Kinh nghiệm nuôi cá cờ sinh sản hiệu quả có thể bạn chưa biết?

Cá cờ hay cá lia thia là một trong những loài cá có ngoại hình đẹp, tạo nên vẻ đẹp rực rỡ và cuốn hút cho bể nuôi. Để nâng cao hiệu quả sinh sản cũng như chất lượng cá trong bể, người chơi cũng cần biết cách chăm cá cờ sinh sản hiệu quả. Sau đây, Thucanh sẽ giúp bạn biết được một số kinh nghiệm nuôi cá đúng cách. Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Đặc điểm sinh sản của cá cờ

Những con cá cờ thường có tập tính thổi bọt để tạo ổ. Khi đến mùa sinh sản, con đực thường rất hung hăng và thường xuyên đánh nhau để giành lãnh thổ. Ngoài ra, để chiêu dụ những con cái đến đẻ trứng thì việc chọn ổ vô cùng quan trọng.

dac-diem-sinh-san-cua-ca-co-thucanh

Tổ bọt của con đực có bán kính khoảng từ 12 đến 15 cm. Số lượng trứng trong bể có thể lên tới 300 quả. Sau khi thụ tinh thành công, cá bố và cá mẹ sẽ nhảy lên tổ bọt. Cá bố sẽ làm nhiệm vụ chăm sóc trứng. Trứng sẽ nở sau 1 ngày và cá sẽ tự do bơi lội sau khoảng 3 ngày. Chúng tìm kiếm những vi sinh nhỏ trong nước để ăn và phát triển.

Kỹ thuật nuôi cá cờ sinh sản

Môi trường sinh sản phù hợp

Trước tiên, khi nuôi cá cờ, bạn nên chọn các loại bể phù hợp. Bể nuôi cá cờ cũng không quá phức tạp, bạn có thể chọn bể mini, bể để bàn do kích thước cá cờ cảnh thường nhỏ. Ngoài ra, bạn cũng chú ý thêm một số điều sau:

dac-diem-sinh-san-cua-ca-co-1-thucanh

  • Bể kính trong suốt sẽ tăng vẻ thẩm mỹ hơn. Đồng thời người nuôi cũng tiện lợi ngắm bể hơn.
  • Cá có đặc tính nhảy lên mặt nước nên bạn cần trang bị thêm nắp đậy. Chỉ chừa lại một góc để thoát khí oxy.
  • Thả thêm một ít rong bèo để bể cá sinh động hơn và làm giảm bớt tính nhảy của nó.
  • Việc trang bị hệ thống các thiết bị lọc nước, ánh sáng, máy bơm máy tạo oxy có thể có hoặc không. Bởi cá cờ không yêu cầu oxy quá nhiều, chúng vẫn sống tốt trong điều kiện oxy thiếu hụt.
  • Nhiệt độ của bể nuôi từ 24 đến 27 độ C. Độ pH trung tính dao động trong khoảng từ 6.5 đến 7.2.
  • Giữ cho nước trong bể luôn sạch bằng cách thay và vệ sinh định kỳ.

Thức ăn

Trong tự nhiên, thức ăn ưa thích của cá cờ thường là thức ăn tươi. Chẳng hạn như giun đỏ, các côn trùng nhỏ như muỗi, bọ gậy, nhện nước. Tuy nhiên, để cá cờ lên màu đẹp, bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn của cá cờ sinh sản các loại bọ gậy, rận nước.

dac-diem-sinh-san-cua-ca-co-2-thucanh

Ngoài ra, nếu không kiếm được các mồi tươi trên, bạn cũng có thể mua thức ăn công nghiệp chuyên dụng cho cá ăn.  Cá cờ thường rất kén những thức ăn bị chìm xuống đáy. Vì thế, bạn nên chọn các loại có thể nổi trên mặt nước.

Trong quá trình cho cá ăn, bạn cũng lưu ý không nên cho chúng ăn quá nhiều. Cá chưa kịp thích nghi với đồ ăn mới sẽ rất dễ sình bụng và chết. Đặc biệt là khi cho ăn các loại trùng chỉ, trùng huyết.

Kỹ thuật ghép đôi cá cờ sinh sản

Việc ghép đôi cá cờ  giúp đảm bảo hiệu suất sinh sản tốt hơn. Để làm được điều này, bạn cũng nên chọn lựa những cá thể con trống và con mái tốt. Những con mái thường có kích thước nhỏ hơn con trống. Đồng thời chúng cũng có phần bụng to hơn trong thời kỳ mang thai.

dac-diem-sinh-san-cua-ca-co-3-thucanh

Cách ghép đôi cho cá cờ cũng không quá khó khăn. Sau khi chọn được cặp cá phù hợp, bạn cho chúng vào chung trong một bể. Trong bể đã được thay nước mới và có các loại rong, rêu, lũa,… Những cây thủy sinh là nơi để cá mái có thể lẩn trốn khi con trống quá hăng. Nên chọn thời gian ghép đôi lúc rảnh, bạn có thể quan sát được chúng. Tránh trường hợp để con đực cắn chết con mái.

Nếu qua 2 ngày, cá mái có biểu hiện trốn tránh thì đó là lúc chúng chưa sẵn sàng. Bạn cần thay thế một con mái khác.

Chú ý phòng bệnh

Tuy là một loài cá dễ nuôi, dễ thích nghi với môi trường nhưng cá cờ vẫn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan. Đặc biệt là căn bệnh đốm trắng ở cá. Chúng gây ra bởi những ký sinh trùng ẩn dưới lớp da cá cờ. Khi quan sát, bạn có thể thấy một vài đốm trắng như hạt cát li ti trên cơ thể. Cá sẽ có biểu hiện lờ đờ, bơi chậm và hay quẹt mình vào thành bể.

dac-diem-sinh-san-cua-ca-co-4-thucanh

Để chữa trị bệnh này, bạn có thể tăng nhiệt độ bể lên khoảng 29,5 độ C. Sau đó giảm nhiệt xuống từ từ khi thấy tình trạng bệnh cải thiện.  Đồng thời, chủ nuôi nên chú ý vệ sinh bể cá thường xuyên, tránh để nước bẩn đục là nguyên nhân phát sinh vi khuẩn gây bệnh.

Trên đây là những chia sẻ của Thucanh về kinh nghiệm chăm cá cờ sinh sản hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn biết thêm những tips nuôi cá đúng cách. Chúc các bạn có được một bể cá cờ đẹp và ưng ý nhất.

Xem thêm:
Các loại cá nóc nước ngọt
Tips xử lý bể cá mới đơn giản
Cá hề Nemo là cá gì?

5/5 - (2 votes)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan