Cách chăm sóc chó Phốc nhanh lớn không bị bệnh

Cách chăm sóc chó Phốc nhanh lớn không bị bệnh. Pomeranian là giống chó phát triển ở vùng Pomeranian thuộc nước Phổ. Chúng có nguồn gốc từ những giống chó Spitz xa xưa ở phương bắc, được mang đến châu Âu để chăn cừu.

Phương pháp nuôi chó phốc. Những lưu ý khi mua và nuôi chó phốc

Pomeranian (Phốc Sóc)

Nguồn gốc:

Tổ tiên của giống chó Pom cân nặng đến 13,6 kg. Những danh nhân như Marie Antoinette, Emily Zola và Mozart đã từng nuôi giống chó này. Cuối thập niên 800, nữ hoàng Victoria trở thành người sành điệu về chó, bà đã lập ra một tổ chức triển khai nuôi giống chó Pomeranian. Nữ hoàng đã triển lãm những con chó của bà và đã gây được tiếng vang, giúp giống chó này thông dụng khắp nước Anh. Do nữ hoàng thích loại chó nhỏ hơn nên nhiều nàh chăn nuôi đã tìm cách gây giống, tạo ra những con chó Pomeranian có kích cỡi nhỏ. Vì thế, lúc bấy giờ, chó Pomeranian “ đời mới ”, sau nhiều thế hệ, đã giảm khối lượng xuống còn khoảng chừng 1,8 – 2,3 kg. Nhận thấy chó Pomeranian mưu trí nên người ta đã sử dụng chúng trong thẩm mỹ và nghệ thuật quảng cáo và trình diễn xiếc. Có thể nói, ngày này, Pomeranian là một trong những giống chó biuể diễn xiếc ngoạn mục, một loại chó cảnh tuỵêt vời và là chó bầu bạn lý tưởng .

Mô tả:

Pomeranian là loại chó tí hon, có cái đầu hình nêm và đôi tai nhọn, dựng thẳng đứng. Một số con có khuôn mặt giống như loài cáo, 1 số ít con khác lại giống như búp bê hay có vẻ mặt đầy dịu dàng êm ả. Đôi mắt của chúng hình quả hạnh, sang sậm, biểu lộ sự mưu trí rõ nét. Giống chó Pomeranian có cái mũi sậm như màu bộ lông của chúng. Răng xếp dạng kéo. Giống chó này có đưôi uốn cong lên sống lưng giống như cái quạt. Lông ở cổ và ngực khá nhiuề. Chúng có bộ lông kép cùng một màu. Bất kỳ màu lông thuần nhất nào cũng được gật đầu, tuy nhiên phần đông là màu đỏ, cam, trắng hay kem, xanh, nâu hoặc đen. Đôi khi bộ lông có nhiều màu ( với những vệt màu trắng ), đen hoặc nâu vàng nhạt, màu lông chó sói hoặc màu chồn Sable pha cam .

Tính cách:

Pomeranian là loại chó nhỏ sống động. Thông minh và ham học, giống chó này rất trung thành với người điều khiển và gia đình chủ. Bản tính của chúng đôi khi lại bướng bỉnh và liều lĩnh. Nếu được huấn luyện chu đáo, giống chó này sẽ sống hoà thuận với những con chó khác và vật nuôi trong nhà, nhưng một số con có lẽ nghĩ rằng chúng to cao hơn nhiều so với ngoại hình thực tế, do đó, chúng không ngần ngại tấn công những con to lớn hơn.
Pomeranian là loại chó giữ nhà xuất sắc với tiếng sủa vang rền. Chúng có khuyn hướng dè chừng và sủa dữ dội khi thấy người lạ. Bạn hãy “giáo dục”, quát bảo chúng im miệng ngay từ lúc chuông cửa reo đôi ba lần hay khi có khách viếng thăm. Hãy hết sức kiên quyết về điều này. Nếu không, chúng sẽ làm đinh tai nhức óc cả nhà.
Pomeranian tò mò và hiếu động, một loại chó độc lập nhất trong những loại chó cảnh. Chúng không lệ thuộc vào người điều khiển. Giống chó này học xiếc nhanh, nhưng cần sự dạy dỗ kiên định. Chúng cần biết ai là người chủ thật sự. Nếu không, đừng hòng chúng nghe lời.
Giống chó này có thể trở nên đòi hỏi quá đáng, nếu người chủ tạo điều kiện cho chúng làm điều đó. Không nên cho giống chó này chơi với trẻ con còn quá nhỏ, bởi vì trẻ nhỏ chọc ghẹo chúng nhiều, có thể khiến chuúng căng thẳng rồi cáu giận. Tuy nhiên, chúng hoà thuận với những đứa trẻ “đứng đắn” hơn, không chọc ghẹo chúng quá đáng.
Pomeranian là loại chó bầu bạn tốt với người cao tuổi. Chúng luôn biểu lộ sự trìu mến với người mà chúng thương yêu. Giống chó này có thể kén cá chọn canh trong việc ăn uống.

Điều kiện sống:

Giống chó này thích nghi tốt với đời sống trong căn hộ cao cấp. chúng rất năng động khi ở trong nhà và vẫn tự do khi không có sân rào. Hãy giúp chúng dịu thần kinh khi trời nóng giãy để tránh trường hợp bị khích động quá mức .

Hoạt động:

Nếu có sân rào nhỏ để chúng chơi đùa tiếp tục thì rất tốt. Bạn hoàn toàn có thể dẫn chúng đi dạo xa, nhưng đừng xa quá đến nỗi làm chúng mệt lả, không còn thích đi dạo nữa .

Chăm sóc lông:

Pomeranian có bộ lông 2 lớp dài xù, cần được chăm nom liên tục. Chúng thay lông 1 đến 2 lần hằng năm. Tắm bằng dầu tắm khô khi thiết yếu .

Cách nuôi và chăm sóc chó:
  1)  . Nuôi chó con 

Mọi người khi đi mua chó cần lưu ý, chỉ nên mua chó con từ 2 đến 2,5 tháng tuổi trở nên, như vậy mới đảm bảo về thể lực tối thiểu khi ta chăm sóc . 

Chó con từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi cho ăn 3 bữa một ngày, thời gian chia đều trong ngày cho hợp lý. Các bữa ăn cần có một khoảng thời gian nhất định để cho chó tiêu hóa hết thức ăn (Không nhất thiết người ăn lúc nào thì cho chó ăn luc đó, sẽ không hợp lý về thời gian vì ). 

Sau bữa ăn nên cho chó chạy tự do và vệ sinh 5, 10 phút và cũng để tiêu hóa thức ăn. Bữa chiều tối ăn nhiều hơn một chút và chủ chó dành thời gian thả chó nhiều hơn . 
Thức ăn cho chó bao gồm : bột gạo, bột ngô, thịt băm nhỏ hoặc các lục phủ ngũ tạng của gia súc ( Trâu, bò, ngựa, hạn chế thịt lợn vì khó tiêu ). Thức ăn đều phải nấu chín và loãng như cháo đừng cho ăn khô sẽ không tốt. Định lựơng bao nhiêu là tùy vào giống chó to hay nhỏ mà ước lượng vì không có cụ thể .

Bữa ăn của chó thường kéo dài không quá 5 phút, nếu chó ăn hết sạch và còn hơi thòm thèm là đủ, sau khi ăn lập tức phải mang bát đi rửa ngay cho sạch sẽ. Nếu chó ăn xong mà còn thừa thúc ăn, đem đổ đi và bữa sau phải giảm định lượng xuống cho phù hợp ( Một số người nuôi chó có thói quen hay để thừa thúc ăn để khi nào đói chó tự ăn, như vậy là hại chó vì thức ăn thừa dễ ôi thiu chó sẽ bị đi ỉa rất dễ chết ). Đến bữa ăn khi nghe thấy bước chân của chủ chó đã rít lên ầm ầm vì bị mùi thức ăn kích thích. Có thể một tuần cho chó ăn một bữa ăn no hơn bình thường và ăn thêm một quả trứng gà nhưng phải nấu chín sau đó cho ăn tái dần cho đến khi có thể ăn sống không sao cả. Sẽ rất rốt cho sự phát triển của chó và bộ lông sẽ rất mượt mặc du chúng ta ít chải lông. Sau khi đi dạo buổi tối có thể cho uống một ít sữa hoặc nước đường pha loãng . 

Sau 5 tháng có thể bổ xung hàng tuần một ít thị bò, ngựa sống nhưng phải thật tươi với cường độ từ ít đến nhiều sau này ( Đối với chó to, canh gác và làm nghiệp vụ ). Đừng sợ chó bị đi ỉa khi ăn thịt sống, vì bản năng hoang dã chó vẫn ăn thị sống từ các con thú trong rừng, sau khi ở với người chó mới thuần hóa ăn các thức ăn khác của người ,. 

2) Nuôi chó trưởng thành

Từ 6 tháng đến 1năm tuổi chúng ta cho chó ăn 2 bữa một ngày là đủ. Vào thời kỳ này chó đã bắt đầu luyện tập thể lực nên đòi hỏi lượng chất tăng nên ( Định lượng không tăng, nếu không chó sẽ bị béo và lười vận động sinh ra ủ dũ, đừng vì thương chó mà cho ăn nhồi nhét vô cùng tai hại. ) Ở nước ngoài có bán sẫn thịt hộp cho chó khoảng 1kg đến 1,2kg với giá phải chăng. Ở Vn Tùy thuộc vào kinh tế của chủ nuôi mà cung cấp ; Bạc nhạc, phổi, lòng và các đồ rẻ tiên ở lò mổ nếu không được tươi thì phải nấu chín vì trong đó có nhiều sán. Tẩy giun, sán thường xuyên thì chó mới lớn được, và thức ăn sẽ được hấp thụ toàn bộ. 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với luyện tập và chạy nhảy hợp lý sẽ cho ta một con chó đẹp về hình thể, thông minh và cường tráng. Sự phát triển của chó mãnh liệt nhất là đến một năm tuổi, mọi hình dáng ,thể chất phụ thuộc vào thời kỳ này rất nhiều. Nhiều con bị hỏng chân sau, phom dáng không đạt là do cáh nuôi dưỡng của chủ chưa đúng chứ nhiều khi không phải do giống . 

Chăm sóc hợp lý và khoa học sẽ cho ta một con chó trưởng thành như ý và vô giá . 
Chó trửơng thành sau một năm tuổi chỉ cần ăn một bũa một ngày là đủ, nhưng vẫn phải đủ về chất lựong ( Thịt nhiều rau it, va thỉnh thoảng cho gặm ống xương bò hoặc xương đùi bò ). Chó nuôi vào các mục đích khác nhau, và các giống to, nhỏ thì định lượng và chất lượng cũng khác nhau . 

Chó về già thì giảm trọng lượng và chỉ nên duy trì không được để chó béo sẽ sinh nhiều bệnh về chó già . 

Tuổi thọ trung bình của chó vào khoảng 12 đến 14 năm.

CÁCH TẮM CHÓ

Tưởng chừng đơn giản, nhưng chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Có nên tắm cho chó không?
– Khác với người, chó không có tuyến mồ hôi trên da do đó mức độ trao đổi khí và độ ẩm để tỏa nhiệt trên da cực nhỏ. Ở vùng khí hậu khô, lạnh việc tắm cho chó là rất hạn chế, thậm chí người ta không tắm cho chó.
– Ngược lại khí hậu nhiệt đới nóng ẩm Việt nam, rất nhiều yếu tố cấu thành chất bẩn bám vào da làm chó rất khó chịu : độ ẩm cao+ bụi bẩn dễ làm bết, dính lông thành cục. Ký sinh trùng da: Ve. mòng, ghẻ, nấm được đà tấn công gây rụng lông, viêm, nhiễm độc da, hoại tử bong vảy, chảy nước bốc mùi hôi…Tắm là biện pháp rất cần thiết để chăm sóc bộ da, lông- vẻ đẹp đặc trưng ĐẶC BIỆT của các giống chó lông dài : Cocker Spaniel, Shetter, Poodle, Golden, St. Bernard, Phốc Sóc, Bắc Kinh, Thần khuyển Tây Tạng…
– Các giống chó lông ngắn : Boxer, Rottweiler, Labrador, dachshund… cũng nên tắm sạch sẽ vào mùa nóng ẩm.
– Thân nhiệt chó cao hơn người : 38o5 +/- O,5oC chịu nóng rất kém. Mùa hè cần tắm cho chó cảm giác thoải mái, dễ chịu, giúp điều hòa thân nhiệt, tránh được bệmh cảm nóng ( heat strock ).

2. Khi nào thì không nên tắm cho chó ?
– Thời tiết quá lạnh, nhất là đổi gió mùa ở miền Bắc, khi nhiệt độ ngoài trời xuống tới dưới 18oC.
– Chó non đang bú mẹ hoặc mới tách mẹ.
– Chó ốm hoặc có dấu hiệu nghi ốm.
– Chó cái đang kỳ động dục chuẩn bị phối giống, nếu tắm sẽ giảm mùi “đặc trưng hấp dẫn chó đực” sẽ giảm hưng phấn tính đực khi giao phối.
– Chó cái sau giao phối trong vòng 15 ngày.
– Chó mới sinh con.
– Chó mới mua về nuôi.
– Chó mới tiêm chích ngừa dịch bệnh.
– Chó vận chuyển.


3. Cách tắm chó như thế nào?

– Nước tắm chó : ấm về mùa đông, nước sạch, không tắm ở sông, hồ ao tù ô nhiễm.
– Shampoo : có thể dùng các loại chuyên dụng cho chó bán tại các cửa hàng thuốc Thú y hoặc siêu thị. Hoặc một số loại shampoo của người có độ ẩm và dướng da tốt. Các loại shampoo trị ve, rận, nấm phải cỏchi định của BSTY. Chó bị bệnh ngoài da, việc tắm chó phải có ý kiến và chỉ dẫn của BSTY.
– Tắm bằng nước lá cây, hoa quả : Có thể dùng quả chanh vắt nước lên bộ lông chó sau khi tắm bằng shampoo để làm tơi lông, tránh vón cục và trung hòa độ Kiềm của shampoo. Sau khi vắt vài quả chanh lên lông, lại phải xả sạch ngay bằng nước. các loại lá: Khế, bưởi, chè xanh, xà – cừ, xoan hoặc các loại lá chua, chát khác (Phải chắc chắn không độc) có thể dùng tắm chó có viêm nhiễm, lở loét hoặc ký sinh trùng ngoài da.
– Thao tác tắm chó: Không được để nước hoặc xà phòng vào tai, mắt chó. Sau khi tắm cần lau và sấy khô bộ lông, dùng que bông cotton ngoáy sâu thấm khô vệ sin tai, nhất là với giống chó tai cụp, dài như : Cocker Spaniel, Shetter, Poodle, Golden, St. Bernard, Labrador… Không tắm chó ở thế nằm ngửa.
– Nên tắm chó lúc đói, sau khi đã đi toilet.
– Với những con chó mới tắm lần đậu, chưa quen, nên nhẹ nhàng và tắm nhanh bằng nước ấm. Không xối nước vào phần đầu ngay.

4. Bao lâu tắm chó một lần?
– Tùy thuộc vào mùa khí hậu, giống chó, tuổi chó. Điều này do chủ chó tự xác định.                                                                                                                                                                                                 
                                            
Mục đích dạy chó căn cứ vào khẩu lệnh, hiệu tay của huấn luyện viên, luôn luôn đi bên cạnh, bên trái huấn luyện viên, không cho chó tiến vượt lên và cũng không tụt lùi phía sau, hoặc tùy tiện bỏ chạy đi nơi khác. Ðộng tác có tác dụng kiềm chế không cho chó tự do, và có tính kỷ luât cao, chó không bỏ vị trí, bảo vệ chủ hoặc chạy đi xa ngoài vòng kiểm soát của chủ.

1. Phương pháp huấn luyện: – Huấn luyện viên tay cầm dây cương tiến lên, vừa đi vừa hô khẩu hiệu “theo”. Nêú chó đi ngang huấn luyện viên thì hô “giỏi”, khen nó; nếu chó đi vượt lên thì giật khẽ cương, hô khẩu lệnh “chậm”; nếu chó đi tụt xuống, giật khẽ giây cương hô khẩu lệnh “nhanh” và “theo”. Cứ tập đi tập lại nhiều lần như vậy, khi chó đã đi chính xác, dần dần chuyển ra đường hoặc bãi rộng để huấn luyện. – Dắt chó ra bãi tập cho làm quen bãi, sau móc dây cương dắt chó đi theo nhiều lượt. Khi chó đã nghe khẩu lệnh đi theo tốt thì dần dần mở dây cương (móc xích), nếu thấy chó vẫn giữ được vị trí chính xác cùng đi song song bên cạnh huấn luyện viên, thì khen thưởng và cho ăn thịt. Ðồng thời huấn luyện các hình thức đi nhanh, đi chậm, chạy rẽ trái rẽ phải, dừng lại đi tiếp, v.v… Tập cho đến khi huấn luyện viên đi hình thức gì mà chó vẫn tiếp tục chấp hành lệnh đi theo thuan thuc.

2. Uốn nắn sai sót: – Trong khi đi theo thấy chó có hiện tượng chạy vượt lên, hoặc tụt lùi xuống phía sau, hoặc sợ sệt tránh huấn luyện viên, thì cần tìm nguyên nhân do giật cương quá mạnh, kích thích chó đau hoặc việc quản lý hàng ngày gây ra tập quán xấu, cần phải sửa ngay, bằng cách cầm thịt ở tay khen thưởng cho chó, kết hợp vuốt ve ôn hòa làm cho chó hết sợ sệt. – Ðối với những chó thuộc loại hình thần kinh hưng phấn mạnh thường bị ảnh hưởng kích thích ngoài lôi cuốn, có hiện tượng muốn chạy bỏ hoặc giằng dây cương thì khi huấn luyện viên đi theo chưa nên thả móc xích vội, đợi khi nào chó có kỷ luật tốt mới bỏ dây cương. 

HUẤN LUYỆN CHÓ NGỒI                                                                             

Huấn luyện cho chó ngồi căn cứ vào khẩu lệnh hiệu tay của huấn luyện viên (ngồi bên cạnh trước huấn luyện viên (HLV)). 1. Phương pháp huấn luyện: – Ðể chó đứng bên trái HLV, tay phải cầm vòng cổ chó khi kéo lên, tay trái ấn mông chó xuống hô khẩu lệnh “ngồi”, khi chó ngồi, thì khen thưởng cho ăn thịt và vuốt ve khuyến khích chó hoàn thành động tác. – Ðể chó đứng phía trước, tay trái nắm dây cương kéo cổ chó ngẩng lên, tay phải cầm miếng thịt dử kích thích kết hợp hô khẩu lệnh “ngồi”, khi chó nghển lên đòi ăn thịt thì tự nó sẽ ngồi xuống, HLV thưởng cho nó ăn và cứ luyện tập nhiều lần như vậy cho đến khi chó nghe lệnh tự ngồi thì thôi. – Hằng ngày cho chó ăn, HLV giơ cao chậu cơm, chó muốn ăn tỏ ra phấn khởi cao độ, đòi ăn nhảy chồm chồm liên tiếp, chân sau chịu sức nặng của toàn thân mông để chấm mông xuống đất muốn ngồi, thì nhân cơ hội ấy hô khẩu lệnh ngồi kết hợp với hiệu tay giơ ngang mặt chó. Khi chó ngồi, HLV khen thưởng hạ chậu cơm cho chó ăn ngay. – Sau khi cho chó dạo chơi, huấn luyện viên gọi chó lại, tay phải vỗ vào ngực chó, tay trái ấn mông chó xuống tay phải ẩy ngực chó lên, hô khẩu lệnh “ngồi” thì chó sẽ tự ngồi xuống.

2. Uốn nắn sai sót: – Một số chó ngồi vẹo mông, hoặc chân sau thò ra ngoài không chính xác, cần phải sửa để tránh tập quán xấu. Huấn luyện viên dùng chân trái khẽ gạt chân chó vào, hoặc lấy đầu ngón chân cái bấm vào chân chó, nó sẽ co lại. Ðối với những con chó sai nhiều, có thể để chó ngồi sát vào chân tường bên trái huấn luyện viên, do vướng tường chó không ngồi vẹo đít ra ngoài hoặc thò chân ra ngoài, dần dần chó thành tập quán ngồi chính xác. – Có trường hợp chó sợ sệt, thường ngồi cách xa hoặc ngoảnh mặt đi nơi khác, thái độ khúm núm. Huấn luyện viên cần kịp thời khen thưởng vuốt xem cho ăn, khẩu lệnh ôn hòa, tránh cưỡng bức chó hoăc đánh đâp.

III. HUấN Luyện ÐộNG TáC “NằM”                                                         
(NằM BêN CạNH, NằM PHíA TRƯớC) Mục đích huấn luyện cho chó có tính phục tùng cao, nằm xuống hoặc ngồi dậy theo lệnh. 1. Phương pháp huấn luyện: HLV quỳ xuống để chó ngồi bên trái, tay trái nắm vòng cổ chó, tay phải cầm thịt dử cho chó nhìn thấy, hạ tay thấp xuống đất trước mặt chó, đồng thời hô khẩu lệnh “nằm”. Nếu chó nằm xuống thì lấy thịt ở tay HLV thưởng cho nó ăn và khen “giỏi”. Chờ một lát sau, tay trái cầm lấy giây khẽ kéo cố chó lên, ra lệnh cho chó ngồi. Sau tiếp tục tập nhiều lần như vậy. – HLV để chó ngồi bên cạnh, quỳ chân xuống, tay trái nắm vòng cổ chó và đè khuỷu tay lên lưng chó, tay phải cầm hai chân trước chó kéo từ từ xuống và hô khẩu lệnh “nằm”. Do lưng chó bị đè xuống, chân bị kéo chó sẽ nằm, lập tức khen thưởng. Huấn luyện làm đi làm lại nhiều lần. – HLV để chó ngồi phía trước mặt mình cúi hoặc ngồi xổm. Tay trái cầm dây cương, tay phải cầm thịt để hấp dẫn chó, khi chó nhoài ra lấy thịt ăn thì từ từ nằm xuống. HLV kịp thời hô khẩu lệnh “nằm”, thưởng thịt cho nó ăn. Sau lệnh cho chó ngồi rồi tiếp tục huấn luyện cho đến khi chó tiếp thu được động tác.

2. Uốn nắn sai sót: Khi mới bắt đầu huấn luyện, có một số chó nằm xiêu vẹo hoặc nằm tự do, nằm ngửa giơ 4 chân lên đùa nghịch, trường hợp này HLV cho chó nằm lại và không nhờn với chó, hoặc lợi dụng bờ tường để huấn luyện, một bên là tường, một bên chân HLV ở giữa là chó, do vướng hai bên nên chó không có điều kiện nằm tự do. – Có một số chó khi nằm thường tự do nằm soài, mõm để sát đất, đầu không ngẩng lên. Trường hợp này HLV hô khẩu lệnh chú ý để chó ngóc đầu nhìn phía trước. Hoặc nếu trường hợp chó mệt mỏi thì tạm thời cho nghỉ, sau tiếp tục tập.

IV.- HUấN LUYệN Gọi CHó “Lại”

Bồi dưỡng cho chó nghe thấy khẩu lệnh “lại” hoặc hiệu tay chạy đến trước mặt HLV một cách nhanh chóng.

1. Phương pháp huấn luyện:

– Hằng ngày quản lý chó, thả chó dạo chơi, cho chó ăn đều có thể áp dụng phương pháp hấp dẫn hô khẩu lệnh “lại” và làm hiệu tay, khi chó chạy đến trước mặt thì HLV thưởng cho nó ăn hoặc vuốt ve nó.

– Dắt chó đến bãi tập, hạ lệnh cho chó ngồi yên, HLV đi một cự ly 10 – 10m, đứng lại nhìn về phía chó một lát, sau hô khẩu lệnh và hiệu tay gọi chó lại. Chó nhanh nhẹn chạy đến trước mặt HLV thì hô khẩu lệnh ngồi và thưởng cho nó ăn. Tiếp tục tập đi tập lại cho đến khi chó thành thục tiếp thu được khẩu lệnh.

– Nếu hai phương pháp tiêu chuẩn chưa thành công, hoặc chó chạy đến trước mặt HLV có vẻ chậm chạp thì lợi dụng đến bữa ăn khi chó đang đói, huấn luyện viên bưng chậu cơm chưa cho chó ăn ngay, mà ra lệnh cho chó ngồi yên một chỗ rồi bưng chậu cơm chạy về phía trước cách chó khoảng 30 – 40m đặt chậu cơm xuống gọi chó lại, lại… Khi chó nhanh nhẹn chạy đến cho nó ăn cơm ngay chậu cơm. Cứ tập như vậy chó vừa tiếp thu nhanh vừa phấn khởi. Nếu trường hợp có con chó thấy chậu cơm chỉ muốn theo HLV mà không chịu ngồi yên, thì HLV nhờ người khác cầm giây cương giữ chó hộ, khi có khẩu lệnh, gọi lại thì thả chó ra để chó chạy đến HLV

2. Uốn nắn sai sót:

– Trên đường chó chạy đến HLV, rất chậm, hoặc bỏ đi ngửi bậy, chạy đi nơi khác. Trường hợp này, khi gọi chó lại phải có mồi hấp dẫn, cự ly chưa nên kéo dài, vừa chạy lùi vừa gọi chó để chó không có điều kiện tản mạn.

– HLV khi gọi chó đến với mình phải có thái độ thân mật vui vẻ. Khi gọi chó không đến được xử phạt. Nếu phạt chó như vậy làm chó sợ hãi bỏ chạy cự tuyệt khẩu lệnh lại.

V. HUấN LUYệN “SủA”

1. Phương pháp huấn luyện:

– Hằng ngày những con chó nhốt trong chuồng mong muốn được thả ra ngoài hoặc được gặp chủ nó, hoặc đòi ăn. Khi thấy chủ nó đến gần chuồng (cũi) chó rống rít tỏ ra phấn khởi, lợi dụng thời cơ đó HLV hô khẩu lệnh và làm hiệu tay “sủa”, nhắc lại buổi sáng sớm, HLV đứng ngoài cửa chuồng gọi tên chó, chó sẽ sủa liên tiếp, HLV khen thưởng cho nó ăn, khẩu lệnh sủa sẽ nhanh chóng hoàn thành.

– Ðối với những con chó ham ăn, HLV cầm thức ăn ngon, hấp dẫn làm cho chó hưng phấn cao độ đối với thức ăn, lúc đó hô khẩu lệnh “sủa”… Nếu chó sủa thì thưởng cho một ít thịt, sau lại huấn luyện theo cách đó, làm đi làm lại nhiều lần như vậy chó sẽ lĩnh hội được phản xạ sủa.

– HLV buộc chó vào gốc cây, nhờ người lạ đến cầm roi trêu, chó ghét người lạ sẽ sủa cắn, nhân thời cơ đó HLV hô khẩu lệnh làm hiệu tay sủa…

– Ðối với con chó nuôi trong nhà, khi đến bữa ăn do thức ăn kích thích chó hưng phấn cao độ, nhân lúc đó hô khẩu lệnh “sủa”… Nếu nó sủa thì cho ăn, sau tiếp tục huấn luyện theo cách đó. Phương pháp này có thêt kêt hơp khi huân luyên chó phương pháp bảo vê chủ.

2. Uốn nắn sai sót:

– Ðề phòng chó sủa bậy khi không có lệnh cũng sủa cắn ầm ĩ, nhất là khi thân chhủ đang ngủ hoăc khi đang làm các công tác an ninh, phải ngăn cấm không cho chó sủa bậy nếu có trường hợp sủa bậy phải phạt nghiêm khắc.

– Khi huấn luyện khoa mục này đối với những con chó hung dữ, hạn chế dùng người lạ làm chó tưc, làm cho chó hung tợn quá dễ nguy hiểm.

VI: Dạy đi vê sinh đúng nơi quy định:

Khi mơí mua chó vê ta xích chó ơ gân nơi mà ta định sẽ cho chó đi vê sinh thương xuyên. Khi chó đái hoăc ỉa ta lâý 1 tơ giâý báo thâm nươc đái hoăc môt ít phân chó và đê đúng nơi ta muôn chó sẽ đi vê sinh, các lân tiêp theo khi chó đi vê sinh sẽ gưỉ thâý mùi ơ tơ giâý báo và sẽ đi VS vào nơi đó. Môĩ lân chó đi vs đúng nơi quy định thì khen “giỏi” và chạy lại vuôt ve chó

Uốn nắn sai sót: Nêú chó đi vs bâỵ thì ngay lúc đó băt quả tang và măng hoăc dùng 1 cái ông bơ săt ném xuông đât ra chô chó đang đi bâỵ chó sẽ sơ tiêng đông mạnh. Trong thơì gian này cân luôn luôn đê ý đên viêc đi vs của chó thì sau này bạn sẽ không bao giơ phải phàn nàn vê viêc chó đi vs  bậy VI.Huấn luyện nhặt đồ                                                                                     Luyện chó nhặt đồ hay nói cách khác đây là một trò chơi giữa bạn với chó trong những lúc bạn rảnh rỗi. Bài huấn luyện này cũng đơn giản, dễ thực hiện trong điều kiện tại nhà. Trước khi bắt đầu bài huấn luyện này hay bất cứ bài huấn luyện nào bạn cũng phải trở thành người bạn thân thiện của chó bằng cách thường chơi đùa, vuốt ve, chăm sóc nó. Sau khi thân thiện với nhau bạn có thể bắt đầu bài huấn luyện này

Đầu tiên bạn lấy một tờ báo vo tròn lại, trong lúc chơi đùa với chó bạn dồi dồi cục giấy trước mặt chó vài lần rồi quăng cục giấy đó gần gần thì tự nhiên chó sẽ ngậm, kế tiếp là bạn sẽ lấy cục giấy đó ra khỏi miệng và không quên vuốt đầu chó nói giỏi giỏi. Sau đó lập lại nhiều lần như vậy. Hôm sau cũng bắt đầu như vậy nhưng quăng cục giấy xa xa hơn một chút. Bạn thực hiện như vậy mỗi ngày một hay hai lần, mỗi lần khoảng 15 phút và liên tục trong khoảng một tuần thì chó sẽ thuần thục. Sau đó bạn quăng cái gì nó cũng nhặt lại cho bạn.
Cách dạy chó làm theo mệnh lệnh!

Tất cả tất cả chúng ta đều biết chó là một thú cưng rất được chiều chuộng trong những mái ấm gia đình lúc bấy giờ. Nó không những là thú giữ nhà-trợ thủ đắc lực để chống trộm mà con là “ bạn ” của con người, đặc biệt quan trọng là nhiều giống chó được đào tạo và giảng dạy trở thành những vệ sĩ 4 chân bảo vệ thân chủ, tiến công tội phạm, chó nhiệm vụ …

Nhưng muốn có được một người bạn bốn chân thực sự ngoan ngoãn, phát huy được tối đa công dung của chúng thì không phải ai cũng biết. Thời gian gần đây, khi kinh tế tài chính mỗi mái ấm gia đình ngày càng được nâng cao thì lại càng có nhiều người sai lầm đáng tiếc trong cách dạy chó. Vậy dạy cho như thế nào cho tốt và chăm nom chúng ra sao thì tui sẽ bật mý 1 số ít mẹo nhỏ vừa đơn thuần vừa dễ làm mà hiệu suất cao đem lại sẽ rất cao nếu mọi người chịu khó kiên trì trong một thời hạn ngắn thôi. ( tối đa là một tuần ) .
Đầu tiên chúng tôi xin đưa ra một ví dụ để những bạn tự kiểm tra xem mình đã nuôi dạy tốt chú chó của mình chưa .

1.Cắn tay chủ(cắn yêu cũng không được đâu nhé)
2.Cọ sát thân mình vào tay chủ(Mọi người nghĩ đó là hành vi bày tỏ, nhưng loài chó chỉ làm điều đó với những đối tượng có địa vi thấp hơn nó)
3.Chủ gọi mà không thưa.
4.Thấy chủ lai gần trong lúc ăn là gầm gừ, phản đối.
6.Lúc đi dạo kéo chủ đi theo hướng mình thích, hoặc đứng ỳ một chỗ không chịu đi.
7.Lúc đi dạo thường sủa to để tỏ uy quyền với những con khác.
8.Khách đã vào nhà mà cứ sủa ỏm tỏi.

Tất cả những hành vi trên gọi chung là bệnh biểu lộ quyền lực tối cao và hoàn toàn có thể nói hầu hết những chú chó ở thành thị lúc bấy giờ đều mắc phải căn bệnh đó .
Gỉa sử như khi chó cắn tay chủ, moi người vẫn tưởng rằng chó con thay răng nên cần phải cắn cái gì đó cho đỡ ngứa nhưng không phải như vậy. Nếu có nuôi vài con trong nhà những bạn sẽ hiểu chó con cắn nhau là để bộc lộ vị trí của mình với bầy đàn trong nhà ( đặc biệt quan trọng là những nàng hay mắc bệnh này lắm nhé ^. ^ ). Nếu để chúng cắn tiếp tục, những bạn sẽ làm chúng ngọ nhận rằng chúng “ có vị thế ” hơn chủ, lớn lên sẽ không thèm nghe theo lời chủ nữa .
Trong sách cũng đã nói, loài chó vốn sống theo bầy đàn nên khi đã nuôi thì phải biểu lộ rõ cho chúng biết chúng có vị thế thập nhất trong nhà. Nếu không con chó sẽ cảm thấy vướng mắc vì sao chúng phải phục tùng mệnh lệnh của người có vị thế thấp hơn chúng. Từ đó dễ phát sinh những hành vi hỗn hào đôi lúc quá trớn không lường trước được .
Nói tóm lại người chủ nuôi luôn phải có ý thức cẩn trọng để biết chó của mình có mắc yếu tố trong cách hành xử hay không đẻ kịp thời có hành vi uốn nắn. Khác với con ngươig, loài chó hoàn toàn có thể được đào tạo và giảng dạy bất kể khi nào, mặc dù rằng chúng con non hay khi trưởng thành và cả khi về già. Sau đay Jin sẽ trình diễn một số ít cách để giúp bạn giảng dạy chu cún cưng của mình :
1. Mọi người ai cũng muốn sống trong khoảng trống thoáng đãng cho tự do nhưng đừng áp đặt tâm lý đó cho loài chó. Tổ tiên của loài chó là những chú chó sói sống theo bầy đàn và thích sống trong hang nên một cái chuồng nhỏ sẽ khiến chúng yên tâm hơn so với một khoảng trống thoáng rộng. Để giúp chó gắn bó với ngôi nhà của mình tiên phong hãy bỏ vào đó 1 số ít món đồ chơi hay thức ăn ưa thích so với chúng. Những lúc chúng ở trong nhà hãy trò chuyện với chúng bằng những lời nói cử chỉ thân thiện nhất. Nhưng ngay khi con chó rời khỏi nhà hãy cất tổng thể đồ chơi và thức ăn trong đó, đồng thời giả lơ, không thèm trò chuyện gì với nó nữa. Làm thế nhiều lần, con chó sẽ hiểu rằng chỉ khi ở trong “ nhà ” chúng mới được cho đồ chơi, th � � � c ăn … và được chủ chăm sóc nhiều hơn. Từ đó nó sẽ thích ở nhà hơn là lêu lổng bên ngoài. Những lúc nó sắp vào chuồng, hãy ra lệnh “ vào nhà ”, con chó sẽ ghi nhớ mệnh lệnh ấy và răm rắp nghe theo mỗi khi bạn nhu yếu. Nhớ là phải tự tay đóng cửa chuồng sau khi chó đã vào nhà và trò chuyện với nó một lúc xong mới bỏ đi để bộc lộ sự chăm sóc của mình. Nếu tập được thói quen ở trong chuồng của chó sẽ rất thuận tiện mỗi khi bạn đi du lịch hoặc gửi chó hộ ở nhà hàng xóm … Tuy nhiên không có con cho nào ở mãi trong chuồng được đâu .

2.Khi dắt chó đi dạo, nếu thấy con chó có biểu hiện đi theo hướng nó thích thì phải kéo nó đi theo hướng ngược lại. Đó là một cách để trị căn bệnh quyền lực của chó. Chú ý một điều là khi kéo chó về hướng ngược lại thì tuyệt đối không được nhìn vào mặt nó. Một lúc sau có thể con chó sẽ giở lại bài cũ, lúc đó bạn hãy thực hiện động tác lúc nãy của mình nhưng mạnh hơn. Nhiều lần như thế con chó sẽ chột dạ và trở nên biết điều hơn khi không thể chống lại ý muốn của chủ. Điều quan trọng nữa là phải thực hiện bài huấn luyện này mỗi ngày mới có tác dụng, đăc biệt là trong những ngày đầu.
3.Tiếp theo là phương pháp khống chế chó từ phía sau-”Ôm từ phía sau”. Mỗi khi con chó “nổi loạn”, cần ôm chặt nó từ phía sau đến khi nó bình tĩnh trở lại. Phương pháp này cũng rất hiệu quả trong việc áp chế căn bệnh “chứng tỏ quyền lực” ở chó nuôi. Khi con chó đã bình tĩnh trở lại thì hãy vuốt ve nó thật nhẹ nhàng và nếu được thì hãy thủ thỉ trò chuyện với nó để thể hiện sự cảm thông của bạn. Với những con chó quá hung dữ thì thì hãy dùng tay bóp thật chặt mõm nó; đến khi không thấy nó chống cự nữa thì hãy sờ vào răng nó. Đến đây xem như bạn hoàn toàn khuất phục được chú chó bướng bỉnh.
Cuối cùng hãy lật ngửa con chó lên rồi xoa vào bụng nó. Trường hợp con chó không lật ngửa thì có thể xoa vào hai bên sườn nó cũng được.

Trên đây là một số động tác để huấn luyện chó cưng của bạn thành một con chó biết nghe lời. Và bạn biết đấy, chó là một loài động vật rất thông minh và trung thành nên khi được huấn luyện đúng cách, đúng bài bản hơn nữa thì hãy tin chắc răng “tình bạn” giữa chó và chủ sẽ trở nên khăng khít hơn nữa.

Hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị các loại bệnh thông thường cho cún cưng

II. Các lọai bệnh và cách chăm sóc:
1) Bệnh sốt ho ở chó: còn gọi là Care. Bệnh này chỉ gặp ở chó con thôi chứ chó già thì ít lắm ^^
• Bệnh này chi White Fang có nói kĩ rồi, mình ko nhắc lại nữa, chỉ nhắc lại là bệnh này chưa có thuốc đặc trị nên chỉ có thể phòng bệnh bằng cách cho cún chích ngừa mà thôi. Khi phát hiện cún có triệu chứng bị bệnh thì ta nên dành cho cún chỗ ở sạch sẽ, khô ráo, thóang mát, ko nóng và thóang khí.
• Trong luc này chó cần ăn các thức ăn dễ tiêu như sữa, trứng luộc, pho mát, thịt nạc tán nhuyễn. ko để trẻ em và các vật nuôi khác đến gần chó. Nước mắt & nứơc mũi phải lau sạch va tuyệt đối làm theo lời khuyên bs,ko để chó ẩm ướt hoặc bị lạnh. 
• Khi cho có dấu hiệu hồi phục ko nên cho chó ăn quá nhiều, ăn thành nhiều bữa. Sau khi quá trình kết thúc dù kết quả ntn ta cũng phải rửa sạch, phóng uế tòan bộ nơi ở của pet để phòng bệnh.

2) Bệnh múa giật:
• Là di chứng thường xuyên của bệnh sốt ho. Triệu chứng là các cơ bắp thường bị co rúm và chưa có thuốc chữa trị. Chứng bệnh này không làm suy yếu khả năng sinh sản của giống chó tốt. Việc sanh con sẽ giảm bớt chứng múa giật ở chó mẹ. Chứng múa giật thường được coi như tình trạng chó thiếu sức khỏe. Tình trạng này thường càng lúc càng xấu đi.
3) Bệnh kinh phong
Là chứng co giật của chó cái xảy ra trước khi, trong khi hoặc sau khi sanh con. Nếu chó mẹ được cho ăn đầy đủ canxi và vitamin D trong thời kỳ mang thai sẽ tránh được bệnh kinh phong. Triệu chứng bệnh này từ những biểu hiện bồn chồn khó chịu và co giật nhẹ đến những cơn nguy k��ch có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.
Những nhu cầu về canxi trong cơ thể của bầy chó con thường làm suy sụp nguồn canxi trong cơ thể chó mẹ.
Bệnh kinh phong có thể điều trị bằng cách tiêm gluconate caxi bổ sung vào khẩu phần ăn của chó 1 lượng canxi có thể dung được và vitamin D.

4) Bệnh còi xương 
– Đây là bệnh ở chó con do mất khả năng canxi hóa. Những di tật ở xương do bệnh này gây ra có thể kéo dài suốt đời của cún.
– Triệu chứng : lâm trạng thái hôn mê, cổ bị cong, lưng còng, khớp xương bị méo mó hoặc nổi u, chân cong, các cơ bắp nhão đi, xương cẳng chân mọc dài ra, các khớp sụn ở xương sườn lòi ra. Ở những giai đọan cao hơn của căn bệnh, toàn bộ xương trở nên mềm di, dễ méo mó và dễ gãy, răng mọc chậm.
– Phòng bệnh:
• Bệnh còi xương là hậu quả của thiếu canxi, phốt pho và vitamin D. Có thể ngừa trước căn bệnh này bằng cách cung cấp vào khẩu phần ăn của chó đầy đủ những chất kể trên. Nếu bệnh chưa đến thời kỳ trầm trọng, có thể chữa trị bằng cách trên; tuy vậy, những biến dạng xương do bệnh gây ra khó được sữa chữa lại. Đối với những con chó được nuôi trong nhà,do không được tắm nắng mặt trời hoặc nếu có cũng chỉ là ánh sáng mặt trời xuyên qua cửa kính nên nhu cầu cung cấp vitamin D nhân tạo càng cao hơn.
• Tình trạng mất cân đối hoặc thiếu chất trong khẩu phần ăn vốn gây ra bệnh còi xương ở chó mẹ có thể gây ảnh hưởng đến con cai, nhưng trường hợp này là do căn bệnh tái phát trở lại chứ không phải do di truyền.
Chó trưởng thành thường có nhu cầu về canxi, phốt pho và vitamin D ít hơn so với chó cái mới sanh hoặc chó con; song chứng nhuyễn xương, tức bệnh còi xương ở giai đọan sau, thường xảy ra ở những chó trưởng thành là do hậu quả của bệnh suy dinh dưỡng lúc đó còn nhỏ. Trong những trường hợp như thế, xuơng mềm sẽ dẫn đến tật què quặt hoặc biến dạng.
• Việc chữa trị cũng tương tự như khi chữa trị bằng chứng còi xương của chó lúc nhỏ, tức là bổ sung canxi, phốt pho, và vitamin D vào khẩu phần. Nhất là khi chó mang thai hoặc đang trong thời kì cho con bú, ta nên cung cấp cho nó thật nhiều những chất trên, vừa để bồi dưỡng cho chó vừa để cung cấp đủ lượng chất tạo 1 bộ xương hoàn chỉnh cho bào thai và cho sự sinh trưởng của chó con.
5) Bệnh Leptospira (bệnh Xoắn khuẩn chó): 
a. Nguyên nhân:
– Do một trong 2 loại khuẩn xoắn gây ra là Leptospira canicola và Leptospira icterohenorrhagiae. Chúng thường đc tìm thấy trong phân & nứơc tiểu chuột nhiễm bệnh mà các chú chó ăn phải @@ và chó bệnh cũng sẽ truyền qua cho chó khỏe. Bệnh cũng có thể truyền qua cho người nhưng trường hợp này rất hi hữu. Chó ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh và đặc biệt là chó đực hoặc chó đc thả rong .
b. Triệu chứng:
– Thời giàn ủ bệnh tự-15 ngày.Thân nhiệt thay đổi, nôn mửa, bỏ ăn, viêm dạ dày, tiêu chảy, phân sậm màu, vàng da và suy nhược cơ thề. Có thể chuẩn đoán bệnh bằng cách xét nghiệm máu và nứơc tiểu. tỉ lệ chết có thể lên đến 60% -90%
c. Phòng bệnh:
– Nêu phát hiện bệnh ở giai đọan đầu ta có thê đều trị bằng penicillin, và các biện pháp hỗ trợ khác như: Cấp nước, chất điện giải, tăng cường sức đề kháng: Dùng dung dịch Lactated Ringer 20-500 ml/ngày, tùy theo mức độ mất nước và thể trạng. Truyền thêm glucose 5% để cung năng lượng.
– Ngòai ra t cũng cần diệt chuột, rửa sạch, sát trùng các dụng cụ xung quanh nơi nhốt chó. Cách ly chó khỏe với chó bệnh. Và PHÒng BỆNH BẰNG VACXIN
6) Bệnh viêm gan truyền nhiễm
a. Nguyên nhân: Do virus ở gan gây ra ( ko cùng loại virus gây viêm gan ở người)chỉ có ở chó với những biểu hiện gây sốt 2 pha, giảm mạnh lượng bạch cầu, viêm kết mạc và đục giác mạc, gan sưng to. Tử 
số cao trên chó con. Bệnh này thường tiến triển nhanh và gây tử vong và virus vẫn tồn tại trong phân qua 1 thời gian dài dễ gây truyền nhiễm.
b. Triệu chứng: 
– Khát nước bất thường, bỏ ăn, nôn mửa, tiêu chảy đau nhức khiến chó rên rỉ và lên cơn sốt, thủy thủng dưới da và vùng đầu. Khi mắc bệnh chó thường hay lẫn trốn.
c. Phòng bệnh:
– có thể chích vacxin cùng loại với bệnh care. Cấp nước, chất điện giải, tăng cường sức đề kháng: Dùng dung dịch Lactated Ringer 20-500 ml/ngày, tùy theo mức độ mất nước và thể trạng. Truyền thêm glucose 5% để cung năng lượng. Sát trùng nơi nhốt chó bằng NOVADINE hoặc NOVAXIDE.
– Ngoài rat a cũng nên cách ly chó khỏe với chó bệnh. Không cho chó khỏe tiếp xúc với phân của chó bệnh. Vệ sinh sát trùng sạch sẽ nơi ở của chó để tránh lây lan mầm bệnh.PHÒNG BỆNH BẰNG VACXIN
7) Bệnh lông quặm và lông quớc:
– Khi long mi bị lộn ngược, nếu lộn vào là long quặm, nếu lộn cong ra là long quớc. Đây là bệnh di truyền về mắt, chỉ xảy ra ở 1 số lòai chó nhất định. Có thể điều trị bằng cách phẫu thuật và ko để lại thẹo.
8) Bệnh viêm màng kết
– Nguyên nhân: là do một số kích thích, những tổn thưong, các bệnh lây nhiễm, và các bệnh sốt thường dẫn đến hứng viêm tấy màng quanh mi mắt chó.
– Triệu chứng: Màng kết hơi đỏ lên, chảy nứơc mắt, sau đó bệnh trở nên nặng hơn, màng kết sưng tấy lên, màu mắt tối lại. Nước tiết ra là nhầy có lẫn mũ và có màu vàng. Mi mắt khép dính lại và có nổi hột. 
– Khi mắt bị viêm dài sẽ ảnh hưởng đến giác mạc. Mũ phát triển cuối cùng thâm nhập vào nhãn cầu làm cho chó đau buốt và dẫn đến mù hòan tòan
– Chữa bệnh: dùng dung dịch axit boric 2% rửa mắt thường xuyên cho chó và môi thúôc mỡ có kháng sinh dùng cho mắt
9) Bệnh dại
– Do virut gây ra, có thể lan truyền đối với tất cả đv máu nóng. Căn bệnh bộc phát từ những đv hoang dã như sói, cáo….và lây truyền qua chó, chó cắn người hay những con vật khác khiến bệnh lan truyền rộng lên. Virút tìm thấy trong nứơc dãi của chó thường lây truyền qua vết xứơc.
– Trịêu chứng: chó đang hiền đột ngột hung dữ và ngược lại chó đang dữ trở nên hiền lành, ngoan ngoãn. Mới đầu, chó thường thích đến gần chủ, chó trở nên tham ăn hơn và có thể ăn bất cứ thứ gì ( đá, kim loại, gỗ….). Sau đó chó muốn đi lang thang và trở nên tách xa khỏi chủ và hay cắn. Tiếp đó miệng sủi bọt mép, hạ hàm dưới,, có “ cái nhìn xa xăm”, tiếng sủa bị lạc đi. Cuối cùng, 2 chân sau và các bộ phận thân sau đều tê liệt và  tử vong
– Phòng bệnh: tránh cho chó tiếp xúc với các con vật lạ bên ngòai dù là mèo hay chó, nên quan tâm chú ý khi chó có những vết xứơc do mèo cào, chó khác cắn và chích ngừa dại cho chó. Khi phát hiện chó bị bệnh cần tránh xa và tìm cách đưa đi bs, ko nên lại gần ôm ấp, vuốt ve, an ủi kẻo bị cắn.. 
10) Bệnh lưỡi đen
– Bệnh này như bệnh thiếu niacin ở ngừơi, ít xảy ra với các em chó đc chăm sóc đầy đủ. Bệnh này xảy ra do thiếu axit nicôtin hay con goi là vitamin B2. Bệnh có thể xảy ra trong thời gian dài và ko lây lan
– Triệu chứng: bắt đầu bằng việc hôn mê, bỏ ăn, táo bón, ói từng cơn và miệng có mùi hôi. Khi bệnh bắt đầu pt, màng nhầy ở miệng, mắt, lưỡi hóa đó và viêm tấy lên, có những vết thâm tím ở vùng ngoài của lưỡi. Miệng nổi mụn nhọt có mủ loét và da khô 2 bên má tróc ra. 
– Bệnh này thường ít xảy ra ngoài trừ khi chủ của chó quá cẩu thả và hà tiện đến mức chỉ cho chó ăn các đồ ăn lặp lại như thịt muối, đậu, khoai tây ngọt…
– Phòng bệnh: bệnh ko có thuốc chữa, chỉ có thể bổ sung những thức ăn co chứa nhiều Vitamin B2 gồm axit nicotic như thịt bò, men bia, mầm lúa mạch, sữa trứng nhất là gan tươi cho chó.
– Ngoài ra khi bệnh quá nghiêm trọng, ta cũng có thể tiêm axit nicotic dưới da, cái này thi tùy theo huong dan cua bs thôi. Và một số cách dân gian như rửa sạch, sát trùng miệng cho chó nhưng sẽ ko có tac dung nếu ta ko chỉnh lai khẩu fần ăn của chúng.

Phương pháp nuôi chó phốc
Kinh nghiệm nuôi chó phốc sóc cực hữu ích
làm sao để chó phốc không bị ốm
Cách chọn mau chó con kinh nghiệm của người nuôi chuyên nghiệp
Kinh nghiệm nuôi chó sơ sinh
Những chú chó nổi tiếng nhất thế giới
Phong thủy gia đình

(ST)

Rate this post
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan