Cách chăm sóc chim chào mào non nhanh lớn, hót hay. Nói về chào mào bổi già rừng thì ai cũng ớn lạnh, sợ nó không vì nó nguy hiểm mà vì nó quá nhát, thuần được nó là 1 kỳ công không nhỏ, đòi hỏi nhiều gian nan thử thách và lòng kiên nhẫn của người thuần nó.
Cách chăm sóc chào mào non!.
Bạn đang đọc: Cách chăm sóc chim chào mào non nhanh lớn, hót hay
Có một số kinh nghiệm bản thân, đóng góp cùng bạn, và hy vọng dc mọi ng góp ý luôn
1.dinh dưỡng thức ăn của chào mào non: dùng nước ấm pha sền sệt cám ba vì cho ăn, kết hợp với cho ăn cào cào, chuối, ít tép khô (đỡ liệt chân). có thể hòa thêm ít thuốc Enevon vào hỗn hợp cám (phải theo dõi và điều chỉnh hợp lý) ngoài ra nếu có điều kiện hơn bạn có thể bổ xung nhiều loại hoa quả hơn nhưng nhất thiết phải tập ăn cám từ nhỏ.
2.cách cho ăn uống cho chào mào non,chế độ ăn bao lâu cho ăn 1 lần: bạn có thể lấy lông cánh con gà, xé hết lông đi chỉ để lại ít ở phần ngọn dùng để quệt cám cho chim non ăn (đừng dùng lông mềm quá khi ăn dễ rơi rớt vào mặt chim non –> cóng lông, ảnh hưởng đến mắt…) còn cào cào, các loại hoa quả thì dùng cái tăm nhọn xiên rồi đút cho nó thôi. Chế độ ăn thì theo tớ thì cứ kêu là cho ăn. Chủ yếu là cám và bổ xung đều thêm hoa quả…chú ý dọn tổ cho em nó kẻo đè lên phân rất mất vệ sinh và dễ bại liệt chân.
3.cách cho các e ngủ nghỉ thế nào,mùa nóng sắp đến có phải thắp đèn cho các e ko: Như trẻ con, ăn xong ngủ, để kín gió, tránh kiến, mèo chuột là được có điều kiện thì tắm nắng đều đặn chú không nên thắp đèn.
4.Khi nào các e chào mào có thể tự ăn đc: cái này thì tùy vào cách cho cm tập ăn của bạn thường là khi nó tập chuyền là có thể tự gắp thức ăn được (chưa mổ được) tuy nhiên vẫn phải chú ý bón cho ăn đều
5.khi bào các e chào mào có thể tạp chuyền nhảy, bay và học hót: Việc chuyền nhảy sẽ sớm khi bạn có chế độ chăm sóc tốt, chim khỏe sẽ tự chuyền được thôi.
6.phương pháp học chuyền nhảy và hót ra sao: việc học hót mình không có nhiều kinh nghiệm vì trước nay toàn để tự nhiên, nhà có vườn rộng nên mùa này rất nhiều chào mào, treo lũ chim non ra để chúng tự học thôi. Mong các cao thủ cho thêm ý kiến về vấn đề này.
7.khi nào có thể cho các e tắm đc: khi chim tập bay chuyền bạn có thể tắm bằng hình thức phun sương (dùng súng tưới hoa hoặc xilanh để phun sương) cứng hơn nữa có thể cho tập tắm. thường thì chim non nuôi lên sẽ tắm rất nhiều và rất tự nhiên.
8 và 1 số kinh nghiệm khác các vị tiền bối chia sẻ: kinh nghiệm của mình chỉ là yêu và chăm sóc bằng tất cả đam mê thôi, cứ nuôi rồi sẽ học hỏi được nhiều điều.
Cách huấn luyện chào mào non thành mồi
Chim tơ muốn nuôi cho được hay gióng chim mồi người ta hoặc hót đã… ngang ngửa với chim già của rừng phải tốn công của mình rất nhiều. Nó chỉ lợi là mau dạn lẹ hơn chim đã đỏ tách mà thôi. Chim tơ giọng hót bình thường không có giọng đổ, giọng đồ có người còn gọi là giọng chim già. Nhưng cũng có ngoại lệ là có nhưng chú tơ đã to tướng như chim già đã đỏ tách và có được 1, 2 giọng đổ. Tơ vậy nếu tướng đẹp
hót hay nhiều giọng 50-100K cũng đáng giá.
Để nuôi chim tơ cũng gióng chim già. Sau khi bỏ vào lồng gọn gàn nuôi với điều kiện tốt mình phải cần có chú mồi hót siêng hay đặc biệt là giọng đổ để nó học (nếu bạn không có thì hể rảnh ngày nào đêm tới nhà bạn hay chỗ nào có chim hót hay để nó học. Đểt lồng cách xa xa tí cho nó hót, tuyệt đối không kê lồng đấu đá với chim già vì chỉ khiến nó khoản sợ mà thôi. Vẫn có người kê thử nó vẫn đấu nhưng, đấu riết sẽ khiến nó sợ sau này gặp con hung quá nó cụt luôn. Cả ở nhà cũng treo riêng nó ra chỗ thoáng sáng. Điệu kiện nuôi phải tốt cần sang lồng tắm.
Đặc biệt khi nó thay lông để thành chim đỏ tách, là lúc nó học tiếng lạ giọng lạ của chim khác rất lệ. Bời vì khi thay lông chim ít hót thì nó nghe nhiều hơn. Ta nên treo con mồi hót hay xa xa để nó học. Tuyệt đối không kê lồng đấu. Nên cho ăn nhiều trái cây có màu đỏ vào lúc này, lồng đỏ trứng luột, cào cào. Vì theo lông của chim là phần đông từ chất đạm ra. Nếu bạn không có chim mồi hay thì cũng không nên mang chim đi khi đang thay lồng mà chờ cho nó gần xong rồi mới mang đi dợt cho nghe hót (không đấu đá)
Bay giờ là lúc bạn muốn coi thử nó đấu đá khá chư thì. Sau khi thay lông xong dể nhiên nuôi tốt thì nó rất đẹp mước lông lá, dán đẹp không thua cho con mồi. Bay giờ bạn có thể kê lồng với mấy con mồi coi coi nó đấu được khá không. Nhưng cũng kê tí rồi lấy ra chứ không kê hoài. Nếu khá bạn có thể luyện chim theo kê với chim lạ đấu đôi khi. Nếu chưa đấu sung lắm nên hạn chế đấu đá và chỉ treo cho hót qua về một thời gian ít nhất 1 tháng rưởi và đây phải là lúc vào tháng 5 chim mới sung được. Mình phải dựa vào biễu hiện của nó mà tặp luyện không ép quá. Dù sao chim tơ cũng tốn 3 năm mới chơi sung bằng già mồi. Đây là theo cách suy đoán của tôi trung bình mà ra. Còn cũng có thể ngoại lệ như bạn nuôi mới 1 tháng nó đã thay lồng và đặc biệt chọn được con hay chỉ chưa đầy hai năm thì chơi điếc tai rồi.
Đây là cách cho chắc ăn chim không sợ (bể chim) sau khi nó lớn. Để mình chơi như đêm đấu sau này hoặc đặc biệt nếu dùng đi bẩy. Bởi ra ngoài rừng có nhiều chim già rừng đấu mà chim lồng chịu không nổi.
Sẽ khiến chim sợ nhảy quanh lồng và từ đó là bể chim không đấu đá chơi sung nữa sẽ sợ chim khác nếu kê lồng lâu. Chim bể ta có thể thấy hể mỗi lần nó nghe tiếng chim lạ là nó nhảy quanh lồng.
Cách thuần chào mào bổi già rừng
Bổi già rừng thì tùy theo độ già rừng của nó mà nó sẽ có độ nhát khác nhau. Chim ngoài rừng 1-2 mùa thì đã là nhát rồi. Chim từ 3 mùa rừng trở lên thường là chim có vị trí quan trọng ngòai rừng và trong bầy đàn của nó. Chim từ 4 mùa rừng trở lên thường là những anh chị đầu đàn, chim rất khôn, bẩy được những chim như vậy quả là 1 kỳ tích. Chim rất nhát, nhưng bù lại chim có giọng rừng chuẩn, giọng hay, đanh, rát, nước chơi hay, …. mà những chim non mùa khác không thể nào có được .
Cách thuần chim bổi già rừng : chỉ có những nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm tay nghề nuôi chim bổi hoặc những chàng trai đầy sức trẻ muốn thử sức và lòng kiên trì mới dám nuôi lọai chim này .
1/ Về lồng nhốt:
Chim bổi già rừng với thực chất rất nhát, tùy theo mỗi con mà ta nên chọn giữ nuôi hay không nuôi. Lồng nhốt chim bổi già rừng theo khuyến nghị của cá thể tôi là nên nhốt chim trong lồng rộng, dễ bay nhảy, đặt nhiều cầu để chim bớt tung lồng và hạn chế làm hỏng bộ lông của chim cũng như hạn chế chim phát sinh những tật lỗi khác. Lồng từ 60 nan đến 76 nan, trong lồng nên đặt tối thiểu 2 cầu chính và hoàn toàn có thể có cầu phụ để chim tự do bay nhảy, khi chim bị tác động ảnh hưởng hoảng sợ thì chim còn có khoảng trống bay nhảy. Nếu ta tra tấn chim trong lồng quá nhỏ bé, vì thực chất chim quá nhát nên việc chim tung lồng gây tổn thương và phát sinh những tật ngóai, ngửa, lộn mèo là chuyện thường tình .
2 / Về thức ăn :
Chim bổi già rừng thường là đã biết ăn những lọai trái cây trong đó có chuối cho nên vì thế không cần tập cho chim ăn chuối. Chỉ cần tập cho chim ăn cám, việc làm này cũng lắm nguy hiểm, khó khăn vất vả. Tùy theo thực chất từng con chim mà việc tập cho ăn cám nhanh hay chậm. Có con tập vài ngày là ăn cám nhưng cũng có con tập cả 1 thời hạn dài, có con khi bẩy về thì tuyệt thực và không chịu ăn gì, lúc này yên cầu ta phải mất thời hạn để đút chuối và thức ăn cho chim. Những ngày mới về nên cho chim ăn nhiều chuối nhằm mục đích tránh biến hóa chính sách dinh dưỡng 1 cách bất ngờ đột ngột, khi chim đã biết ăn cám thì cho chim ăn trái cây ít lại .
3 / Về vị trí treo lồng :
Chim bổi già rừng khi về lồng mà không tung tóe nhiều thì đã là suôn sẻ lắm rồi, khi chim đã yên vị với nơi ở mới với thức ăn và nước uống khá đầy đủ thì cần cho chim 1 khỏang khoảng trống và thời hạn yên tĩnh để cho chim tập làm quen dần với kiếp sống tù chung thân ( nhưng không tử hình ) .
Nên treo chim nơi ít hoặc vắng người qua lại, ít bị những ảnh hưởng tác động làm cho chim bị hỏang sợ. Tốt nhất nên treo chim vào 1 góc nào đó trong vòng 1 tuần đầu khi chim mới về nhà. Ngày ngày ta vẫn theo dõi thức ăn, nước uống cho chim nhưng nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chim .
