Con Càng Đước là con gì? Kinh nghiệm nuôi rùa phát triển tốt

Trong danh sách các loài rùa quý hiếm hiện nay, có thể bạn đã từng nghe qua cái tên con Càng Đước. Vậy con Càng Đước là con gì? Đặc điểm và cách nuôi chúng như thế nào để sinh sản tốt mang lại hiệu quả kinh tế. Hãy cùng Thucanh theo dõi qua bài viết sau đây nhé.

Con càng đước là con gì?

Càng đước hay còn được biết đến với tên gọi Rùa răng, Rùa đầu vàng. Chúng được tìm thấy ở những khu vực vùng Đông Nam Á. Chủ yếu tại các nước như Việt Nam, Campuchia, Lào, phía bắc bán đảo Malaysia,… Loài rùa này thuộc nhóm động vật hoang dã quý hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng.

con-cang-duoc-la-con-gi-thucanh

Hiện nay, bạn hoàn toàn có thể nuôi được Càng Đước nếu đảm bảo cung ứng đầy đủ các yêu tố như thức ăn, nguồn nước, chuồng nuôi,… Tùy vào tính chất của môi trường tự nhiên cũng như khả năng miễn dịch, tuổi thọ của những con Càng Đước sẽ khác nhau. Theo số liệu cho thấy, một số loài có thể đạt tuổi thọ đến 35 năm.

Một số đặc điểm của con Càng Đước

Đặc điểm khung hình

Con Càng Đước là một giống rùa quý và có đặc điểm ngoại hình lạ mắt, nổi bật được nhiều người nuôi cảnh mê chuộng. Chúng thường có những đặc điểm cơ bản như sau:

mot-so-dac-diem-cua-con-cang-duoc-thucanh

  • Kích thước cơ thể khá lớn trung bình khoảng từ 50 – 53cm, trọng lượng từ 5 – 15kg
  • Có màu sắc vàng hay cam có xen lẫn một vài đốm đen trên đầu
  • Phần trán, hàm và cổ thì có màu vàng với các dải sẫm màu hơn
  • Phần mai rùa có màu xám đậm, hơi mịn và có hình vòm với chiều dài có thể đạt 470mm
  • Nổi bật với yếm có hai mặt hình dạng khác nhau, phần mép trước lồi,  mép sau khuyết, bờ bên của phần sau lại thẳng

Môi trường sống

Cũng giống như đa phần các giống rùa khác, con Càng Đước sống chủ yếu ở các sông, rạch, đầm, kênh, ao nước ngọt và ruộng ngập nước chảy chậm. Vì thế ở nhiều khu vực nước ta như các tỉnh Đồng Nai, Kiên Giang, Cà Mau thường là nơi tập trung của chúng.

Đặc tính sinh sản

Càng đước là động vật đẻ trứng. Chúng thường sinh sản vào độ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Thông thường, chúng thường sẽ đẻ từ 3 đến 6 trứng. Khoảng sau 4-5 tháng ấp, trứng sẽ nở ra con. Tuy nhiên nếu gặp phải thời tiết lạnh, chu kỳ có thể kéo dài đến 6-7 tháng.

mot-so-dac-diem-cua-con-cang-duoc-1-thucanh

Kinh nghiệm nuôi Con Càng Đước

Chuồng nuôi

Để con Càng Đước có thể phát triển tốt, kéo dài tuổi thọ, yếu tố chuồng trại khá quan trọng. Bạn phải chú ý vệ sinh khu vực trong chuồng, thay thế nguồn nước sạch để tạo điều kiện sống tốt nhất cho rùa, Giúp chúng mau lớn và sinh sản tốt.

kinh-nghiem-nuoi-con-cang-duoc-thucanh

Khi đặt bể nuôi Càng Đước, bạn cần bố trí ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Trang bị hệ thống thoát nước riêng để thuận tiện hơn khi vệ sinh, thay nước chuồng trại. Ngoài ra, bạn cũng có thể xây và rào lưới ở trên thành bể.

Thức ăn của càng đước

Khi ở môi trường tự nhiên, Càng Đước được biết đến là động vật ăn tạp. Chúng thường ăn thực vật dưới nước, giáp xác nhỏ, rau cỏ để sinh sống mỗi ngày. Tuy nhiên khi nuôi nhốt trong tự nhiên, thức ăn yêu thích thường là chuối, mít chín, xoài chín, tép, rau muống,…Có thể thấy nguồn thức ăn của Càng Đước khá dễ kiếm và giá tiền cũng không cao.

Các kinh nghiệm chăm sóc Càng Đước khỏe mạnh

Trong quá trình nuôi con Càng Đước sẽ không tránh khỏi những lúc chúng mắc phải các tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu Càng Đước bị thương ngoài da, bạn nên rửa vết thương bằng nước sạch. Hoặc dùng nước muối sinh lý loại 0,9 % và cồn dưới 70 độ để làm sạch
  • Cần chú ý đến sức khỏe thể chất rùa mẹ trước mùa sinh sản thật tốt như thức ăn, nguồn nước, vệ sinh, nghỉ ngơi,…

kinh-nghiem-nuoi-con-cang-duoc-1-thucanh

  • Chú ý đến duy trì nhiệt độ tốt để bảo vệ trứng có thể nở
  • Cung cấp thêm phần ăn tươi có chứa nhiều chất dinh dưỡng như đậu hà lan, dâu tây, cà chua trộn thêm tép
  • Vệ sinh nguồn nước thường xuyên, tránh để bẩn lâu ngày gây hại cho da rùa

Con Càng Đước có giá bao nhiêu?

Hiện nay, trên thị trường đang nghiêm cấm việc kinh doanh Càng Đước. Đây vốn là loài động vật hoang dã quý hiếm cần được bảo tồn. Hơn nữa loài càng đước này có ý nghĩa lớn về y học nên giá tiền của chúng rất cao.

Giá càng đước thường được phân loại như sau

  • Đối với Càng Đước thương phẩm thường sẽ có giá từ 400.000 VNĐ/ con cho loại có trọng lượng từ 1-1, 5 kg. Giá này thường áp dụng với những người mua với số lượng lớn ở trang trại.
  • Với Càng Đước giống : giống đực có giá giao động là 600.000 VNĐ / con. Những con càng đước cái có giá giao động là 800.000 VNĐ / con.
  • Càng đước con mới nở sẽ có giá cao nhất khoảng 1,000,000 VNĐ/ con

con-cang-duoc-co-gia-bao-nhieu-thucanh

Bạn nên lưu ý khi nuôi, nên chọn những con khỏe mạnh để  tăng năng lực sinh sản tốt nhất. Để tìm mua được loài rùa này bạn cần tìm đến những cơ sở, trang trại nuôi rùa giống để đặt hàng trước. Thông thường sẽ là những trang trại lớn tại  Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Trên đây, Thucanh đã tổng hợp các thông tin cơ bản nhất về con Càng Đước. Vốn là một giống rùa quý hiếm nên khi nuôi bạn cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về môi trường sống. Hy vọng bài viết ở trên sẽ giúp bạn có thêm được các kinh nghiệm hữu ích. Cảm ơn đã đón đọc.

5/5 - (3 votes)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan