp tắc đường ruột nghiêm trọng, bác sĩ thú y có thể khuyến nghị phẫu thuật để loại bỏ tắc nghẽn.
  3. 3

    Giữ ấm cho vẹt. Trong khi chăm sóc vẹt tại nhà, bạn cần trang bị thêm nguồn nhiệt sưởi ấm vì vẹt bị bệnh dễ bị mất nhiệt. Dùng đèn tạo nhiệt an toàn để sưởi ấm cho vẹt.

    • Không dùng đèn bàn bình thường vì nó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của vẹt vào ban đêm. Bên cạnh đó, một số bóng đèn thường có thể tạo ra khí độc giống như chảo chống dính.[11]
  4. 4

    Tiếp tục đánh giá tình trạng của vẹt. Trong khi điều trị cho vẹt tại nhà, bạn cần tiếp tục đánh giá tình trạng của vẹt. Đừng cho rằng phương pháp điều trị mà bác sĩ thú y khuyến nghị sẽ tự động chữa khỏi bệnh cho vẹt. Cảnh giác với tình trạng tiêu chảy kéo dài và các triệu chứng liên quan khác. Trao đổi với bác sĩ thú y nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nặng.[12]

    • Nếu tình trạng của vẹt không cải thiện khi được điều trị, bạn nên đưa vẹt đến bác sĩ thú y khám lại. Việc điều trị bệnh hiệu quả là rất quan trọng để duy trì sức khỏe cho vẹt.
  5. 5

    Cung cấp nguồn nước sạch và hỗn hợp hạt cơ bản. Thay nước thường xuyên và đảm bảo nước sạch hết mức có thể. Có thể cho vẹt ăn các loại hạt bình thường nhưng không cho ăn nông sản tươi, ví dụ như rau củ quả.

    [external_link offset=2]

Phòng ngừa tiêu chảy

  1. 1

    Đưa vẹt đến bác sĩ thú y khám thường xuyên. Ngay cả khi không có bất kỳ dấu hiệu bệnh tật nào thì vẹt cũng cần được bác sĩ thú y khám bệnh thường xuyên. Biện pháp phòng ngừa có thể giúp xác định các bệnh khó phát hiện và kéo dài tuổi thọ cho vẹt.[13]

    • Bác sĩ thú y có thể giúp xác định và loại bỏ tình trạng nhiễm ký sinh trùng – nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy.[14]
  2. 2

    Thay đổi chế độ ăn một cách từ từ. Thay đổi chế độ ăn đột ngột là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở vẹt vì làm thay đổi quá trình tiêu hóa của vẹt. Nếu cần thay đổi chế độ ăn cho vẹt, bạn nên thay đổi từ từ. [15]

    • Thêm từng chút thức ăn mới vào thức ăn quen thuộc của vẹt. Sau vài tuần, tăng lượng thức ăn mới cho đến khi cuối cùng vẹt chỉ ăn thức ăn mới.
  3. 3

    Giữ cho lồng chim luôn sạch. Tiêu chảy có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh nên việc giữ cho vẹt tránh tiếp xúc với bệnh sẽ giúp ngăn ngừa bệnh. Bước quan trọng nhất để ngăn ngừa bệnh cho vẹt là giữ sạch lồng của chúng.

    • Nên dọn dẹp lồng chim hàng ngày một cách nhanh chóng, bao gồm dọn sạch đĩa đựng thức ăn/nước uống và thay thức ăn/nước uống mới. Ngoài ra, bạn nên thay cả giấy lót dưới lồng chim hàng ngày.
    • Nên dọn sạch lồng chim thường xuyên. Cần đưa chim và các đồ vật bên trong ra ngoài. Sau đó, làm vệ sinh từng đồ vật mà vẹt sử dụng, đồng thời dọn sạch toàn bộ lồng chim.
  4. 4

    Kiểm dịch cho vẹt mới. Để ngăn lây bệnh, bạn nên để vẹt mới ở riêng khi mang chúng về nhà. Đảm bảo vẹt mới không mang bệnh có thể lây cho vẹt cũ là bước quan trọng để ngăn ngừa tiêu chảy cho vẹt.

    • Nên nuôi vẹt mới trong phòng riêng khoảng 30 ngày. Ngoài ra, trong thời gian ngày, nên dùng riêng hoàn toàn các vật dụng chăm sóc cho vẹt, ví dụ như đĩa ăn và dụng cụ dọn dẹp.[16]

Về bài wikiHow này

Trang này đã được đọc 21.278 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

[external_footer]

5/5 - (1 vote)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan