Cách nhận biết rắn hổ mang các loại qua đặc điểm ngoại hình

Rắn hổ mang là loài có ngoại hình độc đáo nhưng cũng cực kỳ đáng sợ với nhiều người. Hiện nay, ở nước ta cũng có rất nhiều loài rắn hổ mang khác nhau như hổ mang thường, hổ mang đất, hổ mèo,…. Nhận biết rắn hổ mang cũng như phân biệt được giữa các loài rắn là cơ sở để bạn biết cách đề phòng chúng hiệu quả. Tìm hiểu cách nhận biết các loài rắn sau cùng Thucanh nhé.

Nhận dạng rắn hổ mang bành

Rắn hổ mang bành có tên khoa học là Naja atra. Chúng còn được gọi với các tên như bành hoa, bành trắng, phì trắng, hổ mang Trung Quốc,…. Màu sắc chủ yếu của loài rắn này thường là màu nâu hay đen. Đặc điểm nhận dạng là có một vòng tròn trắng ở giữa và có thêm 2 vạch tràn sang hai bên mang.

nhan-dang-ran-ho-mang-banh-thucanh

Loài hổ mang bành này cũng dài trung bình khoảng 1m trở lên. Chúng có môi trường phân bố chủ yếu tại các vùng đồng bằng, trung du, miền núi. Nọc của loài rắn này cũng cực kỳ nguy hiểm và tác động trực tiếp lên hệ thần kinh của con người.

Đặc điểm hổ mang đất

Rắn hổ đất cũng là một loài rắn hổ mang. Ngoài ra ở một số vùng cũng gọi với cái tên hổ phì. Hổ đất khá giống với hổ mang bành, thường có màu đen nhánh, đen xì. Một số con rắn lai lại có màu xám, nhưng hầu hết chúng đều đen chũi. Ngoài ra chúng còn có các tên gọi khác như rắn bành đen, rắn hổ mun, rắn phì đen,…

dac-diem-ho-mang-dat-thucanh

Dấu hiệu nhận biết là khi rắn bành mang ra, ở phía sau cổ có màu đen đặc trưng. Đặc biệt là vòng tròn trắng. Phía trước tích hợp với các vạch vàng nhìn rất đẹp. Hổ đất rất thường xuất hiện phổ biến tại miền Bắc và miền Trung. Miền Nam cũng có nhưng ít gặp hơn. Những con trưởng thành thường dài từ 1,3 đến 2m. Nặng khoảng chừng 5kg và có năng lực phun nọc độc từ xa. Chúng cũng có thể sống thọ đến 30 năm. Loài rắn này cũng có nọc độc vô cùng nguy hiểm, gây hại trực tiếp đến hệ thần kinh.

Đặc điểm nhận biết rắn Hổ Mèo

Rắn hổ mèo cũng là một loài rắn hổ mang bành. Chúng còn được gọi là rắn hổ mang phun nọc, rắn hổ chuối, rắn hổ mang Xiêm,… Loài này thì ít gặp ở miền Bắc và thường gặp ở miền Nam nước ta. Khối lượng của chúng nhẹ hơn các loài rắn kia. Con to nhất khoảng chừng tầm 3 kg và cũng thường có màu xám. Dấu hiệu nhận biết dễ nhất là phía sau mang của nó có 2 cái mắt tròn như mắt mèo.

dac-diem-nhan-biet-ran-ho-meo-thucanh

Những con rắn ở hổ mèo ở Việt Nam cũng có màu nâu xám hay màu vàng xanh nhạt. Ngoài ra điểm khác biệt so với các rắn khác là chúng sẽ bành mang về phía trước thay vì sang hai bên. Khi cảm thấy bị đe dọa hay gặp kẻ thù, chúng sẽ phát ra tiếng kêu đe dọa. Rắn hổ mèo cũng có khả năng phun nọc rất xa và chính xác.

Phân biệt rắn Hổ Chúa với rắn Hổ Mang thường

Rắn hổ mang chúa được mệnh danh là vua của loài rắn vì nó có khả năng ăn cá loài rắn khác. Đồng thời kháng được tất cả nọc độc của những loài rắn khác. Đặc điểm cơ bản của chúng như sau:

phan-biet-ran-ho-chua-voi-ran-ho-mang-thuong-thucanh

  • Thân hình của rắn cực dài trông như 1 sợi dây. Dài hơn rất nhiều so với các loài rắn hổ mang khác.
  • Có phần da vàng như nghệ dưới cổ, có hoa văn chữ V ngược sau cổ
  • Loài rắn này cũng có khả năng phát triển to lên tới 50kg.
  • Mắt có rắn cũng có con ngươi như mắt người, rất dữ tợn. Rắn hổ mang thường mắt chỉ có 1 màu xanh hoặc đen.
  • Trên đỉnh đầu của nó khá giống đầu rùa và có những đường vảy lớn.
  • Phía sau đầu rắn hổ mang chúa không có chữ O. Nó vẫn có những đường vân hình mũi tên.
  • Mang của hổ mang chúa không tròn nhưng dài, đầu cực cao. Khi hổ mang chúa bành ra thì đầu nó thon dài, không tròn xoe như hổ mang thường.
  • Đầu của chúng ngóc lên rất là cao. Tới gần hoàn toàn có thể bị chúng rượt đuổi, rất hung tàn.

Như vậy, Thucanh đã bật mí cho bạn các cách nhận biết rắn hổ mang qua đặc điểm hình dáng cơ bản nhất. Ở mỗi loài khác nhau sẽ có đặc điểm riêng để phân biệt. Đây cũng là kiến thức hữu ích giúp bạn có thể đề phòng trước những loài rắn này. Vì về cơ bản rắn hổ mang cũng là  loài rắn nguy hiểm hiện nay.

Xem thêm:
Rắn Lục cườm có độc không?
Rắn có sợ mèo không?
Top 10+ loài rắn cảnh không độc

5/5 - (3 votes)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan