Lý giải tiếng hú của loài chó sói
Nhiều người luôn thắc mắc tại sao chó sói lại hú, ý nghĩa của việc hú lên như vậy để làm gì? Để khẳng định địa vị, lãnh thổ, giao tiếp hay mang một ý nghĩa nào khác. Vì vậy mà nhiều người rất muốn lý giải tiếng hú của loài chó sói.
Bạn đang đọc: Lý giải tiếng hú của loài chó sói
Vì vậy đã có một nhóm người đã thực hiện nghiên cứu giám sát trên 9 con chó sói. Đây là 9 chú chó mà họ bắt được từ những đàn khá nhau. Tạp chí Current Biology cho biết, cuộc thí nghiệm này diễn ra ở Trung tâm Khoa học về chó sói của Áo.
Tiếng hú của loài chó:
- Nhiều người sau khi nghe tiếng hú của loài chó sói vào trong đêm khuya thanh vắng. Họ thường cảm thấy sợ hãi và rợn cả tóc gáy.
- Sau khi nghiên cứu họ đã nhận ra mọi điều đều khác xa so với những nhận định ban đầu. Hành vi hú lên của loài chó sói chính là biểu hiện của sự thương nhớ đối với một cá thể đã bị cách xa bầy của chúng.
- Khi trong một đàn chó sói, đột nhiên có một con chó sói rời khỏi đàn thì đàn sẽ hú lên thống thiết. Điều này thể hiện nỗi nhớ với thành viên đã ra khỏi đàn và rời khỏi chúng.
- Sau khi các nhà nghiên cứu kiểm tra lượng hormone trong cơ thể của chó sói. Họ nhận định việc tru lên như vậy, không hề do tác động của sự căng thẳng. Cũng như không hề liên quan đến sự căng thẳng.
- Ý nghĩa của việc này, chính là sự nhớ thương về một người anh, người bạn, bạn tình của chúng.
- Sau các dữ liệu thu thập được họ đã nhận định rằng biểu hiện hú lên của loài chó sói chính là một phản ứng khi có sự chia lìa xảy ra với các cá thể gần gũi với chúng trước đây.
- Nhưng nó còn có một ý nghĩa khác, giúp cho các con chó sói có thể liên lạc với nhau hỗ trợ việc kiếm ăn. Cũng như liên lạc để hợp tác với các đồng minh.( theo tiến sĩ Friederike Range, thuộc Đại học Dược thú y (Vienna, Áo)
- Theo như tạp chí Current Biology, việc nghiên cứu diễn ra cho 9 chú chó sói đã được bắt đầu nuôi nhốt từ hai đàn sói khác nhau. Họ tiến hành bằng cách dắt từng con đi ra ngoài đi dạo mỗi ngày. Mỗi khi được ra ngoài, các con sói còn lại có biểu hiện tru lên thống thiết.
- Sau đó, nhằm điều tra tường tận điều gì xuất hiện trong cơ thể của loài chó khi hiện tượng đó xảy ra. Họ đã lấy mẫu máu để tìm ra mối liên quan. Họ đã lấy vào thời điểm các chú chó sói tru lên nhiều nhất.
- Quá trình nghiên cứu cho thấy khi một chú chó gần gũi phải rời xa khỏi đàn, hoặc một chú chó ở tầng lớp cao hơn phải đi khỏi đàn. Lúc ấy tiếng tru sẽ nhiều lên và không có mối quan hệ nào với lượng hormone trong cơ thể.
- Đội nghiên cứu đã phát hiện ra một điều, nếu như chúng có thể cảm nhận được sự hiện diện của thành viên trong bầy đàn. Kể cả khi mắt chúng không nhìn thấy. Chúng cũng sẽ biểu lộ bằng cách hú lên. ( điều này cũng có thể xảy ra khi chúng được quay trở về rừng)
- Trước đó đã có một nghiên cứu của trường Đại học Nottingham Trent (Anh), các nhà khoa học tại đây đã nhận định. Tiếng tru của mỗi con soi lại cơ một độ cao khác nhau, nghĩa là âm thanh có tính riêng biệt giữa các cá thể khác nhau. Vậy có nghĩa là mỗi cá thể chó sói lại có một tiếng tru đặc trưng.
- Điều này có thể hiểu rằng các nhà khoa học, nhà bảo tồn có thể tìm ra và theo dấu chó sói bằng tiếng tru của chúng.
Có lẽ qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về đặc tính hú của loài sói. Loài chó sói cũng là loài động vật hoang dã giàu tình cảm và có tính kết nối bầy đàn cao !
Source: https://thucanh.vn
Category: Chó cảnh