Chuyện nuôi hamster – Kì II:Đánh lộn

Khi nuôi bất kỳ con gì, bạn cũng đều gặp một yếu tố : thú cưng của bạn đánh nhau. Nếu là cá thì cá đực cắn nhau xước mang trầy vi. Nếu là mèo chó thì què giò, chảy máu. Hamster cũng tương tự như, nhưng kinh điển hơn. Hôm nay Vinci sẽ san sẻ vài lí do mấy bé cắn nhau và đưa ra 1 số ít lời khuyên cho những bạn. Những nghiên cứu và phân tích, đúc rút dưới đây rút ra từ chính kinh nghiệm tay nghề của Vinci khi chăm bốn bé Roborovski ở nhà ( không rõ ở những dòng hams khác thì có vầy không )

  1. Vì sao hamster cắn nhau?
    a. Hai bé đực ở với nhau:

Thằng Đậu Nành ở với con trai Gateau lâu lâu lại choảng nhau chí choé. Gateau còn nhỏ nên khi nào cũng yếu thế hơn, kêu chít chít nhờ mình cứu. Hông biết có phải vì thằng Nành nó tưởng bé Teau là … con ông hàng xóm không vì nó rất hay ăn hiếp con. Tương tự như vậy, rất nhiều trừơng hợp, vd như hai bé Sparky và Kiwi của chị Joy Georgina ( Joy’s channel here ) cũng phải tách ra vì đánh nhau dữ quá. Mình đã thử ngăn chuồng ra riêng rồi cho ở chung trở lại nhưng tụi nó vẫn cứ bum nhau cho bằng được. Thường thì tụi nó đã đánh nhau thì phải đánh cho tới khi một trong hai bên trọng thương ( rách nát da, chảy máu, sứt mắt, què, … ) thậm chí chết thì mới dừng lại. Vậy nên bạn nào lỡ nuôi hai bé Robo đực thì phải quan tâm quan sát nhá
baby hamsters | Baby Hamster Pictures: Photos of Cute Baby, Young Hamsters Wheel Video ...:

b. Mùa sinh sản:
Hồi mới nuôi bé Nành và bé Khuôn, tầm vài tuần trước khi bé Khuôn sinh lứa đầu tiên, mình thấy nó cũng hay nhào vô cắn thằng Nành dữ dội lắm, can mấy cũng không được. Sau này đọc tài liệu trên web nước ngoài, mình mới biết đó là cách để bé Khuôn bảo vệ cái kho đồ ăn và cái ổ cho đám nhóc sau này. Sau khi bầy bông con lớn, bé Khuôn và thằng Nành lại hoà thuận với nhau. Nếu bạn nuôi Robo theo cặp đực cái, vấn đề này rất hay xảy ra, tính từ thời điểm bé cái có dấu hiệu mang thai. Vài trường hợp hiếm hoi, hai đứa không cãi nhau mà cùng hợp sức chăm con. Song, mình vẫn khuyên các bạn ngay khi thấy bé cái cắn bé đực lần đầu, bạn nên tách bé cái ra riêng, lót chuồng bằng mùn cưa, lắp một bình nước đầy (bé mẹ sẽ uống rất nhiều nước trong thời gian mang thai). Cá nhân mình khuyên bạn nếu có điều kiện thì nên tách chúng nó ra hẳn hai cái chuồng riêng biệt để bé mẹ không bị phân tâm trong thời gian dưỡng thai và cả sau khi sinh con.
My Roborovski Dwarf Hamsters | Flickr - Photo Sharing!: c. Bé này lần đầu vô chuồng của bé kia
Trường hợp này cũng hết sức bình thường, là bản năng của mọi con vật chứ không riêng gì hamster. Khi thằng Gateau qua thăm mẹ Đậu Khuôn sau thời gian xa cách, bé Khuôn vẫn nhào vô rượt con chạy thí mạng vì nó có nhớ bé Teau là con nó đâu. Những hamster khi qua chuồng đối phương sẽ cảnh giác và có động tác tự vệ khi gặp chủ nhà (giơ chân trước, dùng mũi ngửi râu đối phương), tương tự như chó lạ vào làng thôi. Trong chuồng đậm đặc mùi chủ nhà đánh dấu lãnh thổ và bất cứ kẻ lạ nào đột nhập vào cũng phải lo mà phòng thủ trước khi chủ nhà phát hiện. Trường hợp này rất phổ biên khi bạn ghép cặp một bé mới với một bé nuôi sẵn từ trước. Để hai đứa không choảng nhau, bạn nên chùi rửa sạch sẽ, thơm tho cái chuồng để bay hết mùi của bé cũ, (bổ sung ngày 28/04/2019) lấy tấm bìa ngăn chuồng thành 2 gian, mỗi đứa ở một gian tầm 3 ngày rồi hẵng cho nhập thành 1 gian. Mục đích của việc này là để tụi nó quen mùi nhau.
d. Nhà chật, đông con:
Hồi mình nuôi 5 bé bông đực con chung với thằng Nành, bé Teau, vị chi là 7 đứa trong cái hộp nhựa 15 lít, tụi nhóc thỉnh thoảng cũng bum nhau, sơ sơ thôi. Mình đoán có lẽ Robo ghét không gian hẹp và khi bạn nuôi tụi nhỏ trong cái chuồng quá nhỏ, tụi nó sẽ dễ cáu ghắt, hay choảng nhau. Hiện tại thì mình đã bán bớt đám nhỏ nên nhà rộng thênh thang còn mỗi bé Teau và ba Nành. Bạn cho tụi nhóc các nhà càng rộng thì chúng nó sẽ dễ tính, hiền lành và thân thiện với bạn rất nhanh. Đồ chơi thừa mứa giúp tụi nó vận động,thư giãn, vậy nên trong chùng mực có thể, bạn hãy làm thật nhiều đồ chơi ho bầy heo bông nhà mình

