Cách nuôi chim thanh tước dễ dàng, chuẩn không cần chỉnh

Nhắc đến chim thanh tước, chúng ta thường nghĩ ngay đến dáng vẻ kiêu sa, sang chảnh của nó. Vậy thì chim thanh tước ăn gì? Cách nuôi như thế nào cho đúng? Hãy cùng thucanh giải đáp những thắc mắc đó trong bài viết về cách nuôi chim thanh tước chuẩn không cần chỉnh sau đây.

Chim thanh tước là chim gì?

Chim thanh tước có tên khoa học là Chilorropsio Aukifront. Loài chim này sở hữu bộ lông tuyệt đẹp, ấn tượng và cuốn hút. Chúng thường sống ở trong những khu rừng sâu và không thích gần con người. Tuy nhiên ngày nay loài chim này đã được chọn để nuôi làm cảnh. Ở Việt Nam, chim thanh tước xuất hiện nhiều ở các tỉnh Đông Nam Bộ.

Chim-thanh-tuoc-la-chim-gi-thucanh

Bộ lông của chim thanh tước có màu xanh lá cây chủ đạo. Phần dưới cằm lại có màu đen, màu nâu xuất hiện ít ở đầu và cánh. Vùng lông bên mép của chim lại có màu xanh da trời, giúp chúng càng trông ấn tượng hơn. Kích thước chim thanh tước khá nhỏ, con trưởng thành chỉ dài khoảng 10-15cm. Tuy thanh tước có ngoại hình đẹp nhưng giọng hót lại không quá nổi bật. Đổi lại chúng có thể bắt chước giọng hót của các loại chim khác và ngân nga theo.

Cách nuôi chim thanh tước hiệu quả

Để thực hiện cách nuôi chim thanh tước hiệu quả, bạn cần chuẩn bị các điều sau đây:

Chọn chim thanh tước

Thông thường người nuôi sẽ chọn nuôi thanh tước trống hơn là mái. Hãy chọn cho mình một con chim thanh tước có màu sắc nổi bật, hoạt động nhanh nhẹn. Khi mua cần chú ý vẻ bề ngoài của chúng, xem chân có bị tróc vẩy hay các dị tật khác không. Bởi những con chim khỏe mạnh sẽ dễ thuần và chăm sóc hơn.

Chon-chim-thanh-tuoc-thucanh

Chuẩn bị lồng nuôi

Ngoại hình chim thanh tước không quá to, nên hãy chọn những chiếc lồng có đường kính từ 40-50cm chiều cao từ 60-80cm. Tùy vào điều kiện và sở thích, bạn có thể chọn chất liệu lồng bằng mây hoặc kim loại. Bên trong lồng nuôi phải trang bị thêm cóng nước, cóng thức ăn và máng chắn quân, que đậu, áo lồng,…

Chuan-bi-long-nuoi-thucanh

Tính cách của thanh tước khác nhút nhát nên khi mới mang về nuôi chúng cần được ở trong một không gian yên tĩnh, tránh tiếp xúc với người. Lâu dần chúng sẽ dạn hơn, khi đó bạn có thể mở áo lồng và cho chúng tiếp xúc với môi trường mới.

Thức ăn cho chim

Ngoài môi trường tự nhiên, chim thanh tước chủ yếu hút mật hoa và ăn các loại côn trùng nhỏ. Bên cạnh đó thanh tước cũng rất thích ăn các loại quả chím như cam, quýt, chuối,… Còn trong môi trường nuôi nhốt, thanh tước cần phải được bổ sung cám chuyên dụng cho chim. Ban đầu có thể chim không quen nhưng bạn hãy tập dàn a cho chúng ăn.

Thuc-an-cho-chim-thucanh

Tuy nuôi trong lồng nhưng bạn cũng cần cung cấp thức ăn tươi từ côn trùng như cào cào, châu chấu, sâu cho chúng ăn. Ngoài ra bạn cũng có thể trộn chung mật ong, nhộng khô, trứng gà, vỏ trứng. Sau đó vò thành từng viên để cho chim thưởng thức dần. Nếu được bạn hãy cho thanh tước ăn thêm phấn hoa nhé!

Chăm sóc cho chim thanh tước

Việc nuôi chim thanh tước không quá phức tạp và khó khăn, bạn chỉ cần chú ý những điều sau:

  • Lồng nuôi chim cần được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Tránh việc vi khuẩn xâm nhập và cơ thể và gây bệnh cho chim. Ngoài ra bạn cũng cần khử khuẩn các dụng cụ trong lồng như cóng nước, cóng thức ăn,…
  • Mỗi ngày nên dành khoảng 20-30 phút để phơi nắng cho chim, phun ướt lông chim trước khi phơi nắng
  • Tắm mắt cho chim vào khoảng 10-12 giờ. Một tuần tắm 3 lần.
  • Để lông của chim thanh tước không bị xơ và xoăn, bạn nên pha nước đường cho chúng uốn. Hãy pha theo tỷ lệ 1:4 lần lượt là 1 muỗng mật ong là 4 muỗng nước.
  • Vào lúc chim thay lông, bạn nên để chúng ở môi trường yên tĩnh để nghỉ dưỡng. Đồng thời cung cấp đủ thức ăn để bộ lông mới của chim thanh tước được mềm và mướt nhé!

Cham-soc-cho-chim-thanh-tuoc-thucanh

Vừa rồi là cách nuôi chim thanh tước chuẩn không cần chỉnh mà thucanh đã chia sẻ đến các tín đồ chim cảnh. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài chim này cũng như cách chăm sóc chúng. Theo dõi chúng tôi thường xuyên để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích khác nhé!

Có thể bạn quan tâm: 
Chim ốc cao là chim gì? Một số kiến thức thú vị về giống chim này
Cách phân biệt chim Yến Phụng trống mái và ghép đôi sinh sản

5/5 - (1 vote)

Bài viết liên quan