Cách nuôi rùa trong nhà phát triển nhanh, hợp phong thủy

Bạn là người đam mê với những chú rùa bé nhỏ đáng yêu và muốn nuôi chúng trong nhà. Vậy bạn đã biết cách nuôi rùa như thế nào để chúng nhanh phát triển và cũng hợp phong thủy nhà ở nhất chưa? Cùng Thucanh tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Có nên nuôi rùa trong nhà hay không?

Nuôi rùa tốt hay xấu? Có nên nuôi rùa trong nhà hay không? Đây đều là những vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia tử vi phong thủy thì việc nuôi rùa cũng ảnh hưởng đến phong thủy nhà ở. Bởi vì rùa biểu tượng cho sự trường thọ cũng như bảo vệ vững chãi. Bởi thế, việc nuôi rùa trong nhà là một điều rất tốt. Nhất là khi bạn đang mong cầu sức khỏe thể chất, tăng tuổi thọ cho chính mình và những người thân trong nhà.

co-nen-nuoi-rua-trong-nha-hay-khong-thucanh

Không những thế, việc nuôi rùa cũng đem lại nhiều may mắn cho gia chủ. Chúng cũng là con vật thu hút nhiều vận may, tài lộc. Tương tự như rùa thì ba ba cũng được nhiều người chuộng nuôi. Những người làm ăn kinh doanh thường nuôi ba ba để cầu may mắn và rước tài lộc, sự nghiệp được thuận buồm xuôi gió, nhà đạo thêm bình an. Tuy nhiên, nếu ba ba bị mất hay chết thì tốt nhất gia chủ nên đến chùa hóa giải phòng trừ những điều không may xảy ra.

Tuổi nào phù hợp để nuôi được rùa?

Ngoài quan tâm về cách nuôi rùa như thế nào thì gia chủ còn muốn biết liệu tuổi nào có thể hợp phong thủy để nuôi được rùa. Về tuổi, theo những chuyên gia phong thủy, những người tuổi Hợi và tuổi Tý thích hợp nuôi rùa biển. Chúng mang đến điềm lành, cầu sức khỏe, công danh sự nghiệp, tài vận. Còn những ai tuổi Dậu và Thân thì không thích hợp nuôi rùa bởi có thể gặp những điềm xui khó tránh.

tuoi-nao-phu-hop-de-nuoi-duoc-rua-thucanh

Về mệnh, vì rùa là loài vật thuộc hành Hỏa (âm Hỏa, dương Thổ). Do Thủy thắng Hỏa nên những ai mang mệnh Thủy sẽ rất thích hợp để nuôi rùa. Giúp họ thịnh vượng về tài lộc.  Tuy nhiên, những người mệnh kim thường không thích hợp để nuôi rùa. Vì theo ý niệm Ngũ hành tương sinh kìm hãm, Hỏa khắc Kim. Do đó, những gia chủ mệnh Kim không nên nuôi rùa trong nhà.

Ngoài ra, Hỏa tương hợp với Hỏa, tương sinh với Thổ. Vì thế người thuộc 2 mệnh Hỏa, Thổ đều có thể nuôi rùa trong nhà để mang lại suôn sẻ, tài lộc. Nếu bạn là một người chú trọng về phong thủy thì hướng đặt bể nuôi rùa cũng cần chú ý. Thông thường hướng Bắc được xem là hướng hợp phong thủy nhất.

Một số cách nuôi rùa nhanh lớn

Nuôi rùa cạn như thế nào?

Hiện nay, các giống rùa cạn cảnh được rất nhiều người chuộng nuôi trong nhà. Có thể kể đến một số loại dễ nuôi như rùa sulcata, rùa indian star (rùa sao Ấn Độ), rùa rừng, rùa đá, rùa đầu to, rùa gai,…

So với rùa nước thì rùa cạn nuôi chậm lớn hơn. Tuy nhiên giá thành mua thức ăn, nuôi rùa con, nuôi rùa đẻ trứng, rùa giống thường cao hơn. Thế nhưng chúng lại rất thích hợp để nuôi làm thú cưng. Tuổi thọ của rùa cạn hoàn toàn có thể lên tới 30 đến 70 năm.

mot-so-cach-nuoi-rua-nhanh-lon-thucanh

Khi nuôi rùa cạn, bạn có thể mua một bể nuôi chuyên dụng. Hoặc cũng có thể tự xây một bể xi măng hay dùng thùng xốp. Tuy nhiên, đảm bảo rằng không gian chuồng nuôi cần đủ lớn để có thể chứa được rùa khi chúng lớn lên. Khi thiết lập bể nuôi, bạn cũng nên quan tâm nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như đất nền, ánh sáng, nhiệt độ, nước và nơi trú ẩn cho rùa.

Rùa cạn rất dễ nuôi, bạn có thể cho chúng ăn mỗi ngày 1 lần. Các loại thức ăn phổ biến như đu đủ, dưa hấu, rau xanh. Tuy nhiên, mỗi một loại rùa cạn sẽ có thức ăn đặc trưng.

Cách chăm rùa nước trong nhà

Tiếp theo rùa nước cũng được nhiều người yêu thích trong việc nuôi cảnh. Một số loại rùa nước phổ biến như Rùa pond, rùa quạ, rùa 3 gờ, rùa mai mềm, rùa tai đỏ, rùa mũi lợn, rùa sa nhân, rùa bốn mắt, rùa cổ bự, rùa núi viền, rùa răng,…

mot-so-cach-nuoi-rua-nhanh-lon-1-thucanh

Kỹ thuật nuôi rùa nước ngọt và cách nuôi rùa nước cảnh không quá cầu kỳ. Ngân sách cho cách nuôi rùa kiểng cũng không quá cao. Thức ăn dành cho chúng cũng khá rẻ, không quá khó tìm. Bởi chúng sống chủ yếu trong môi trường nước. Bởi thế bạn nên chuẩn bị các có hồ, bể nuôi rùa nước cảnh riêng.

So với rùa cạn thì đôi khi cách nuôi rùa nước có phần phức tạp hơn. Bởi cần cải tạo chỗ ở rất nhiều. Bạn cần chuẩn bị bể có nước sạch, không có clo, với kích thước gấp 3 – 4 lần chiều dài của rùa. Có thể thêm vài loại rong hay sỏi tạo môi trường sống thiên nhiên cho bể.

Rùa có thể sống chung với cá cảnh không?

Nhiều người thường muốn nuôi rùa chung với cá cảnh để tiết kiệm không gian nhà. Tuy nhiên cũng lo ngại rằng khi rùa nuôi chung với cá cảnh thì cá sẽ là thức ăn của rùa. Rùa là loài ăn tạp, để tránh việc rùa đuổi theo những con cá trong bể thì bạn cần tạo một không gian sống thoáng rộng cho chúng. Tạo các khu vực ẩn nấp cho cá.

Đồng thời cần vệ sinh bể liên tục, có mạng lưới lọc bể tốt. Đặc biệt, không khi nào để cá làm thức ăn cho rùa vì chúng sẽ quen mùi và tìm kiếm chúng. Có những loài rùa không hề sống chung với những loài sinh vật khác như rùa cá sấu. Thêm nữa, cũng có những loài cá sẽ rình rập đe dọa tới rùa như cá Koi lớn, cá tai tượng Châu Phi

rua-co-the-song-chung-voi-ca-canh-khong-thucanh

Một số loài cá cảnh sống chung được với rùa như: cá thuộc họ Suckerfish ( cá Pleco), cá da trơn Pictus, cá cảnh Neon xanh, cá hồng cam, cá vàng sao chổi,… Các loài rùa sống chung cùng cá được như rùa bụng hồng, rùa tai đỏ, rùa vẽ, rùa xạ hương,

Bài viết ở trên của Thucanh cũng đã giúp bạn biết được cách nuôi rùa như thế nào rồi đấy. Chúc các bạn sở hữu được những chú rùa khỏe đẹp và hợp với phong thủy nhà mình. Cảm ơn vì đã dành thời gian quan tâm xem hết thông tin.

Xem thêm:
Rùa Mexican Snapping là gì?
Rùa Sulcata là gì?
Các loại rùa vàng quý hiếm

5/5 - (2 votes)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan