Bệnh về tiêu hóa ở chó thường xảy ra nhất, có tỷ lệ tử vong cao đặc biệt đối với chó non dưới 1 năm tuổi. Xin được trình bày dưới đây một số “Hội chứng tiêu hóa ” thường gặp, rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra một triệu chứng giống nhau. Bài viết chỉ có giá trị tham khảo, không thay thế chẩn đoán lâm sàng của các bác sỹ Thú y. CHÁN ĂN, BỎ ĂN: 1. Không phải bệnh : – Chó đã ăn quá no rồi mà bạn không biết. – Kiểm tra lại thức ăn về thể loại,chất lượng và mùi vị có bất thường không? – Chó mới về, lạ nhà, lạ chủ, hoặc nhốt lẫn với chó, mèo lạ. – Bạn có biểu hiện gì, hành vi gì gây ra stress tâm lý : quát mắng, trói nhốt, dọa nạt… làm chó “dỗi” bỏ ăn ? – Chó sắp sinh, chó vận động quá mệt, nhất là thời tiết thay đổi, quá nóng hoặc lạnh… – Bạn có sử dụng loại thuốc gì không? tẩy giun, thuốc có vị đắng chát… – Nhiều stress khác : tiếng ồn, sấm chớp, gió bão lũ lụt … 2. Do Ốm ,bệnh : – Loại trừ các khả năng trên, kèm theo các triệu chứng : ủ rũ, mệt mỏi, mũi khô, có tiết dịch mũi, mắt không trong sáng… đó là các dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Bạn cần mang chó đi khám BSTY. NÔN ÓI : 1 Không phải ốm bệnh : – Do ăn quá no rồi chạy nhảy, vận động mạnh, bị đuổi đánh hoặc cắn nhau với con vật khác, vận chuyển xa bằng máy bay, ô tô, tàu hỏa cho ăn no, bị rối loạn thần kinh thăng bằng, gọi là say tàu xe… – Chó mẹ đang nuôi con thường hay ói thức ăn để cho con tập ăn. – Nuốt phải dị vật sau khi ăn no, gặm bàn ghế gỗ có mùn gỗ, tự liếm nuốt lông với các giống chó lông dài: Bắc kinh, phốc sóc, Cocker, Yorshire Terrier… – Khi bị đầy bụng, khó tiêu, chó thường ăn cỏ, lá cây để tự gây nôn, sau đó lại khỏe bình thường. – Thời kỳ đầu mang thai ( sau phối giống 20 ngày ). – Gây mê trong phẫu thuật khi dạ dày có thức ăn. 2. Do Ốm, Bệnh :
– Do rối loạn thần kinh, chứng viêm não, rối lọan chuyển hóa nội tiết tăng lượng ure huyết, suy thượng thận cấp. – Loại trừ các khả năng trên, chó có thể nhiễm các bệnh truyền nhiễm do vius, vi khuẩn đường tiêu hóa : nếu nôn “khan” liên tục ( chỉ nôn ói ra bọt, dãi tanh có màu vàng, lẫn máu ): Phải đi khám BSTY ngay.
Bạn đang đọc: Hội Chứng Tiêu Hóa Ở Chó
TIÊU CHẢY MẤT NƯỚC: 1. Do chế độ chăm sóc, dinh dưỡng không hợp lý: – Không nôn, hoặc có nôn ra thức ăn, chất chứa dạ dày, do ăn quá nhiều chất : protein, béo, tanh đầy bụng không tiêu, bị ngộ độc thức ăn. Tiêu chảy là biện pháp tự bảo về bằng cách đào thải chất độc ra ngoài. Sẽ gây viêm ruột nhẹ. Biện pháp xử lý: cho nhịn ăn ngay, nhờ tư vấn BSTY. – Ăn, uống phải một số chất thải rửa : nước rửa bát, xà bông, chất tẩy… – Chó mẹ sau sinh con ăn nhau cắn rốn và dọn vệ sinh ăn các chất thải : phân, nước tiểu chó con..không nguy hiểm lắm, chỉ cần dùng thuốc uống : Chlorocide 250mg/5kg thể trọng và ăn kiêng tanh,mỡ các chất khó tiêu. – Do rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, ảnh hưởng tiêu hóa các chất xơ, chó non thường ỉa phân sống, tiêu chảy. 2. Do dị ứng thức ăn hoặc uống thuốc: Sau khi ăn thức ăn lạ hoặc dùng thuốc, có tiêu chảy. 3. Do ký sinh trùng đường ruột: Giun móc và các loại giun tròn… chó chỉ kém ăn, không nôn, phân nhầy như mũi kiết có lẫn máu tươi hoặc hồng nhạt do tổn thương ruột bong niêm mạc ruột, mùi tanh hôi. Xử lý : Kiểm tra đã tẩy giun định kỳ chưa ? Khám Bác sỹ Thú Y. 4. Ăn phải chất độc, bị đánh bả : Diễn biến rất nhanh, đột ngột, tiêu chảy nặng, cấp tính, nôn chảy dãi liên tục, thậm chí còn nôn ra máu tươi. Xử lý : Gọi BSTY cấp cứu ngay kẻo quá muộn. 5. Tiêu chảy mạn tính : Do thể trạng hoặc các bệnh nội khoa : viêm ruột mạn, rối loạn chức năng gan, khối u, ung thư đường tiêu hóa… Khám BSTY và xét nghiệm chức năng gan, thận, khối u… 6. Tiêu chảy do nhiễm dịch Parvovirus, Carre ( Canine Distember ): – Có nguồn lây nhiễm dịch. – Do bệnh Carre ( Canine Distember ): Biểu hiện toàn thân : Ho khạc, nôn ói, sút cân nhanh, tiêu chảy không nhiều, có lẫn máu, thường xayra ở giai đoạn cuối. Có thể kèm theo các điểm xuất huyết như muỗi đót quanh mắt, vùng da bụng mỏng, nốt phỏng dạ vùng bụng. Đau mắt dủ ghèn thường xuyên. Có thể chuyển sang thể thần kinh. – Do Bệnh Parvovirus: Sốt nhẹ ,nôn ói liên tục liên tục, bỏ ăn chỉ thích uống nước lã nhưng uống xong nôn ngay. Chó mất nước và rối loạn điện giải trầm trọng. 1-2 ngày đầu chưa đi tiêu chảy, sau “ục” ra rất nhiều phân loãng lẫn máu “vọt cần câu” mùi rất khẳm, khó chịu đặc trưng như mùi cá ươn chết. Có khi ra toàn máu tươi. Xử lý: Cấp cứu BSTY ngay : truyền dịch bù nước và điện giải, kháng sing và chữa các triệu chứng khác. CHỨNG TÁO BÓN Ở CHÓ. Do một lý do nào đó cản trở lưu chuyển, thải phân, chó rất khó ỉa, phân rắn chắc thậm chí không iả được, đau đớn, kêu la, đứng ngồi chạy vòng quang không có kết qủa. 1. Nguyên nhân không phải bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng: – Do chế độ ăn uống không đủ nước, thiếu chất rau xơ nhuận tràng. Ăn quá nhiều xương. -Thiếu khoáng chất, chó phải ăn thêm đất cát, gặm tường vôi. – Nuốt phải dị vật gây viêm tắc ruột: bao túi nilon, vải vụn, giẻ, đệm mút cao su, chun vòng trẻ con chơi. Với các giống chó lông dài như : Phốc sóc, poodle, Cocker Spaniel, Yorkshire Terrier…thường hay nuốt vào các cục lông gây tắc ruột. Thậm chí có con chó nuốt cả đá dăm, sỏi.. 2. Do mắc một số bệnh: – Sốt cao kéo dài do viêm nhiễm hoặc không rõ nguyên nhân cũng gây táo bón. – Chó mắc bệnh Dại lên cơn không chủ động thần kinh, thường ăn nuốt dị vật : đất, cỏ cây hoặc bất kỳ vật gì có thể nuốt được sẽ bí đại tiện, táo bón. – Chó bị lên cơn co cứng cơ vân do mắc bệnh Uốn ván ( Tetanus ), không mở được cơ vòng hậu môn cũng không ỉa được.
Nếu copy bài, xin để lại một link sống về trang này. Xin cảm ơn !
Source: thucanh.vn
Category: Chó cảnh