  1. Những lưu ý khi hamster cắn nhau:

Mình có đôi lời lưu ý hết sức quan trọng dành cho các bạn có hamster hay đánh lộn nhau
– Bạn tuyệt đối không dùng tay trần để cản tụi nhỏ mà phải dùng một vật dùng nào đó(muỗng đồ ăn, chén ăn, ống chui dài,…) để cản đám ẩu đả. Trong lúc hứng chí, tụi nó sẽ quên béng ai ra ai, có khi phập vào bạn, chảy máu toé loé luôn. Nếu bạn nào lỡ dại thì mình khuyên bạn nên nhanh chóng rửa tay bằng xà phòng, sau đó tìm cách tách đám này ra, nhớ là phải dùng đồ vật để lùa tụi nó qua chuồng khác. Mình báo trước là nó phập đau lắm đấy

– Đối với bé hamster bị chảy máu, bạn cần đặt bé lên mặt phẳng có lót giấy mềm. Sau đó lấy tăm bông thấm nước muối sinh lí lau nhẹ vết thương của bé cho hết máu, rồi cho bé nằm nghỉ ngơi xa chuồng cũ, để xa khỏi bé kia. Bé cần phải bình tĩnh lại thì mới phục hồi được.
– Nếu có điều kiện thì nên nuôi riêng hai đứa một thời gian (tầm 2, 3 tuần) rồi cho tụi nó ở chung trở lại. Ít nhất hai đứa nó phải hạ hoả thì mới chịu làm lành mới nhau được
– Khi bé cái cắn bé đực, bạn hãy tách ra ở riêng, rồi bắt đầu quan sát xem liệu bé cái có dấu hiện mang thai hay không. Thường thì bé Khuôn nhà mình sau tầm 2,5 tuần tính từ ngày nó cắn thằng Nành là nó sinh.
– Nếu có thể, bạn nên nuôi chung hai bé cái với nhau, hoặc nếu muốn có bông con thì bạn nuôi cặp đực cái nhưng phải nhớ chuẩn bị thêm một cái chuồng nữa để bé mẹ sinh con
Like mother like son | Flickr - Photo Sharing!:
Trên đây là vài lời khuyên cho các bạn để xử lí chuyện tụi bông cắn nhau. Hy vọng những chia sẻ của Vinci sẽ giúp ích cho các bạn :))

Share this:

Thích bài này:

Thích

Đang tải …

Rate this post

Bài viết liên quan