Chim vành khuyên là gì? Đặc điểm và cách chăm sóc phù hợp

Chim vành khuyên là gì? Chúng có đặc điểm như thế nào và cách chăm sóc ra sao? Để tìm hiểu những thông tin cần biết về giống chim này, mời bạn theo dõi bài viết sau của Thucanh nhé.

Chim vành khuyên là chim gì?

Sở hữu ngoại hình đẹp mắt, chim vành khuyên thu hút sự quan tâm của giới chơi chim cảnh. Vậy chim vành khuyên là giống chim gì? Loài này vốn thuộc bộ sẻ, họ vành khuyên. Chúng còn có tên khoa học là Zosteropidae.

Khu vực phân bố chủ yếu của chim ở các vùng nhiệt đới ấm áp. Nổi bật phải kể đến các vùng như châu Phi, Úc hay New Zealand. Ngoài ra chúng còn có mặt tại một số khu vực ở Đông Nam Á, trong đó ở Việt Nam cũng có số lượng lớn cá thể.

chim-vanh-khuyen-la-chim-gi-thucanh

Tuổi thọ của chim vành khuyên trung bình khoảng từ 4 đến 7 năm. Tuy nhiên, nếu được nuôi dưỡng tốt thì chúng có thể sống đến 10 năm.

Đặc điểm của chim vành khuyên

Ngoại hình

Trong thế giới muôn loài chim, vành khuyên được đánh giá là một giống chim cảnh có ngoại hình đẹp. Thân hình chúng nhỏ bé như chim sâu, đầu to, trán rộng, mỏ vàng, hàm sâu, mắt xếch lên. Ở xung quanh mắt có viền trắng. Phần cánh thuôn tròn, chân khỏe.

Bên cạnh đó, bộ lông của chim khuyên khá mỏng, ngắn, óng và tơi. Chúng thường có 2 màu lông đặc trưng đó là vàng và xanh. Ở giống vành khuyên vàng thường là những chú chim có tính tình hiền lành, không nhanh nhẹn cho lắm. Chim thường sống ở khu vực phía Nam.

dac-diem-cua-chim-vanh-khuyen-thucanh

Trong khi đó, những con vành khuyên xanh có màu xanh lá đặc trưng. Chúng sở hữu giọng hót hay, nhanh nhẹn và khỏe khoắn. Người ta thường ưa chuộng nuôi giống chim cảnh này hơn. Loài chim khuyên xanh thường tập trung nhiều ở khu vực phía Bắc với khí hậu mát mẻ.

Sinh sản

Vành khuyên thường sống theo bầy lớn ở ngoài trời. Chúng chỉ tách ra khi đến mùa sinh sản. Mùa sinh sản của chúng thường bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 7.  Chim làm tổ trên cây, mỗi lứa đẻ từ 2 đến 4 quả trứng. Con trống sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm thức ăn và chim mái làm nhiệm vụ ấp trứng. Sau 14 đến 15 ngày ấp thì trứng sẽ nở thành chim non.

Giọng hót

Chim vành khuyên sở hữu giọng hót cực kỳ cuốn hút. Chất giọng thánh thót, cao vút và trong trẻo. Đặc biệt, chúng có thể bắt chước giọng của một số loài chim khác như chích chòe.

dac-diem-cua-chim-vanh-khuyen-1-thucanh

Để chọn được giống chim hót hay, bạn nên lựa những con có mỏ to, vàng, bộ hàm sâu, lông mỏng. Bởi đây là những con có giọng hót hay và nhanh nhẹn.

Kinh nghiệm chăm sóc vành khuyên

Sau đây là một vài kinh nghiệm chăm sóc vành khuyên hiệu quả mà chủ nuôi nên biết.

Thức ăn

Khi nuôi chim vành khuyên, bạn cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho chúng. Vậy những nguồn thức ăn cho chim vành khuyên là gì? Chim thường ưa thích việc ăn ngũ cốc, cám, côn trùng và một số loại trái cây.

Một số loài côn trùng chứa nhiều chất đạm, protein như cào cào non, cám đậu xanh,… Ngoài ra, còn có một số loại quả chứa nhiều vitamin cần thiết cho sự phát triển của chim vành khuyên như cam, cà chua, dưa leo, cà rốt, chuối,…

kinh-nghiem-cham-soc-vanh-khuyen-thucanh

Trong quá trình nuôi chim vành khuyên, bạn nên duy trì cho chim ăn một loại cám duy nhất. Tránh thay đổi cám dễ khiến chim bị suy dinh dưỡng. Không những thế, tùy từng giai đoạn phát triển của chim sẽ có chế độ chăm sóc riêng.

Khi chim thay lông thường đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao. Bạn nên bổ sung cám đậu xanh trộn thêm trứng, nhộng. Đặc biệt cung cấp nhiều hoa quả có màu sắc sặc sỡ để kích thích mọc lông đẹp hơn.

Lồng nuôi

Chim vành khuyên có thân hình khá nhỏ nhắn. Thế nên lồng nuôi chúng không cần quá lớn. Kích thước lông nuôi trung bình, đảm bảo chúng có thể tự do bay nhảy. Bạn có thể tùy chọn chất liệu lồng nuôi từ gỗ, tre, nứa hay thép không gỉ đều được nhé.

Vệ sinh tắm rửa cho vành khuyên

Khi nuôi vành khuyên, bạn cũng có thể chuẩn bị một chiếc lồng riêng để tắm cho chúng. Trong khi tắm, có thể tưới phun sương để làm ẩm bộ lông. Chim sẽ tự làm sạch cơ thể. Tránh phun xịt nước mạnh gây ra sự sợ hãi cho vành khuyên.

Phòng bệnh cho vành khuyên

Một trong số những điều cần lưu ý khi nuôi vành khuyên đó là phòng bệnh cho chúng. Loài chim này cũng dễ mắc phải một số chứng bệnh như nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, đi ngoài, tiêu chảy. Bởi thế bạn nên quan tâm chăm sóc sức khỏe cho chúng, sử dụng một số loại thuốc trị bệnh dành riêng cho chim. Đồng thời dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ lồng nuôi mỗi ngày. Cho chim ăn uống đồ sạch.

kinh-nghiem-cham-soc-vanh-khuyen-1-thucanh

Là một giống chim tuy nhỏ nhắn nhưng lại sở hữu vẻ đẹp và giọng hót cực hay. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên từ Thucanh sẽ giúp bạn biết được chim vành khuyên là gì. Đồng thời có cách chăm sóc chúng phù hợp nhất. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm đón xem thông tin từ chúng tôi.

Xem thêm:
Chào mào cui là gì?
Phân biệt khuyên trống mái đơn giản
Giá chim vành khuyên

5/5 - (2 votes)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan