Bệnh tiêu chảy ở chó – Wikipedia tiếng Việt

Banner-backlink-danaseo

Bệnh tiêu chảy ở chó hay là bệnh Caré là một bệnh cấp tính hoặc mạn tính được gây nên bởi một hay nhiều nguyên nhân khác nhau và đều có chung một hậu quả là triệu chứng tiêu chảy phân lỏng ở chó, làm gia tăng số lần đi tiêu và trọng lượng phân trong một ngày so với mức bình thường.

  • Bệnh có thể do một hoặc một nhóm nguyên nhân gây nên.
  • Mức độ nguy hiểm có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cá thể…
  • Tiêu chảy có thể kèm theo các triệu chứng như nôn mửa, viêm dạ dày-ruột làm mất nước, điện giải, máu… dẫn đến suy nhược cơ thể và có thể gây tử vong. Nguy hiểm nhất là tiêu chảy cấp tính.
  • Bệnh có thể lây hoặc không lây tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Sinh lý bệnh[sửa|sửa mã nguồn]

  • Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở chó. Một số nguyên nhân thông thường của tiêu chảy như: nhiễm virus, nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, thuốc, thức ăn…
  • Tiêu chảy do virus bệnh caré. Virus bệnh caré có tên khoa học là Canine distempervirus, thuộc chi Morbilivirus, họ Paramixoviridae [1]
  • Bệnh Caré đã có ở châu Âu, châu Á và Nam Mỹ từ giữa thế kỷ XIII. Năm 1905, Henri Caré người pháp đã phân lập được virus này và từ đó bệnh này mang tên ông. Đặc điểm gây bệnh của virus này là làm viêm cata niêm mạc tiêu hóa, viêm phổi và triệu chứng thần kinh. Sức đề kháng của virus này rất yếu, ở nhiệt độ thường, ngoài ánh sáng, virus chết sau vài giờ.[2]
  • Virus xâm nhập vào cơ thể chó qua đường tiêu hóa, đường hô hấp rồi vào máu. Tiếp đó xâm nhập vào các tế bào biểu mô. Thời gian nung bệnh 6 – 9 ngày.[3]
  • Chó mắc bệnh này ở hầu hết các lứa tuổi, chó 2 – 3 tháng tuổi bị bệnh sẽ rất nặng và chết với tỷ lệ cao.
  • Theo [2], ban đầu con vật sốt cao 1 – 2 ngày rồi lùi lại, chó ủ rũ, bỏ ăn, nôn mửa, thích nằm một chỗ (có trường hợp bị kích thích), sau đó vài ngày, cơn sốt tiếp theo lại xuất hiện và đồng thời xuất hiện các triệu chứng ở đường tiêu hóa, hô hấp và da. Ở đường tiêu hóa, viêm cata dạ dày-ruột, nôn mửa, đi chảy phân lỏng lẫn niêm mạc ruột và máu, con vật khát nước. Ở đường hô hấp, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm phế quản rồi thành viêm phổi, con vật khó thở, chảy nước mũi, thậm chí lẫn máu. niêm mạc mắt của chó bị viêm thường xuyên, con vật chảy nước mắt, ban đầu trong, loãng, sau đó đục dần. Ở da, phần da bụng, trong đùi, bẹn, mi mắt xuất hiện những mụn đỏ hoặc vàng. Gang bàn chân thường tăng sinh sau 3 tuần. Trạng thái con vật có thể buồn bả, ủ rũ hoặc hung dử, về sau thường co giật các cơ, run rẩy, cuối cùng có thể bị bại liệt.
  1. ^

    Phạm Hồng Sơn, Phan văn Chinh, Nguyễn Thị Thanh, Phạm Quang Trung, 2002. “Giáo trình vi sinh vật thú y”, Nhà xuất bản Nông nghiệp

  2. ^ a b

    Hồ Đình Chúc và Cs, 1978. “Giáo trình truyền nhiễm gia súc”. Nhà xuất bản Nông nghiệp

    Lỗi chú thích: Thẻ không hợp lệ: tên “HDC” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác

  3. ^

    Trần Minh Châu, 1996. “100 câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc gia cầm”. Nhà xuất bản Nông nghiệp

Source: thucanh.vn
Category: Chó cảnh

Rate this post

Bài viết liên quan