Chim cút là loài gia cầm được nhiều hộ gia đình chọn để chăn nuôi. Bởi vì chim cút dễ nuôi, ít bệnh hơn so với các loại gia cầm khác. Tuy nhiên người nuôi cần phải nắm những kỹ thuật nuôi cơ bản và cách chăm sóc để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong bài viết sau đây thucanh sẽ bật mí cho bạn cách nuôi chim cút tại nhà đơn giản, ít rủi ro mà lại còn hiệu quả nữa. Cùng theo dõi bài viết này nhé!
Cách chọn giống
Chọn những con giống tốt, khỏe mạnh nhanh nhẹn, thân hình cân đối và không bị dị tật. Thông thường thì bạn nên lựa chọn con giống khoảng 30 ngày tuổi. Chọn chim cút mái thì nên chọn những con có xương chậu rộng, cổ nhỏ, lông mượt và trọng lượng trên 100g.
Với chim cút trống thì nên chọn những con có kích thước nhỏ hơn chim mái. Chọn những con trống cổ dài, mỏ ngắn, đầu nhỏ và lông mượt. Sau khi chọn được những con chim cút tốt làm giống, bạn hay tách những con cùng đàn ra nuôi riêng để tránh tình trạng đồng huyết.
Chuẩn bị chuồng nuôi chim cút
Mỗi chuồng nuôi có kích thước 1 x 0.5 x 0.2m và thả nuôi với mật độ 20-25 con/ chuồng. Nên làm chuồng nuôi chim bằng vật liệu như gỗ, tre, thép để dễ dàng di chuyển và vệ sinh. Lưới ngăn xung quả sử dụng lưới ô vuông 1x1m.
Nóc lồng nuôi cút cần làm bằng chất liệu mềm, tránh làm đau chim. Thiết kế đáy lòng có độ dốc để trứng có thể tự lăn khi chim cút đẻ. Đáy chuồng làm bằng lưới ô vuông có kích thước 1-1.5 cm, đảm bảo chim cút di chuyển dễ dàng, không bị lọt xuống bên dưới.
Máng ăn, máng uống nuôi chim chim cút có thể tận dụng các vật dụng chứa nước làm bằng nhôm, nhựa và treo xung quanh chuồng. Đối với chuồng úm cút con có thể treo máng thấp hơn một chút để vừa tầm với.
Cách nuôi chim cút đơn giản, hiệu quả
Thức ăn và cách cho ăn
Nuôi chim cút thường sử dụng cám viên làm thức ăn chủ yếu. Ngoài ra bạn cũng có thể trộn các loại ngũ cốc khác vào thức ăn như: tấm, cám gạo, các loại đậu,… Bổ sung thêm các loại mồi tươi như trùn quế, dế, ấu trùng,… Đồng thời nên cho ăn cùng một số thức ăn thô xanh như các loại rau.
Cho ăn các loại thức ăn khác nhau theo độ tuổi của chim:
- Dưới 10 ngày tuổi: cho ăn hoàn toàn bằng cám công nghiệp
- Từ 10 – 20 ngày tuổi: trộn tấm và cám theo tỉ lệ 1:1
- Trên 20 ngày tuổi: bổ sung các loại mồi tươi và rau vào khẩu phần ăn
Nên cho chim cút ăn 3-4 lần/ ngày, mỗi lần cho từng ít, ăn hết lại cho. Ngoài ra nên tăng hàm lượng tinh bột và giảm lượng đạm nếu muốn vỗ béo chim cút. Đồng thời bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất và rau xanh. Mỗi ngày cho chim cút uống 50-100ml nước. Chú ý phải cung cấp nước sạch cho chim tự do uống cả ngày.
Cách úm chim đơn giản
Chim cút con sau khi sở phải cho vào lồng úm ngay. Nhiệt độ úm chuẩn ở tuần thứ nhất là 34-35 độ C. Sau đó bà con giảm dần mỗi tuần 3 độ C. Đến tuần thứ 4 thì không cần úm nữa. Mật độ úm chim cút: Tuần 1 200-250 chim cút/m2, tuần 2: 150-200 chim cút/m2, tuần 3 100-150 chim cút/m2.
Phòng bệnh cho chim cút
Chim cút cũng mắc một số bệnh giống các loại gia cầm khác là bệnh cúm, bệnh hô hấp, đường tiêu hóa. Do đó cần tiêm phòng ngừa bệnh trên đàn cút, mua giống ở những cơ sở uy tín và phải vệ sinh chuồng thường xuyên. Trong trường hợp bạn phát hiện những con có biểu hiện lạ, lập tức cách ly, theo dõi để tránh lây lan ra cả đàn.
Vệ sinh chuồng trại thường xuyên là điều cần thiết giúp tăng sức đề kháng cho cút. Người nuôi nên vệ sinh chuồng trại định kỳ 1 tuần 1 lần. Đồng thời cần phát quang bụi rậm, sát trùng tiêu độc để tránh lây hại đến chim. Ổ đẻ của cút cũng cần được vệ sinh, dọn dẹp thường xuyên.
Bài viết vừa rồi thucanh đã chia sẻ cho bạn cách nuôi chim cút đơn giản, hiệu quả tại nhà. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách nuôi chim cút. Chúc bạn sẽ thành công trong công cuộc chăn nuôi của mình và gặt hái được nhiều thành quả nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Cách nuôi ốc bươu đen thương phẩm lớn nhanh, đạt hiệu quả cao
Cách nuôi ong mật đạt năng suất cao cho người mới bắt đầu