Lồng chim ta nên trùm áo lồng theo kiểu chữ A, trường hợp chim tung quá dễ dẫn đến làm tổn thương chim thì bắt buộc phải trùm kín áo lồng trong 1 khỏang thời hạn nhất định. Sau 1 tuần kể từ khi chim về nhà, ta theo dõi họat động của chim xem thế nào, nếu còn quá nhát thì liên tục chăm như lúc bắt đầu, sau 1 thời hạn khi chim bớt tung hơn thì từ từ hé áo lồng to ra 1 chút. Trong gian đọan này nếu hoàn toàn có thể thì cũng nên cho chim tắm nước và phơi nắng để chim dần dạn dĩ hơn .
4 / Về cách ép cho chim dạn :
Chim bổi già rừng thì cũng tùy theo con mà khi về nhà nó có chịu mở miệng hay không. Có con khi bẩy về cầm trên tay là nó đã hót ầm trời, có con khi về nhà thả vào lồng là chim hót đấu với chim thuộc ở nhà, đó là do nó còn lửa rừng. Cũng có con nuôi mấy tháng trời chỉ lo ăn, uống và nhảy hip hop, thường những con này hay không dễ chịu, nếu giữ nuôi thì cũng hên xui. vì nhiều khi nuôi hòai mà nó vẫn cứ nhát, khi nó không chịu dạn thì nó sẽ không hót, ít hót hoặc có hót thì nó sẽ không tự tin vì thực chất nó là ” thỏ đế “, nó quá nhát. Hoặc có con quá nhát nhưng ta vẫn cứ giữ nuôi, tiêu tốn biết bao nhiêu thời hạn, khi nó chịu hót thì lại không được như nhu yếu. Vì vậy việc chọn nuôi chim bổi già rừng cũng là 1 thử thách cần phải vượt qua tiên phong .
Ta hoàn toàn có thể dùng mọi chiêu thức để ép cho chim dạn thật nhanh, nhưng sẽ để lại nhiều hậu quả sau này :
– Chim bị dị tật do thời hạn đầu nhảy hoảng dễ bị thương tật, hoàn toàn có thể chim bi chết do sốc .
– Chim bị đơ do luôn hoảng sợ. Khi ta ép được con chim đến dạn người, ta tưởng chim đã thuần nhưng thực ra đó là sự khuất phục, cam chịu, chim đã quen và đồng ý sự o ép đó, nhưng chim vẫn chưa từ bỏ hẳn bản tính nhát người. Việc này cần có nhiều thời hạn sau này thì chim mới quen với người .
– Tốn thời hạn của ta, khi ta dùng mọi chiêu thức để ép cho chim dạn người thì ta sẽ tiêu tốn rất nhiều thời hạn ở bên chim, suốt ngày quyến luyến bên chim với đủ mọi chiêu thức .
Vì vậy khi chim đã hót rồi thì ta nên để tự nhiên cho nó hót, không nên tìm cách ép cho dạn. Cứ để thoáng cho nó, treo chỗ vắng người, tránh tiếp xúc nhiều với chim (mỗi lần đến là chỉ để cho ăn hoặc dọn lồng). Làm vậy thì chim lâu dạn nhưng đó là cách tốt nhất ta có thể làm. Con chim tự nó thích nghi với từng cái lạ lẫm và tự thuần, chim giữ được bản tính, nết chơi vốn có ngòai rừng của nó. chúc ae thành công.
Cách nuôi chim chào mào siêng hót
1/ Chim bổi mới bắt về: mất 3 tháng để “trấn an”, tập cho ăn cám, bước đầu làm quen với “kiếp tù chung thân”. Giai đoạn này thì rất cực và bực, phải trùm áo lồng thường xuyên chỉ để hé 1 khe nhỏ thôi, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nó, hạn chế việc di chuyển lồng chim, cứ để nó tự thích nghi, rồi hé dần áo lồng ra. Sau 3 tháng nó đã bắt đầu sổ đều, nhưng còn rất nhát, tuy nhiên được như thế là nó đã vượt qua thử thách lớn nhất rồi
2/ Sau 3 tháng quân trường, nó phải làm quen với môi trường mới, chế độ ăn uống mới, bạn phải tiếp xúc với nó nhiều hơn, cho tắm nhiều hơn, treo lồng nhiều chỗ … Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào, giai đoạn này tối kỵ việc để cóng cám hoặc trái cây thừa mứa trong lồng – việc này hơi khó thực hiện – con chim của bạn phải luôn luôn đói nhưng không được chết đói. Bạn phải làm cho nó hiểu là “mỗi khi bạn đến gần lồng chim là chỉ để cho ăn” dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng húm khi nom thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3-5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn dĩ rồi.
