Chó đốm đuôi có nên nuôi không? Kinh nghiệm chăm chó đúng cách

Nhiều người tỏ ra quan ngại với việc nuôi chó đốm đuôi vì cho rằng chúng không khôn và không nên nuôi. Vậy thực hư chuyện này ra sao? Chọn chó và chăm chó như thế nào đúng cách? Cùng đón xem bài viết của Thucanh để tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Chó đốm đuôi có nên nuôi không?

Chó đốm đuôi chỉ những con cún có một đốm lông màu trắng ở cuối phần đuôi. Người xưa có câu nói rằng “đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt”. Trước đây, việc xem tướng chó thường rất được coi trọng. Có những tips xem tướng chó khôn được truyền lại từ xưa đến nay.

Tuy nhiên chó đốm đuôi thường không nằm trong số đó. Những con sở hữu đặc điểm này thường được coi là tướng chó xấu và không nên nuôi. Với những chú cún đốm đuôi, người ta thường cho rằng chúng không khôn. Chó thường vụng về, hay ăn vụng và không dễ nghe lời. Hơn nữa còn không biết giữ nhà. Bởi thế không mang đến nhiều lợi ích cho chủ nhân.

cho-dom-duoi-co-nen-nuoi-khong-thucanh

Tuy nhiên, ngày nay, nhiều gia đình khi nuôi chó cũng không mấy để tâm đến vấn đề này. Bởi lẽ chó dù khôn hay không thì cũng dựa trên cách huấn luyện và chỉ dạy của chủ nuôi. Vì thế, việc quyết định nuôi hay không nuôi chúng dường như không còn khắt khe như trước. Điều quan trọng đó là tất cả các cún cưng cũng cần được đối xử tốt như nhau.

Không bàn đến độ khôn hay không nhưng chó có đốm ở đuôi cũng là một đặc điểm đặc biệt ở cún. Nó giúp chó cưng trở nên ấn tượng và có vẻ ngoài đẹp mắt. Nếu yêu thích, bạn vẫn có thể nuôi và huấn luyện chúng.

Một số kinh nghiệm chọn chó tốt để nuôi

Như đã chia sẻ ở trên, việc chọn chó đốm đuôi hay bất cứ loài chó nào để nuôi không còn khắt khe như trước. Tùy theo yêu cầu và quan niệm của mỗi gia đình sẽ có ý niệm khác nhau. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một giống chó tốt, chó khôn để nuôi cũng không quá khó. Sau đây là một vài tips bạn có thể tham khảo.

mot-so-kinh-nghiem-chon-cho-tot-de-nuoi-thucanh

  • Chọn những chú chó có sức khỏe tốt, có nguồn gốc rõ ràng, không bị bệnh tật.
  • Quan sát màu lông và lưỡi của chó. Những chú chó có lông đen tuyền hoặc trắng sẽ rất khôn, mưu trí và trung thành với chủ. Ngoài ra những con cún có đốm lưỡi thường là những chú chó dễ dạy, biết nghe lời.
  • Chọn theo tướng chó khôn như: tứ túc huyền đề, bối kiếm cẩu, bạch cẩu hoàng đầu thân bối nguyệt,…

Cách chăm chó đốm đuôi và loài cún nói chung

Có thể nuôi hoặc không nên nuôi chó đốm đuôi tùy theo quan niệm của bạn. Điều quan trọng là dù nuôi thú cưng nào, bạn cũng nên chăm sóc chúng chu đáo. Một số kinh nghiệm nuôi cún hiệu quả như sau:

Quan tâm đến chỗ ở của cún

Khi nuôi chó cưng trong nhà, bạn cũng nên bố trí chỗ ở chu đáo cho cún. Khu vực ăn, ngủ, sinh hoạt của chúng nên có sự thoáng mát, sạch sẽ. Dọn những đồ dùng bằng nhựa, thủy tinh, các loại thiết bị ra khỏi chỗ ở của cún cưng. Tránh để những chú chó nằm trực tiếp dưới điều hòa hoặc quạt. Bởi dễ khiến cún cưng của bạn bị lạnh và ốm.

Chế độ dinh dưỡng

Một lưu ý quan trọng khi nuôi chó đó là chuẩn bị cho chúng khẩu phần ăn đủ chất. Chế độ dinh dưỡng tác động rất nhiều đến sự tăng trưởng của những chú chó. Chó được 2 tháng tuổi, bạn bắt đầu cho chúng ăn khoảng 3 bữa/ngày.

cach-cham-cho-dom-duoi-va-loai-cun-noi-chung-thucanh

Nên chó chó ăn đúng bữa, có các khung thời gian cố định. Không nhất thiết lúc nào cũng cho cún ăn, để hệ tiêu hóa cún hoạt động bình thường. Không nên quá lạm dụng nguồn thức ăn tổng hợp và 1 số ít loại thuốc khác cho chó.

Vệ sinh cho cún

Khi nuôi chó, bạn cũng nên tắm rửa cho chó thường xuyên. Những chú chó mới được nhận về nuôi không nên tắm ngay bằng nước, vì sẽ khiến chúng dễ bị cảm lạnh, mắc viêm phổi. Bạn có thể sử dụng các loại phấn khô để làm sạch cho chó.

cach-cham-cho-dom-duoi-va-loai-cun-noi-chung-1-thucanh

Khi chó đã quen chỗ ở, bạn hãy tắm bằng nước cho chúng. Trong khi tắm nên sử dụng thêm những loại xà phòng dành riêng cho cún cưng. Sau khi tắm xong, nên sấy khô để tránh chúng bị cảm lạnh. Mỗi tuần nên tắm cho cún khoảng chừng 2-3 lần là hợp lý.

Phòng bệnh cho cún

Để giúp cún cưng khỏe mạnh, bạn cũng không cần lưu ý phòng bệnh cho chúng. Một số lưu ý cần quan tâm đó là:

  • Tiêm phòng: Nên tiêm phòng vắc xin cho cún cưng định kỳ các bệnh như bệnh dại, pavo, cave,…
  • Tẩy giun ít nhất 2 lần cho cún từ lúc mới sinh cho đến lúc cún được bốn tháng tuổi. Cho cún uống thuốc phòng giun khi chúng khoảng bốn tháng tuổi.
  • Thường xuyên đưa cún cưng đến khám sức khỏe thể chất định kỳ. Điều này giúp phát hiện bệnh cũng như chữa trị bệnh kịp thời.

Trên đây, Thucanh đã bật mí cho bạn liệu nuôi chó đốm đuôi có được không và các kinh nghiệm chăm cún đúng cách. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm được kiến thức nuôi chó cưng hiệu quả. Cảm ơn đã quan tâm theo dõi bài viết cùng chúng tôi.

Xem thêm:
Chó Tứ Túc Mai Hoa là gì?
Bật mí những giống chó có xoáy trên lưng đẹp
Chó có 6 móng chân sau là gì?

5/5 - (2 votes)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan