Cảm lạnh: Khi nào dùng thuốc kháng sinh?

Cảm lạnh là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (mũi và cổ họng) do virus gây ra. Khi bị cảm lạnh có thể điều trị giảm triệu chứng bằng cách uống thuốc giảm đau và hạ sốt.

1. Cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh truyền nhiễm virus gây nhiễm trùng ở mũi và cổ họng (đường hô hấp trên). Nó còn được gọi là viêm mũi họng cấp tính và chứng sổ mũi cấp tính. Đây là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở người và nguyên nhân chủ yếu là do virus gây ra. Cảm lạnh có thể lây truyền qua không khí từ ho, hắt hơi hoặc chạm vào các bề mặt bị nhiễm bệnh.

2. Khi cảm lạnh uống thuốc gì?

Thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại virus cảm lạnh và không nên sử dụng trừ khi bị nhiễm khuẩn. Do đó, điều trị cảm lạnh sẽ hướng vào làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc được sử dụng cho quá trình điều trị bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Khi có triệu chứng sốt, đau họng và đau đầu nên sử dụng acetaminophen (paracetamol) hoặc các thuốc giảm đau khác để hạ sốt và giảm đau. Sử dụng acetaminophen với thời gian ngắn và đúng theo hướng dẫn sẽ tránh được các tác dụng phụ từ thuốc. Tránh sử dụng aspirin cho trẻ em bởi thuốc này có liên quan đến hội chứng Reye – có khả năng đe doạ đến tính mạng của trẻ.
  • Thuốc xịt giúp thông mũi: để vệ sinh sạch sẽ mũi họng, trẻ em và người lớn có thể sử dụng thuốc xịt mũi họng có chứa nước muối. Ngoài ra, có thể dùng các thuốc xịt/ nhỏ mũi có chứa chất co mạch như naphazolin, xylometazolin.. để giảm các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi. Tuy nhiên, trẻ nhỏ cần được thăm khám và chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc co mạch mũi.
  • Xi-rô ho: Mọi người có thể uống xi-rô để giảm ho, rát họng. Tuy nhiên, không nên lạm dụng dùng dài ngày, trong trường hợp tình trạng ho rát họng không cải thiện, bạn thêm khăm khám để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

5 nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh an toàn

3. Một số vấn đề gặp phải khi sử dụng kháng sinh

Khi cảm lạnh không kèm nhiễm khuẩn, uống kháng sinh không những không có tác dụng điều trị mà còn gây ra các tác dụng phụ.

Các công dụng phụ thường thì như chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn, nhiễm trùng nấm men hoặc hoàn toàn có thể bị tiêu chảy. Còn công dụng phụ mà gây ra những yếu tố nghiêm trọng nhưng hiếm gặp hoàn toàn có thể là phản ứng dị ứng, khó thở, tổn thương đại tràng .

Sử dụng thuốc kháng sinh không cần thiết và theo thời gian thuốc sẽ trở nên kém hiệu quả hơn ở những lần điều trị tiếp theo. Do vi khuẩn tiếp xúc nhiều với kháng sinh chúng có thể biến đổi để tiếp tục sống sót và có khả năng kháng lại thuốc kháng sinh (kháng kháng sinh),

4. Khi nào thuốc kháng sinh có tác dụng trong điều trị cảm lạnh?

Kháng sinh được sử dụng đúng cách có thể mang lại hiệu quả điều trị cao như trong trường hợp điều trị viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, nhiễm trùng taiđau mắt đỏ – do vi khuẩn gây bệnh.

Sau khi bị cảm lạnh có thể sẽ bị nhiễm khuẩn. Một số dấu hiệu nhiễm khuẩn là đau quanh mặt và mắt, ho ra chất nhầy đặc, màu vàng hoặc màu xanh lá. Nhưng, đây cũng chính là những triệu chứng có thể thấy khi bị bệnh cảm lạnh. Nếu các triệu chứng này kéo dài hoặc tình trạng trở nên xấu hơn mỗi ngày thì có thể cơ thể đã bị nhiễm vi khuẩn và lúc này cần phải sử dụng kháng sinh để kết hợp điều trị.

Không được tự ý hay lạm dụng sử dụng kháng sinh khi chưa được sự thăm khám và kê đơn của bác sĩ. Trong quá trình điều trị bằng kháng sinh cần nhớ:

  • Hãy đi khám bác sĩ nếu cảm thấy bệnh ngày một nặng hơn: Bác sĩ sẽ khám và kiểm tra xem bệnh gây nên bởi vi khuẩn hay virus và sẽ kê đơn kháng sinh nếu cần thiết cho điều trị.
  • Làm theo hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận: Uống tất cả các loại thuốc bác sĩ yêu cầu và tuân thủ lịch trình. Nếu thuốc còn lại khi điều trị kết thúc, không nên lưu giữ lại và không được sử dụng thuốc này cho quá trình điều trị khác.
  • Không chia sẻ thuốc: Tuyệt đối không bao giờ cho người khác dùng thuốc kháng sinh của mình và cũng không dùng thuốc kháng sinh của người khác. Bởi vì chúng hoàn toàn không giống nhau. Nếu cần phải sử dụng kháng sinh, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp để điều trị.

Sử dụng kháng sinh không cần thiết sẽ khiến vi khuẩn trở nên mạnh hơn và có khả năng chống lại các thuốc có sẵn. Điều đó khiến cho chúng ta dễ bị nhiễm trùng không thể điều trị được. Điều trị cảm lạnh không phức tạp, nhưng nếu cảm thấy cần phải sử dụng kháng sinh thì cần phải có sự thăm khám và kê đơn của bác sĩ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng có thể trực tiếp đến thăm khám tại khoa Khám bệnh & Nội khoa hoặc đặt hẹn trước TẠI ĐÂY để được bác sĩ thăm khám và điều trị khoa học.

XEM THÊM:

  • Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều?
  • 10 dấu hiệu phân biệt cảm cúm với cảm lạnh
  • Cảm lạnh, cảm cúm: Trường hợp nào cần đi khám?
Rate this post

Bài viết liên quan