3/ Sau quá trình trên thường thì chim sẽ thay lông, đây là thời điểm chăm sóc đặc biệt vừa cung cấp năng lượng cho đợt thay lông mất 2-3 tháng, vừa dự trữ năng lượng cho việc tập dượt, đấu đá sau khi thay lông xong. Chế độ chăm sóc chim trong thời gian thay lông thì chắc tôi không bàn thêm nữa. Sau khi xong lông (xong hẳn nhé – khi nào cho chim tắm xong khoảng 3-5 phút là lông chim khô, bóng mượt) là bắt đầu chế độ tập dượt. Lúc này nếu treo một mình thì chim của bạn đã sổ cả ngày rồi, nhưng nó cần đi thi thố tài năng, qua mỗi đợt như vậy, nết chơi của nó sẽ đa dạng dần lên, chim sẽ dữ dằn hơn, nó sẽ dần trổ hết bài mà khi đứng một mình nó không “thi triển”. Cách dượt thì cũng đơn giản, ai cũng biết rồi – là xách chim đến nhừng tụ điểm tập trung nhiều chim cùng loại. Nhưng có điều bạn lưu ý là những lần đầu đem chim đi, bạn phải tủ kín áo lồng lại, tuyệt đối không cho nó nhìn thấy chim khác, chỉ cho nghe thôi. làm như vậy khi trở về nhà nó rất xung (tất cả bài vở của nó, nó sẽ tập dượt, ôn luyện ở nhà, sau khi đi dượt về, chứ không phải ở tụ điểm dượt chim đâu) Mỗi tuần mở áo lồng cho nó nhìn ngắm chiến hữu khoảng 2 lần mỗi lần khoảng 10-15 phút là đủ nhưng phải để xa, không được xáp gần. Cứ tập dượt như vậy khoảng 2-3 tháng là em nó xung lắm lắm, thậm chí có khi nó còn bố láo hơn cả chim sành nhưng bạn phải thật kiên trì nhẫn nhịn phải giữ nguyên chế độ tập dượt như vậy tuyệt đối không cho sáp chim mà chỉ cho mở áo lâu hơn, để thời gian dượt lâu hơn dần lên thôi. Nhiều người do bị khích mà làm bể một con chim đang xung cũng vì vậy lý do là: tuy nhìn thấy chim xung vậy thôi, nhưng đó là xung xổi, khác xa với chim sành nó có tinh tướng riêng của nó. mấy ku xung xổi mới lên nhìn bố láo bố lếu thế thôi chứ bị nẹt sợ một lần là coi như đi đứt cả quá trình chăm sóc tập dượt gian khổ. Đây là thời điểm hưởng thụ của chủ chim. Ở quầy thì chim ra dáng ra giọng đấu đá, về nhà thì ức chơi đủ bài vở. Chim cứ xung như vậy mà giữ được 2-3 mùa lông thì gọi là chim sành. Lúc này thì chỉ có hưởng thụ thôi.
Kinh nghiệm nuôi chim chào mào
Cách chọn chim Chào Mào chuẩn của dân sành chơi chim
Bí quyết nuôi chào mào
Hướng dẫn làm thức ăn chào mào để chim lớn nhanh hót hay
Chữa bệnh tiêu chảy cho Chào Mào nhanh khỏi
Kinh nghiệm nuôi chim chào mào
(ST)
Source: https://thucanh.vn
Category: Chó cảnh