KỸ THUẬT NUÔI dế cơm
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.31 KB, 25 trang )
Bạn đang đọc: KỸ THUẬT NUÔI dế cơm – Tài liệu text
KỸ THUẬT NUÔI DẾ CƠM
Dế cơm là loại dế to hơn dế mèn, có thận hình trắng, các chân dế cơm có màu trắng. Dế cơm có tuổi thọ
trung bình là 12 tháng. Một dế cơm mái đẻ được 200 trứng. Tỷ lệ nở trứng dế cơm là 95%-97%.
– Hiện tại có nhiều kỹ thuật nuôi dế cơm ở Việt nam và các nước trên thế giới.
– Người nuôi dế cơm có thể sử dụng thùng nhựa 80 lít có nắp đậy, hoặc thùng nhựa 40 lít có nắp đậy
hoặc thau nhựa và có lồng bàn đậy trên thau nhựa đó; hoặc hồ nuôi phải có rãnh thoát nước, che đậy
rãnh thoát nước, có tấm chắn hoặc màng để che hồ nuôi dế cơm nhằm tránh cho dế cơm bay ra ngoài
hoặc nhảy ra ngoài…
– Người nuôi dế cơm cần chú ý một điểm quan trọng là: dế cơm rất hay thường xuyên cắn nhau, chúng
cắn nhau rất dữ dội và làm cho các chân của chúng bị cụt hoặc bị rụng. Do đó, người nuôi dế cơm không
nên để các con dế cơm chung với nhau mà không có các vật che chắn như là cỏ, các loại lá cây xanh, để
tạo khoảng cách che chắn giữa các con dế cơm với nhau.
– Cho vào thùng nhựa 40 lít (hoặc thùng nhựa 80 lít, thau nhựa) một lớp đất có độ dày trên 25cm – 35
cm, đất xốp, hơi ẩm, không có đá, không có sỏi; không sử dụng đất cát; nên sử dụng đất ruộng hoặc đất
trồng cây lâu năm; đất trồng cây kiểng.
– Rải một lớp cỏ mỏng lên trên bề mặt đất trong thùng nhựa hoặc thau nhựa – nếu có thì tốt.
– Thả dế cơm giống theo tỷ lệ 1:2 – một dế cơm trống và 2 dế cơm mái hoặc tỷ lệ 1:1 – một dế cơm trống
và một dế cơm mái.Tổng số lượng dế cơm thả giống vào thùng hoặc thau là tùy thuộc vào tình hình thực
tế; ví dụ: có thể thả tống dế cơm là 2, 3, 6, 10, 20, 30…
– Cho một khay cám và một khay nước, bổ sung 2 hạt đậu phộng cho mỗi con cách nhau 3 ngày. Bốn
ngày phun nước một lần để giữ ẩm cho dế. Cứ chăm sóc bình thường như thế đến khi dế trưởng thành.
– Khi thấy hết khay cám, cho cám mới vào.
– Khi thấy cỏ khô thì bổ xung cỏ mới vào.
– Khi thấy hết khay nước, cho nước mới vào.
– Khi thấy cám bị mốc, thay cám mới.
– khu vực nuôi Dế cơm phải có mái che mưa, che nắng. Sô nuôi phải đậy nắp để tránh những con vật lớn
vào ăn dế, phòng tránh kiến vào hại Dế.
Lưu ý
– Dế cơm sau khi đẻ xong sẽ chết, thùng đất chứa dế mẹ chính là khay trứng, từ 9 – 12 ngày sau khi dế
mẹ chết > dế con sẽ nở ra và sinh trưởng ngay trong thùng đất mà dế mẹ đã ở.
– Quan sát 2 – 5 ngày đầu tiên thả giống dế cơm, nếu dế cơm chết nhưng còn nguyên vẹn thân hình, các
chân còn nguyên thì nguyên nhân là do mật độ nuôi quá cao và nên phân đàn dế cơm trong thùng đó
hoặc thau đó sang một thùng mới hoặc thau mới.
– Quan sát 2- 5 ngày đầu tiên thả giống dế cơm, nếu dế cơm chết nhưng chân dế cơm bị thối rửa, bị ăn
mòn, bị ăn loét thì nguyên nhân là do độ ẩm quá cao và nên không phun nước nữa; hoặc nên thay đất
xốp mới.
– Không phun nhiều nước vào thùng hoặc thau nuôi dế cơm; không phun nước vào khay cám bởi vì sẽ
làm cám bị mốc. Nếu đất trong thùng hoặc thau nuôi dế cơm quá khô, không ẩm thì dế cơm sẽ vào khay
nước và bún nước ra xung quanh thùng, thau nuôi dế cơm để cho tăng độ ẩm của đất trong thùng, thau
nuôi dế.
– Dế cơm mái sau khi đẻ trứng thì dế cơm mái đó rất yếu; có thể chết sau khi đẻ trứng một ngày đến vài
tuần sau đó.
– Một kg dế cơm trưởng thành có trung bình 200 – 250 con dế cơm
– Số lượng thà nuôi dế cơm thương phẩm tùy thuộc vào thùng hoặc thau nuôi dế cơm; nên thả dế cơm
từ 30 con dế cơm đến 250 con dế cơm
Kỹ thuật nuôi dế
Nhiều nước, nhất là các nước ở châu Á coi một số loại côn trùng là món ăn ngon. Ở nước ta các
loại côn trùng như cào cào, châu chấu, dế, tằm, sâu chit, nhộng tằm, rươi. là những loại côn trùng
được dùng làm món ăn, một số nơi được coi là món ăn quý. Với loài dế cũng có nhiều giống như:
dế ché, dế cơm to con, thân màu nâu đen, hai chân sau to có màu nâu sẩm. Dế cơm có cùng kích
cỡ như dế ché, cánh màu đen đậm, chân nâu nhạt, đây là hai giống to con và lịch lỡm nhất trong họ
nhà dế. Ngoài ra còn có các loại dế nhỏ con hơn như dế mọi, dế ta, dế nhủi, dế mèn -cái tên quen
thuộc trong tiểu thuyết “dế mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài, nhỏ con nhất và thường sống
dưới lớp vỏ cây là dế dủi, không cánh. Trong các loại dế này, dế ta có màu đen tuyền, đầu cánh có
đốm trắng vàng, là loại dế đã được anh Lê thanh Tùng – người đầu tiên ở Việt nam nghiên cứu so
sánh giữa các giống dể tìm được và tìm ra giống dế dễ nuôi, thích hợp cho quy trình nuôi công
nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm đồng loạt. Người viết bài này mô tả lại từng loại dế và kỹ thuật nuôi
dế theo hướng công nghiệp đã được anh Tùng – người đã dồn hết tâm huyết, dày công nghiên cứu
tìm cho ra công nghệ cho dế đẻ, kỹ thuật ấp trứng, kỹ thuật nuôi dế để có trại dế Thanh Tùng ngày
nay.
1. Sinh trưởng phát dục của dế:
– Sinh trưởng: từ lúc nở ra cho đến khoảng 45 ngày tuổi là xuất bán. Từ ngày thứ 45 trở đi dế phát
triển cánh. Ngày tuổi 60 trở đi dế đã trưởng thành, bắt đầu sinh sản.
– Sinh sản: hai tháng tuổi dế đã thành thục sinh dục và có thể ghép đôi giao phối cho sinh sản.
Mỗi thùng nuôi cho ghép 30 con cái và 15 con đực trưởng thành. Dế chỉ đẻ trong vòng hai tháng là
thải loại.
– Khay đẻ cho dế: khi dế đẻ cần chuẩn bị khay đẻ cho dế, khay đẻ cho dế giống như gạt tàn thuốc
lá chứa đất ẩm sâu 1,5 cm Khay đẻ được đặt vào thùng dế bố mẹ hàng ngày. Cứ sau mỗi ngày
khay đẻ được lấy ra đưa đi ấp, sau đó đưa khay mới vào thùng nuôi để dế đẻ tiếp. Mỗi ngày 30 con
dế mẹ có thể đẻ hàng nghìn trứng vào khay đẻ.
– Ép nở: khay đẻ của dế được lấy ra đưa đi ấp, trước khi cho vào thùng ấp chuẩn bị hai khăn bông
vuông (loại khăn lạnh lau mặt ở các nhà hàng), nhúng nước ướt rồi đặt dưới đáy thùng ấp sau đó
đặt khay trứng trên khăn ướt và dùng khăn ướt thứ hai đã nhúng nước đậy lên khay trứng để giữ độ
ẩm. Sau khi đã làm xong các việc nói trên đậy nắp thùng lại.
Nhiệt độ cần cho trứng nở khoảng 24 – 25 0C (nhiệt độ phòng). Cứ 3 – 4 ngày, thay khăn ướt một
lần để giữ độ ẩm. Sau 9 – 10 ngày toàn bộ trứng trong khay bắt đầu nở. Khi thấy dế đã nở hết, lấy
khay đẻ ra khỏi thùng và chuyển dế con vào thùng nuôi.
– Thùng nuôi dế: thùng nuôi dế con có thể bằng nhựa, vại, lu có đường kính từ 45 – 50 cm, cao 60
cm, có nắp đậy làm bằng bìa cứng, kê thùng cách nền bằng gạch hay kệ kê. Nắp đậy bằng bìa
cứng, khoét một lổ ở giữa có đường kính 3 – 4 cm để thông khí và quan sát, chăm sóc dế hàng
ngày. Trước khi chuyển dế con vào thùng nuôi, thùng phải vệ sinh sạch, tìm một nắm cỏ xanh rửa
sạch, rẩy nước lên, khoanh tròn xung quanh đáy thùng để dế ăn và có nơi leo trèo, một ít cám viên
gà con đã nghiền nhuyễn. Khi dế trưởng thành nếu thấy chật cần chia ra thùng nuôi mới để dế lớn
nhanh
– Thức ăn của dế: thức ăn của dế là cỏ, cám hổn hợp. Tùy theo lứa tuổi mà thức ăn được cho nhiều
hay ít ở đáy thùng nuôi. Hàng ngày nước được phun sương quanh thành thùng để dế uống. Dế
ngày một trưởng thành, lượng thức ăn ngày càng tăng lên tùy thuộc vào sức ăn của dế. Dế trưởng
thành, một cân được khoảng 700 con. Hiện tại một khay trứng bán 40.000 đồng, dế bán được
250.000 đồng/kg.
– Phòng chống chuột, kiến cho dế: khi nuôi dế chú ý phòng tránh kiến cho dế. Quanh nơi nuôi dế
phải có rãnh nước bảo vệ. Thùng nuôi dế phải có nắp đậy để tránh chuột.
– Các món ăn từ dế: trước khi chế biến các món ăn từ dế, cần bóp bụng dế để bỏ phân, rửa sạch
sau đó mới chế biến. Dế có thể chiên dòn, chiên bơ, tẩm bột để chiên ăn cùng với bánh phồng
tôm, bánh tráng hoặc cuốn bánh tráng với rau sống là những món ăn đặc sản từ dế.
(Nông thôn đổi mới – Vista 2004/Số 51/II. Cách làm ăn mới / 68.39 Ngành chăn nuôi, Tác giả: Lê
Thanh Hải, Tài liệu tập huấn kỹ thuật của Hội làm vườn Việt Nam)
Bí quyết nuôi dế trong xô nhựa
– Chọn loại xô nhựa đường kính khoảng 50cm, cao 60cm. Nếu không đủ kinh phí mua lồng bàn làm
nắp đậy thì có thể thay thế bằng bìa cứng, ở giữa khoét lỗ có đường kính 3-4cm để thông khí và
tiện quan sát.
– Để đảm bảo quy trình sinh sản, mỗi xô chỉ cho ghép 30 con cái và 15 con đực trưởng thành. Dế
chỉ đẻ trong vòng hai tháng là thải loại.
– Chuẩn bị khay đẻ cho dế có hình gạt tàn thuốc lá chứa đất ẩm, dày 1,5cm. Xếp khay vào các xô
dế bố mẹ và lấy khay ra sau mỗi ngày để đưa đi ấp, sau đó tiếp tục đưa khay mới vào xô nuôi để dế
đẻ tiếp. Mỗi ngày, 30 con dế mẹ có thể đẻ hàng nghìn trứng.
– Trước khi cho khay dế đẻ vào xô ấp nở, cần chuẩn bị hai khăn bông vuông (loại khăn lạnh lau mặt)
đã được nhúng nước. Đặt một khăn dưới đáy xô sau đó đặt khay trứng lên trên. Đặt tiếp khăn ướt
thứ hai lên trên mặt khay trứng để giữ độ ẩm. Sau đó, đậy nắp xô. Nhiệt độ cần thiết cho trứng nở
khoảng 24-25oC. Sau 3-4 ngày, thay khăn ướt một lần để giữ độ ẩm. Sau 9-10 ngày, toàn bộ trứng
trong khay bắt đầu nở. Khi trứng đã nở hết, lấy khay ra khỏi thùng và chuyển dế con vào thùng nuôi.
Trước khi chuyển dế con vào xô nuôi, phải vệ sinh xô sạch sẽ, dưới đáy và xung quanh xô rải cỏ
xanh được rửa sạch, rưới nước lên kèm theo một ít cám viên (loại cám nuôi gà con) đã nghiền
nhuyễn. Khi dế trưởng thành, cần chia dế sang xô khác để dế lớn nhanh.
– Thức ăn cho dế: cỏ, cám hỗn hợp. Tùy theo lứa tuổi mà thức ăn được cho vào đáy xô nhiều hay ít.
Hàng ngày, phun nước quanh thành xô để dế uống.
HỒNG LOAN
Kỹ thuật nuôi dế
Trong tự nhiên có rất nhiều loại dế như: Dế ta, dế mèn, dế cơm, dế mọi, dế chó, dế dũi Sau đây,
xin giới thiệu kỹ thuật nuôi dế ta.
Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Trong tự nhiên, dế ta sinh trưởng, phát triển và sinh sản
quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa. Dế ta có bản tính hung hăng, nhưng lại thích sống
theo bầy đàn, môi trường sống rất đơn giản, không cầu kỳ, có thể ở hang hay trong những đám cỏ
khô.. . nên có thể tổ chức chăn nuôi công nghiệp, nhưng phải đảm do chuồng trại nuôi dế tương tự
như môi trường thiên nhiên hoang dã.
Tuổi thọ: Tuổi thọ của các loại dế khác nhau. Tuổi thọ của dế ta trung bình là 4 tháng
Thức ăn: Chủ yếu là rau, cỏ, củ, quả, trái cây, mầm cây, côn trùng nhỏ và bột ngũ cốc các loại Dế
ít uống nước, nhưng phải thường xuyên có đủ nước sạch và mát cho dế uống tự do.
Sinh trưởng, phát dục: Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển dế ta trải qua 4 lần lột xác. Sau
mỗi lần lột xác dế ta lớn nhanh hơn. Từ lúc nở ra cho đến khoảng 45 ngày tuổi là đã đó thể xuất
bán. Từ ngày thứ 45 trở đi để phát triển cánh. Hai tháng tuổi để đã thành thục sinh dục và có thể
ghép đôi giao phối cho sinh sản. Với chiều dài cơ thể khoảng 2cm, nặng khoảng 800-1.000 con/kg.
Sinh sản: 60 ngày tuổi dế đã trưởng thành và bắt đầu sinh sản. Dế mái có biểu hiện động dục (thích
gần dế đực) trước lúc đẻ khoảng 15 ngày. Khi đẻ dế mái tìm đến những chỗ đất tơi xốp và ấm để đẻ
trứng, mỗi lần đẻ vài trăm trứng.
Giá trị và thị trường: Nhiều nước, nhất là các nước ở châu Á coi một số loại côn trùng là món ăn
ngon. Trong những nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng côn trùng có rất
nhiều tác dụng bổ ích đối với con người, đặc biệt có thể sử dụng chúng như những món ăn thuộc
hàng “đặc sản”.
Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng dế
Chọn giống: Chọn dế giống bố mẹ là tơ mới biết gáy, dế mái chưa sinh sản, to, khỏe mạnh nhất
trong đàn, không dịch bệnh, dị tật (đủ râu, chân ).
Chuồng trại: Cao ráo, yên tĩnh, thoáng mát có mái che mưa che nắng, xung quanh có lưới đề phòng
mèo, chuột bắt dế, có rãnh nước để phòng kiến xâm nhập gây hại cho dế
+ Chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi:
– Chuồng nuôi: Chuồng nuôi có thể là xô, thau, khay, chậu có nắp đậy nhưng phải đảm bảo yên
tĩnh, thoáng mát. Nắp đậy, có thể là cái lồng bàn hoặc nắp xô đục nhiều lỗ tạo thông thoáng, ban
ngày mở ra, chiều tối đậy lại để phòng tránh dế bay đi và mèo, chuột bắt dế Trước khi nuôi phải
rửa sạch, phơi khô chuồng nuôi và trang thiết bị phục vụ chăn nuôi dế.
Tùy theo phương tiện và điều kiện nuôi mà bố trí số lượng nuôi hợp lý. Nuôi dế giống bố mẹ (ép đẻ)
trong xô có dung tích 40-50 lít thì thả 20 dế cái, 10 dế đực. Trong xô 70-80 lít thì thả 30 dế cái và 15
dế đực
– Thiết bị chăn nuôi: Rế tre, máng đẻ, máng thức ăn, nước uống cho dế đơn giản, có thể dùng vỏ
nghêu, hoặc làm bằng xi măng, đồ sành sứ kích thước không quá lớn nhằm hạn chế dế con té chết
(đường kính khoảng 10 -15 cm, dày khoảng 1,5 – 2,0 cm, sâu khoảng 0,5-1,0cm).
Trong chuồng nuôi, có rế tre (rế để xoong nồi đường kính 15- 20 cm) hay vỉ tre, rế có lỗ nhỏ (dày)
nuôi dế con mới nở đến 25 ngày tuổi, loại thưa nuôi tiếp theo đến thu hoạch. Xô loại 45 lít xếp
khoảng 10 rế, xô 80 lít thì 15 rế. Rế xếp chồng lên nhau tạo khoảng trống để máng đẻ, máng thức
ăn, nước uống cho dế. Đất dùng trong máng đẻ là đất sạch, tơi xốp, ấm vừa phải, có độ dày 3 – 4
cm (có thể dùng đất sạch trộn với xơ dừa xay). Không dùng đất có kiến, đất bị nhiễm hoá chất độc
hại Trên cùng phủ một lớp cỏ cho dế ăn, ở, sinh trưởng phát triển và sinh sản
Thức ăn: Thức ăn chủ yếu của dế là cỏ, cám hỗn hợp (thường dùng cám gà con), nên xay cám
thành bột cho dế ăn, bảo quản nơi khô ráo, không mua nhiều một lúc dễ bị mốc. Cho ăn thêm rau
xanh, cải ngọt, cà rốt, củ sắn, cỏ tươi Có thể cho dế ăn thêm miếng dưa hấu (nhớ cắt bỏ phần
ruột đỏ), lấy phần sát vỏ, không để nhiều. Cần lưu ý thức ăn chỉ ăn trong ngày, còn dư phải bỏ,
không cho dế ăn mầm đậu các loại, chúng sẽ bị rụng râu, chân mà chết.
Dế mỗi ngày một trưởng thành, nên lượng thức ăn ngày càng tăng lên tùy thuộc vào sức ăn của dế.
Hàng ngày nước được phun sương để giữ ẩm và cho dế uống.
Chăm sóc nuôi dưỡng:
+ Chăm sóc nuôi dưỡng dế sinh sản:
– Thả giống: Theo tỷ lệ 1 trống/ 2 mái. Xô nhựa nhỏ thả 15 dế trống và 30 dế mái vừa mới trưởng
thành. Xô nhựa lớn 80 lít có thể thả 25 dế trống và 50 dế mái.
– Đẻ trứng: Sau khi thả giống 2-3 ngày dế đẻ trứng vào máng đẻ
Dấu hiệu dế sắp đẻ: Dế mái thường thụt lùi và chọc cây kim nhọn sau đuôi xuống đáy xô. Lúc này ta
đặt máng đẻ vào là dế leo lên đẻ ngay (trong máng đẻ đã để sẵn đất sạch tơi xốp và đủ ẩm).
Khi dế có dấu hiệu sắp đẻ ta đặt máng đẻ vào xô nuôi dế bố mẹ hàng đêm cho dế đẻ. Cứ sau mỗi
đêm máng đẻ được lấy ra đưa đi ấp, tối đến đưa máng mới vào xô nuôi để dế đẻ tiếp. Mỗi đêm 30
con dế mẹ có thể đẻ hàng nghìn trứng vào máng đẻ. Dế chỉ đẻ trong vòng hai tháng là thải loại.
Dế rất nhát, vì vậy ta nên để mảng đẻ vào buổi tối. Mỗi tối để vào một máng đẻ, sáng hôm sau lấy
máng đẻ ra để vào xô ấp trứng ở một khu vực khác.
– Ấp trứng: Xô ấp trứng được thiết kế như sau:
Bỏ một lớp đất xốp vào đáy xô, cao khoảng 1cm, rộng khoảng 3cm. Để 3 máng trứng vào chính
giữa xô, phủ lên một lớp cỏ mỏng, mỗi ngày phun nước 1 – 2 lần để giữ ẩm. Hoặc trước khi cho
máng trứng vào xô ấp trứng, ta chuẩn bị hai khăn bông vuông (loại khăn lạnh lau mặt ở các nhà
hàng), nhúng nước ướt rồi đặt dưới đáy thùng ấp, sau đó đặt máng trứng trên khăn ướt và dùng
khăn ướt thứ hai đã nhúng nước đậy lên máng trứng để giữ độ ẩm. Sau khi đã làm xong các việc
nói trên đậy nắp thùng lại. Cứ 3-4 ngày, thay khăn ướt một lần để giữ độ ẩm. Nhiệt độ cần cho trứng
nở khoảng 25- 300C (nhiệt độ phòng). Sau 8- 12 ngày là dế nở. Khi thấy dế đã nở hết, ta lấy khay
đẻ ra khỏi xô ấp và chuyển dế con vào xô ương nuôi riêng.
Để dế đẻ nhiều và dế con khoẻ mạnh, cần lưu ý: Vệ sinh chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi sạch sẽ,
khô ráo, máng thức ăn phải được che đậy, tránh nước gây nấm mốc Sau đó, để máng đẻ vào đáy
xô lệch sang một bên, bên kia để một máng thức ăn, một máng nước, úp chồng rế lên, phủ lên rế
một ít cỏ tươi. Phun nước dạng sương lên cỏ tươi mỗi ngày 1-2 lần tạo nhiệt độ trong xô 25- 300C.
Sau khi dế đẻ một ngày, chuyển máng trứng sang thùng ấp và đặt máng đẻ khác vào trong xô nuôi.
Có thể dùng thùng các- tông loại dày hoặc khay nhựa có kích thước 60x40x20cm để ấp trứng, mỗi
thùng có thể để 8-10 máng trứng. Thùng ấp phải kín, có nắp đậy (dùng lưới muỗi), theo dõi hàng
ngày, tránh kiến gây hại
+ Ương nuôi dế con: Dế con mới nở, ta chuyển sang ương nuôi riêng trong xô nhựa, trung bình
khoảng 1.000 con/xô 80 lít. Lúc này ta để thức ăn của gà con xay nhuyễn vào cho dế mới nở ra ăn,
ngày 2-3 lần và bỏ vào xô nuôi một lớp cỏ tươi non cho dế con trú ẩn và nhấm nháp. Mỗi ngày tiếp
tục phun nước 1-2 lần để giữ ẩm và cho dế uống. Ương nuôi dế con đến 20 ngày ta chuyển sang
nuôi dế thịt thương phẩm.
+ Nuôi để thịt thương phẩm: Đặt rế, máng thức ăn, nước uống, phủ cỏ tươi như nuôi dế đẻ nhưng
số lượng nhiều hơn (400-500 con với xô 80 lít, 300 con ở xô 45 lít). Chăm sóc và phun nước ngày
1- 2 lần, tránh nước đọng, ẩm mốc trong xô, tránh để thức ăn tồn dư, ẩm ướt, hôi mốc và không để
máng đẻ trong xô nuôi như nuôi dế đẻ.
Ngoài ra, có thể làm chuồng nuôi dế bằng xi măng, kích thước một ô rộng 1 m x dài 1,2 m x cao 0,5
m, mặt tường nhẵn tránh dế bò ra, che đậy bằng lưới phía trên, nuôi 1.000 con/m2. Chuồng xây
xong cần ngâm nước cho hết chất xi măng. Xung quanh chuồng làm rãnh nước tránh kiến, côn
trùng xâm hại Chồng vào 25 rế, tạo khoảng không cho dế. Cũng cần chăm sóc như nuôi trong xô,
chú ý phun nước (dạng sương) 2-3 lần/ngày.
Thức ăn tinh cho ăn hàng ngày, thức ăn thô xanh rau, củ, quả các loại thì 2-3 ngày mới cho ăn một
lần, nhưng chỉ ăn trong ngày, thức ăn còn dư phải bỏ. Riêng cỏ xanh có thể 2-3 ngày mới cho ăn và
thay mới một lần.
Dế con được 20 ngày, chuyển qua nuôi dế thịt thương phẩm khoảng 45 ngày thì có thể thu hoạch
(800-1.000 con được 1 kg), xuất bán thịt hoặc tuyển chọn dế tơ làm giống nuôi đến 60 ngày thì cho
phối giống sinh sản.
Chú ý: Dế sắp trưởng thành tối đến thường hay bay đi kiếm ăn và hoạt động tình dục Vì vậy, chiều
tối ta nên đậy nắp xô lại sáng sớm mới mở ra cho thoáng mát.
Thu hoạch: Dùng vợt nylon nhỏ thu hoạch, cho vào thùng giấy cùng với rế, cỏ tươi di chuyển xa dế
không chết. Có thể đông lạnh sau khi rửa sạch dế bằng nước sạch hoặc nước muối 2% và cho vào
khay đông lạnh.
Chăm sóc nuôi dưỡng dế đơn giản, ít vốn, ít dịch bệnh, dễ thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao,
ai cũng có thể nuôi được.
Phòng và trị bệnh: Với phương châm phòng bệnh là chính, thực hiện tốt chương trình 3 sạch: Ở
sạch, ăn sạch, uống sạch. Đặc biệt, khi thời tiết hoặc môi trường sống thay đổi, cần phải vệ sinh,
chăm sóc nuôi dưỡng thật tốt để tăng cường sức đề kháng, chống stress gây hại cho dế
Dế ta thường hay bị một số bệnh, nhất là bệnh đường ruột
Bệnh đường ruột:
– Nguyên nhân : Có thể do mật độ quá cao, chuồng nuôi quá nóng ẩm hoặc chuồng nuôi bị nước đổ
vào lẫn phân, thức ăn gây ô nhiễm môi trường hoặc thức ăn bị ôi mốc, nước uống lẫn phân, dơ
bẩn, mất vệ sinh
– Triệu chứng: Dế đang ăn uống, khỏe mạnh bình thường, đột ngột bỏ ăn chỉ uống nước rồi yếu
dần, râu gãy ngang, phân nước trắng gục, 7- 10 ngày sau thì dế chết. Bệnh này rất dễ lây lan sang
những con ở cùng một xô, rất khó trị.
– Phòng và trị bệnh: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh là chính bởi, khi chúng ta phát hiện ra
triệu chứng thì đã muộn. Tốt nhất nên giữ gìn vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát,
thức ăn, nước uống phải thay rửa hàng ngày
KS. Đặng Tịnh – Báo Nông nghiệp số 127 ra ngày 25/6/2008
Cách nuôi dế
Xuất thân là công nhân, nhưng anh Nguyễn Tấn Tài (56/5 KP1 Chương Dương, Thủ Đức, TP.HCM.
ĐT: 0919. 285183) đam mê nuôi dế. Anh lập trại nuôi thành công và muốn chia sẻ kinh nghiệm này
với nhiều người. Anh biên soạn bộ tài liệu, và còn nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến côn trùng
này.
NHỮNG LƯU Ý NUÔI DẾ
Chọn dế giống bố mẹ to, khỏe mạnh (đủ râu, chân, không dị tật). Tùy theo phương tiện nuôi mà
phân số lượng hợp lý. Nuôi dế giống bố mẹ (ép đẻ) trong xô có dung tích 45 lít thì thả 20 dế cái, 10
dế đực.
Nếu xô 80 lít thả 30 dế cái và 15 dế đực. Có thể nuôi dế trong xô, thau, chậu, khay có nắp đậy,
trước khi nuôi rửa sạch, phơi khô, nắp xô đục nhiều lỗ tạo thông thoáng.
Trong xô nuôi, có rế (rế để xoong nồi) hay vĩ tre, rế có lỗ nhỏ (dày) nuôi dế con mới nở đến 25 ngày
tuổi, loại thưa nuôi tiếp theo đến thu hoạch. Xô loại 45 lít xếp khoảng 10 rế, 80 lít thì 15 rế. Rế xếp
chồng lên nhau tạo khoảng trống để khay đất cho dế đẻ trứng, máng thức ăn, nước uống. Đất dùng
trong khay là đất xốp, ẩm vừa phải, có độ dày 3 – 4 cm (có thể dùng đất trộn với xơ dừa xay). Đất
cho vào không có kiến, không bị ô nhiễm. Có thể dùng vỏ nghêu, hoặc bằng đồ sứ kích thước
không quá lớn (tránh dế con té chết) làm máng thức ăn, nước uống cho dế.
Thức ăn là cám chế biến, loại dùng cho gà con ăn. Cho dế ăn nên xay cám thành bột, để khô ráo,
không mua cám nhiều một lúc dễ bị mốc. Có thể cho dế ăn thêm miếng dưa hấu (nhớ cắt bỏ phần
ruột đỏ), lấy phần sát vỏ, không để nhiều. Cho ăn thêm rau xanh, cải ngọt, cà rốt, củ sắn, cỏ tươi
Chú ý thức ăn chỉ ăn trong ngày, còn dư phải bỏ. Cần lưu ý không cho dế ăn mầm đậu các loại,
chúng sẽ bị rụng râu, chân mà chết.
NUÔI DẾ ĐẺ
Để dế đẻ nhiều và dế con khỏe mạnh, cần lưu ý: Xô nuôi (loại 80 lít) vệ sinh sạch, để ráo nước, sau
đó cho khay đất hình tròn có thể làm bằng xi măng, đường kính 10 – 12 cm, cho vào lớp đất dày
khoảng 3 – 4 cm, độ ẩm vừa phải. Đặt khay đất vào đáy xô lệch sang một bên, bên kia úp chồng rế
lên, phủ lên rế một ít cỏ tươi. Phun nước dạng sương lên cỏ tươi mỗi ngày 1 – 2 lần tạo nhiệt độ
trong xô 25 – 270C. Đặt một máng thức ăn và một máng nước lên rế. Thả dế bố mẹ theo tỷ lệ như
trên, ép đẻ có thể thả 50 cái, 25 đực trong xô 80 lít. Sau 2 – 3 ngày dế đẻ trứng vào khay đất.
Sau khi dế đẻ một ngày, chuyển khay trứng sang thùng ấp và đặt khay đất khác vào trong xô. Có
thể dùng thùng các-tông loại dày hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 40 x 20 cm để ấp trứng, nỗi
thùng có thể để 8 – 10 khay trứng. Thùng ấp phải kín, có nắp đậy (dùng lưới muỗi), theo dõi hàng
ngày, tránh kiến gây hại. Sau 7 – 10 ngày trứng nở, tiếp theo là chuyển sang nuôi thịt với số lượng
400 – 500 con/xô 80 lít. Cần làm vệ sinh xô nuôi và rế sạch sẽ; xô nuôi, máng thức ăn phải được
che đậy, tránh nấm mốc
NUÔI DẾ THỊT
Ngoài xô có thể dùng chậu, thau nhưng tránh dế bò ra, nơi nuôi yên tĩnh, thoáng mát. Đặt rế, máng
thức ăn, nước uống, phủ cỏ tươi như nuôi dế đẻ nhưng số lượng nhiều hơn (500 con với xô 80 lít,
300 con ở xô 45 lít). Chăm sóc và phun nước ngày 1 – 2 lần, tránh nước đọng, ẩm mốc trong xô,
tránh để thức ăn tồn dư, hư thối và không để khay đất trong xô như nuôi dế đẻ. Dế nuôi trong xô
khoảng 45 ngày là thu hoạch (1.000 con được 1 kg).
Ngoài ra có thể làm chuồng nuôi dế, tránh dế bò ra, nuôi 1.000 con/m2. Chuồng làm bằng xi măng,
kích thước một ô rộng 1 m x dài 1,2 m x cao 0,5 m, mặt tường nhẵn tránh dế bò ra, che đậy bằng
lưới phía trên. Chuồng xây xong cần ngâm nước cho hết chất xi măng. Xung quanh chuồng làm
rãnh nước tránh kiến, côn trùng xâm hại. Chồng vào 25 rế, tạo khoảng không cho dế. Cũng cần
chăm sóc như nuôi trong xô, chú ý phun nước (dạng sương) 2 – 3 lần/ngày. Nuôi trong chuồng
khoảng 45 – 50 ngày thì thu hoạch. Sau khi thu hoạch, thu dọn sạch sẽ, vệ sinh rế, khay thức ăn
chuẩn bị lứa nuôi kế.
Dùng vợt nylon nhỏ thu hoạch, cho vào thùng giấy cùng với rế, cỏ tươi di chuyển xa dế không chết
(100 km). Có thể đông lạnh sau khi rửa sạch dế bằng nước sạch hoặc nước muối 2% và cho vào
khay đông lạnh.
D mènế
· Tên gọi thường: dế mèn (house-cricket) (hình 1)
· Tên khoa học: gryllidae
· Chủng loại: dế mèn thuộc họ côn trùng, có chút liên hệ với châu chấu, cào cào và muỗm…
Nhưng riêng về họ dế thì có rất nhiều loại như: dế mèn, dế dũi(dế jerusalem), dế chọi,…
· Phân bố: dế mèn hiện nay phân bố ở hầu hết các nước trên TG, nhưng nhiều nhất vẫn là các
nước nhiệt đới và các nước gần xích đạo.
· Đặc điểm: dế mèn có 2 màu chính đối với cả dế trống và dế mái là: đen(Hình 3) và nâu(Hình
1)(thuận tiện cho việc ẩn mình), dế có 6 chân, 2 chân sau lớn(để nhảy giúp lẩn trốn), đầu có 2 râu
dài(khoảng gấp đôi thân mình, giúp định vị đường đi và tìm thức ăn…). Nhưng điểm khác nhau
rõ nét nhất giữa dế trống và dế mái là: dế trống có cánh dài, rộng, nhưng hơi
nhăn che hết phần lưng, ở phần đuôi sau có 2 râu(ngắn hơn 2 râu
trước). Trong khi đó dế mái cánh phẳng hơn và phần đuôi sau ngoài 2 râu còn có 1 vòi dài(đây
chính là bộ phận sinh sản của dế).
· Kích thước: một con trưởng thành thông thường dài khoảng 2,5cm và bề ngang khoảng 0,8cm.
(Hình 3)
· Thức ăn chủ yếu: dế là loại côn trùng tạp thực, nên chúng ăn tất cả các loại cỏ(khô lẫn tươi),
chồi non, rễ cây,…nhưng đôi khi cũng ăn các loại côn trùng và các loại dế khác nhỏ hơn.
· Môi trường sống: hầu hết các loại dế đều thích sống dưới những bụi cỏ, trong các hang sâu
dưới đất, hay dưới những đống đổ nát.
· Tính cách: dế trống rất “nóng tính” thường hay “đánh nhau” với những con trống khác còn dế
mái lại “hiền” hơn.
· Sinh sản: dế là loài côn trùng đẻ trứng, trứng được đẻ trong
lòng đất, mỗi lần đẻ rất nhiều và nở thành đàn khoảng 2000 con. Con non được nở ra vào mùa
xuân và trưởng thành sau vài tuần.
· Tuổi thọ TB: theo kinh nghiệm thực tiễn thì tuổi thọ của dế là khoảng dưới 2 năm.
· Kẻ thù: hầu hết các loài chim đều là kẻ thù của dế, đồng thời bọ cạp, rết…cũng là những mối
nguy hiểm “chết người” đối với dế.
I. GIỚI THIỆU:
Dế mèn (tên khoa học Gryllidae) là một họ côn trùng có chút liên hệ với châu
chấu, chúng có thân dẹt và và râu dài. Dế mèn đẻ mỗi lứa nhiều trứng và sau
khi đẻ chúng sẽ chết dần. Tuổi thọ của chúng kéo dài từ 2 – 3 tháng tùy thuộc
vào từng loại dế.
Trong những năm gần đây món ăn từ côn trùng đã thu hút được rất nhiều
thực khách không chỉ ở những nước Châu Âu, Châu Á mà cả ở Việt Nam.
Trong các loại côn trùng được sử dụng thì ưa chuộng hơn cả là thịt dế, thịt dế
giàu đạm, can-xi, vị ngon không kém thịt cua nên ngày càng được nhiều thực
khách tìm đến. Tiến sỹ Nguyễn Thị Chắt cho rằng: “Do thức ăn của dế chủ
yếu là thực vật, một số sách Đông y còn dùng thịt dế để trị bệnh nên người
dùng có thể yên tâm khi ăn vào cơ thể”.
Trong y học cổ truyền, dế mèn cò vị mặn cay, tính bình và có tác dụng lợi tiểu
chữa bí đái. Theo y tổ Tuệ Tĩnh, dế mèn sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, uống
với nước bìm bịp sắc lên, uống vào lúc đói có thể chữa bệnh cổ trướng, thở
dốc (Nam dược thần hiệu). Theo các tài liệu nước ngoài, dế mèn là loại côn
trùng giàu protit, ít chất béo, giúp giảm lượng choletoron trong máu, thịt dế
mèn còn được dùng trong các trường hợp chữa chứng nhiễm độc nước tiểu,
đại tiện khó, chữa sỏi thận, người lớn và trẻ em chán ăn, mệt mỏi, khó tiêu
Ngoài công dụng đông y kể trên, trong Dế mèn còn chứa đầy đủ protit, lipit,
glucid, nhiều khoáng chất như calci, phospho, kali, mangan, natri, sắt, và các
vitamin khác rất cần cho sự phát triển của cơ thể và trí não của cả trẻ em và
người lớn.
Dế mèn có kích thước trung bình với chiều dài cơ thể khoảng 2cm, hiện
tại TRANG TRẠI THANH XUÂN đã nhân giống được rất nhiều loại dế như dế
cơm, dế dũi, dế trắng, dế trắng nâu, dế đen (dế Thái), dế trắng vàng (dế
Nga) Thích hợp để nuôi kinh doanh, phát triển kinh tế chỉ có 2 loại dế đó
là: dế đen, dế trắng vàng. Nuôi 2 loại dế này hiệu quả nhất như sinh trưởng
tốt, sống tập trung, thời gian thu hoạch ngắn ngày và có đầu ra tốt nhất. Dế
thịt thơm ngon được người dùng ưa chuộng, con dế này là dế loại nhỏ, thân
mềm, càng không quá cứng nên được các con vật nuôi ăn được.
– Dế đen thời gian sinh trưởng ngắn nhất, để thu hoạch dế thịt khoảng 26 đến
30 ngày, tuổi thọ khoảng gần 2 tháng, khi đẻ trứng xong là cả dế đực và dế
cái đều chết đi. Dế cái cánh có màu đen, dế đực cánh màu vàng. Dế đen có
vằn ngang người màu đen nên khi so sánh với dế trắng vàng thì màu sắc của
chúng không đẹp bằng.
– Dế trắng vàng thời gian sinh trưởng kéo dài hơn dế đen khoảng 5 hôm, dế
này chịu đựng khí hậu tốt hơn, chúng có màu sắc đẹp mắt nên khi chế biến
dế có màu sắc tươi sáng hơn.
– Dế trắng, dế trắng nâu, dế ta (dế cơm), dế dũi là những loại dế rất khó nuôi,
vòng sinh trưởng kéo dài hơn rất nhiều so với dế đen và dế trắng vàng. Mặt
Xem thêm: Bọ chét mèo – Wikipedia tiếng Việt
khác có loại còn đánh phá nhau không nuôi được theo mô hình tập trung như
dế cơm, 1m vuông nuôi được 1 đến 2 con mà thôi.
Sau nhiều năm chăn nuôi và loại bỏ dần các giống dế nuôi không hiệu quả,
mặc dù giá dế thịt bán rất cao tới vài trăm ngàn đồng 1kg nhưng chỉ là đi bắt
về bán nên khan hiếm không có đủ hàng cung cấp sẽ không thể chuyên
nghiệp về đầu ra được.
Trong tự nhiên, dế sinh trưởng, phát triển và sinh sản quanh năm. Dế có bản
tính hung hăng nhưng lại thích sống theo bầy đàn, môi trường sống rất đơn
giản, không cầu kỳ, có thể ở hang hay trong những đám cỏ khô nên có thể tổ
chức chăn nuôi tập trung được, nhưng phải đảm bảo việc chăn nuôi chúng
phải tương tự như môi trường thiên nhiên hoang dã.
Dế mèn là côn trùng đặc sản có giá trị kinh tế cao. Nuôi dế làm kinh tế phù
hợp với nhiều người, kể cả những hộ gia đình sống ở khu đô thị vì nuôi dế
không đòi hỏi nhiều diện tích và cũng không gây ô nhiễm môi trường. Thị
trường hiện nay có nhu cầu rất lớn về dế thịt.
II. PHƯƠNG PHÁP NUÔI MỚI (NUÔI DẾ QUA MÙA ĐÔNG) CỦA TRANG
TRẠI THANH XUÂN – PHƯƠNG PHÁP TỐI ƯU NHẤT HIỆN NAY ĐÃ
ĐƯỢC V T V 2 KIỂM CHỨNG PHÁT SÓNG HÀNG NĂM
Ban đầu, do áp dụng mô hình cũ nuôi dế bằng xô chậu dùng lồng bàn làm
nắp đậy nên số vốn đầu tư cho dụng cụ nuôi rất lớn, khoảng 50.000 đồng/1
bộ. Kích thước của chậu nhựa rất nhỏ nên chỉ nuôi được khoảng vài lạng
dế/1 chậu. Chưa kể chậu nhựa không hút ẩm được nên hầu hết các khu chăn
nuôi thường cò mùi hôi do lượng phân thải ra bị ẩm mốc nên phải có khu
chăn nuôi riêng. Do phải nuôi rất nhiều chậu nên lán trại phải rộng, phải làm
nhiều kệ gỗ rất tốn kém, công sức bỏ ra nhiều mà hiệu quả lại không cao.
Trước đây, người nuôi dế vẫn thường dùng các khay nhỏ làm bằng xi măng
để đựng nước cho dế uống, khi dế trèo vào khay uống nước và chúng thải
phân vào khay nước nên những con dế khác uống nước có lẫn phân nên mới
gây ra bệnh “Dế bị đi ngoài” mà hầu hết các nơi nuôi khác thường gặp phải.
Đây là một vài hình ảnh các phương pháp nuôi không
hiệu quả của các trang trại.
Một thùng nhựa 120 lít nuôi được 3 lạng dế, mặt khác dế mang nhiều mầm bệnh
dẫn đến thoái hóa giống, tốn kém chi phí.
Dế thường lột xác theo chu kỳ khoảng 5 đến 7 ngày một lần nên dùng
những cái dế, hoặc các vật dụng để nuôi không tạo được nơi ẩn nấp an
toàn sẽ tạo cơ hội cho các con dế khỏe tấn công các con dế đang lột xác.
Phương pháp nuôi này thường bị chuột cắn, bạt dùng lâu sẽ bị rách ở
những chỗ nối, không nuôi được mùa đông vì không giữ được nhiệt.
Phương pháp này không nuôi được dế vào mùa đông vì không giữ nhiệt,
dế bị lạnh chân
Sai lầm khi dùng máng ăn máng uống khiến dế nhiễm khuẩn do chúng thải
phân vào khay nước uống, tốn nhiều công chăn nuôi.
Trang trại chúng tôi mất rất nhiều công nghiên cứu về tập tính của con dế
ngoài môi trường tự nhiên con dế chỉ cần gặm nhấm các loại rau cỏ non hoặc
rau cỏ còn đọng lớp sương đêm mà chúng vẫn phát triển tốt. Nhưng nếu nuôi
dế chỉ cho ăn rau cỏ như ngoài tự nhiên thì thời gian trưởng thành của chúng
sẽ kéo dài hơn nhiều nên chúng tôi đã nghiên cứu bổ sung thêm loại cám có
thành phần dinh dưỡng phù hợp với con dế, đó là loại cám mảnh dành cho gà
con ăn, nhưng khi cho dế ăn bà con nên nghiền nhỏ để dế ăn được cả phần
lõi ngô bên trong. Hiện tại thời gian thu hoạch và trọng lượng của dế đã được
cải thiện rất rõ rệt.
Trải qua nhiều năm chăn nuôi, cùng với những tìm tòi sáng tạo Trang trại
Thanh Xuân đã cải tiến áp dụng phương pháp chăn nuôi và dụng cụ nuôi mới
nhằm giúp cho việc chăn nuôi con dế đạt hiệu quả cao nhất về số lượng, chất
lượng, thời gian chăm sóc cũng như rút ngắn được rất nhiều thời gian chăn
nuôi cho mỗi lứa dế thu hoạch hoặc sinh sản.
Thay vì sử dụng xô chậu, chúng tôi dùng thùng carton, mua lại từ các cơ sở
thu mua giấy vụn với giá từ 3.000 – 5.000 đồng/chiếc. Loại thùng này giúp
người nuôi giảm vốn đầu tư dụng cụ. Hơn nữa, số lượng côn trùng nuôi trong
thùng giấy nhiều gấp 10 lần so với chậu. Hoặc thùng gỗ dán áp dụng cho
những hộ chăn nuôi có diện tích rộng và chăn nuôi quy mô lớn.
Xin mời bà con vào mục: HÌNH ẢNH CHĂN NUÔI DẾ
MÈN tại website để xem ảnh nuôi dế của Trang trại
Thanh Xuân.
III. SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ THÔNG TIN BÀ CON CẦN THAM KHẢO TRƯỚC
KHI BẮT TAY VÀO CHĂN NUÔI DẾ
1.Phân biệt dế đực, dế cái
Dế đực:
– Cánh màu nâu pha đen, không bóng mượt.
– Bụng nhỏ hơn.
– Không có máng đẻ trứng.
– Kêu để ve vãn dế cái.
Dế cái:
– Cánh màu đen, bóng mượt.
– Bụng to hơn vì bụng dế cái có trứng.
– Không kêu được.
– Có máng đẻ trứng ở phần đuôi, giống cái kim khâu quần áo để cắm xuống
đất đẻ trứng.
Lưu ý: Dế đực dế cái chỉ phân biệt được khi chúng bắt đầu bước vào độ tuổi
sinh sản.
2.Vòng sinh trưởng
* Nuôi theo phương pháp cũ:
– Trứng dế vào mùa đông sẽ kéo dài ngày nở nếu không áp dụng theo
phương pháp của Trang trại Thanh Xuân.
– Khay trứng nếu dùng khay xi măng thì phần đáy sẽ bị hút độ ẩm trước nên
trứng phía dưới sẽ bị hỏng hết.
– Thu dế thịt khoảng 45 ngày tuổi, dế con to con nhỏ không đều nhau.
– Dế trưởng thành từ 55 đến 60 ngày mới bắt đầu sinh sản.
* Nuôi theo phương pháp mới của Trang trại Thanh Xuân:
– Dế mẹ đẻ trứng đã được thụ tinh sau 8 – 10 ngày dế con sẽ nở, tùy từng loại
dế. Không phải phủ khăn hay lạm dụng xịt nước lên khay trứng.
– Nuôi dế từ khi mới nở tới khi thu hoạch từ 25 đến 30 ngày. Dế rất đều con,
không mất thời gian trong việc thu hoạch lựa con to còn con nhỏ để lại nuôi
tiếp.
– Dế trưởng thành từ 37 đến 40 ngày bắt đầu sinh sản.
3.Chuẩn bị dụng cụ nuôi
Trước khi chăn nuôi bà con chuẩn bị các dụng cụ và vật dụng như sau:
– Khoảng 10 chiếc thùng xốp để nuôi dế con, từ 1 đến 15 ngày tuổi, sau đó
chuẩn bị dần thêm thùng catton (thùng giấy bìa) loại càng to càng tốt. Nếu bà
con muốn nuôi bằng thùng gỗ thì nên chọn những tấm gỗ dán phẳng có kích
thước 60*60cm hoặc 60*120cm. Xin lưu ý bà con nên làm thùng có độ cao tối
đa khoảng 60 đến 70cm để khi chăm sóc, thu hoạch được thuận tiện. Các
thùng nuôi nên làm nắp đậy có gắn lưới sắt tạo ô thoáng ở giữa.
– Các loại cành là chùm phơi khô, lưu ý khi phơi khô lá không bị rụng như:
cành là nhãn, cành xi, cành ổi, hồng xiêm, cây lạc, cây đỗ tương, cây ngô, dạ
khô, cỏ loại cứng… có chiều dài khoảng 50 – 60cm. Tùy theo từng vùng miền
mà bà con có thể tận dụng những vật liệu sẵn có để chăn nuôi.
– Băng dính loại bản to 5cm để dán các cạnh dưới đáy thùng catton và đường
ngang phía bên trong gần sát phía trên miệng tất cả các thùng nuôi dế.
– Đĩa nhựa có độ cao khoảng 2 – 3cm cho dế đẻ.
4.Thức ăn cho dế
– Các bạn có thể tận dụng nhiều loại rau, cỏ, củ, quả như: cỏ non, bắp cải,
bèo, lá rau khoai lang, lá sắn, lá đu đủ, rau muống, cùi dưa hấu, dưa chuột
tất cả các rau, cỏ cho dế ăn đều phải được rửa sạch, không có thuốc bảo vệ
thực vật đảm bảo vệ sinh cho dế ăn.
– Ngoài ra bà con có thể cho dế ăn bổ xung các loại cám đã nghiền mịn.
Thường trang trại tôi cho ăn loại cám dành cho gà con ăn vì các hàm lượng
các thành phần như: đạm, canxi, muối, tinh bột, các vitamin… thích hợp nhất
đối với con dế.
5.Cách chọn mua dế giống
Tùy theo sự lựa chọn mà bà con có thể đặt mua:
– Dế sắp đẻ.
– Dế nhỡ.
– Dế con.
– Khay trứng dế: khay trứng loại to, kích cỡ phù hợp cho dế mẹ dế dàng leo
lên khay đẻ trứng nên sẽ thu hoạch được triệt để lượng trứng. Các khay
trứng được đặt hàng thiết kế riêng để thuận tiện trong việc vận chuyển với số
lượng lớn các khay trứng mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trứng.
6.Nuôi dế từ mới nở đến 15 ngày tuổi
– Nuôi bằng thùng xốp vì dế con có kích thước nhỏ nên nuôi bằng thùng xốp
không phải dán dưới đáy như thùng catton.
7.Cách nuôi dế từ 15 đến 30 ngày tuổi
– Lúc này dế đã có kích thước lớn nên bà con nuôi bằng thùng catton, thùng
gỗ là tốt nhất.
8.Cách nhận biết dế bước vào thời kỳ sinh sản
– Một thùng dế đẻ tối thiểu từ 500 con trở nên mới đảm bảo cho trứng
được thụ tinh 100%. Hiện Trang trại Thanh Xuân lúc nào cũng đảm bảo mật
độ dế đẻ khoảng gần chục nghìn con tương đương gần 10kg dế bố
mẹ/1thùng đẻ nên lượng trứng thu được sẽ nở 100%.
– Khi dế đực bắt đầu gáy đó là khoảng thời gian chúng bắt đầu bước vào
giai đoạn giao phối khoảng 5 hôm sau chúng bắt đầu đẻ (khoảng 40 ngày
tuổi, dế mọc cánh chùm lưng). Lúc đó bà con cho khay cát ẩm vào thùng
cho dế đẻ.
– Dế đẻ liên tục đến khi hết trứng, sau khi đẻ khoảng 15 đến 30 ngày chúng
sẽ rạc đi rồi chết dần.
9.Cách ấp trứng
– Sau khi thu hoạch trứng bà con lấy các khay trứng ra kiểm tra độ ẩm của
trứng rồi cho vào thùng xốp đậy kín. Thùng xốp có tác dụng giữ nhiệt, giữ
độ ẩm rất tốt nên không cần xịt nước. Làm theo cách cũ bà con mới nuôi
chưa có nhiều kinh nghiệm nếu lạm dụng xịt nước liên tục nước sẽ bị ứ
đọng dưới đáy khay trứng nên trứng rất dế bị ung.
– Nhiệt độ thích hợp cho trứng khoảng 35
o
C trứng sẽ nở sau 8 ngày hoặc
10 ngày tùy từng loại dế (dế đen hay dế trắng vàng).
– Bà con nên ghi ngày tháng dế đẻ lên khay trứng, hoặc quan sát ở một
đầu quả trứng có 2 mắt màu đỏ sẫm là trứng chuẩn bị nở. Lúc đó bà con
đưa các khay trứng đó ra thùng nuôi riêng.
– Tùy theo kích thước thùng nuôi to hay nhỏ bà con để số lượng nhiều hay
ít các khay trứng dế sắp nở vào thùng nuôi nhằm đảm bảo mật độ cho dế
con phát triển. Các khay trứng được lấy ra cùng một thời điểm (đẻ cùng
một ngày) nên cho vào cùng một thùng nuôi nhằm tạo được sự đồng đều
cho dế mèn và rất thuận tiện cho việc thu hoạch dế thịt sau này.
10.Thu hoạch dế đông lạnh
– Làm thịt dế trước khi dế mọc cánh khoảng 30 ngày tuổi, vì lúc này trọng
lượng dế lớn nhất, béo nhất, thu hoạch lúc này các bạn sẽ có sản phẩm thịt
dế chất lượng nhất.
– Khi dế bắt đầu mọc cánh khoảng 2 ly cho nhịn đói 2 ngày rồi vợt vào chậu
nước muối pha loãng 5% (có để sẵn lồng bàn bên trong chậu), ngâm qua rồi
cầm lồng bàn nhấc ra ngoài để ráo nước rồi đóng vào từng bịch nilon 1 lạng
một. Sau đó, chúng ta cho vào hộp nhựa (loại 0,5kg/1hộp) đậy nắp cho vào
cấp đông để được 3 tháng.
11.Thu hoạch dế sống
– Thu dế sống: để thuận tiện cho những hộ nuôi không dùng tủ lạnh, hoặc tủ
đông. Trang trại Thanh Xuân thu mua dế còn sống, bà con dùng thùng catton,
hoặc thùng xốp dán một đường băng dính như thùng nuôi để dế không bò ra
ngoài. Cho đầy cành lá khô vào trong thùng rồi dán kín, đục lỗ bằng mũi kéo
trên các mặt thùng, trên mặt cắt 1 cái nắp nhỏ hình vuông hoặc căng lưới ở
bề mặt phía trên thùng tùy theo thời tiết, chúng tôi sẽ hướng dẫn kỹ khi mua
giống. Bà con đổ dế vào thùng dán nắp lại rồi chuyển tới Trang trại hoặc nếu
ở xa bà con chỉ cần gửi tới các bến xe tại Hà nội hoặc Nam định, Trang trại có
đội ngũ nhân viên nhận hàng và giao hàng chuyên nghiệp cho bà con ở xa
nên rất thuận tiện và an toàn.
IV. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI DẾ
– Ngâm rượu uống rất thơm ngon và bổ dưỡng.
– Chế biến các món ăn đặc sản cao cấp ngon và bổ dưỡng, đặc biệt tốt cho
sự phát triển của cơ thể và trí não của người lớn và trẻ em do có các khoáng
chất và nhiều loại vitamin…
– Làm thuốc chữa các bệnh sỏi thận, tiểu đêm, đái rắt, đái són, cổ trướng, thở
dốc, tiêu hóa
– Hàng năm con dế còn làm nguồn thức ăn rất lớn cho: chim cảnh, cá cảnh,
tắc kè, bọ cạp, kỳ tôm, ếch, gà, và rất nhiều vật nuôi khác, mang lại lợi nhuận
khá cao cho người chăn nuôi.
V. TÁC DỤNG CỦA TỪNG LOẠI DỤNG CỤ CHĂN NUÔI
1.Thùng xốp
– Dùng để nuôi dế nhỏ từ 1 đến 10 hoặc 15 ngày, vì thùng xốp có đáy kín nên
nuôi dế con rất thuận tiện chỉ cần dán một đường băng dính phía trên miệng
là được. Vì lúc này dế còn rất nhỏ nên lượng phân thải rất ít nên thời gian này
nuôi bằng thùng xốp cũng không cần dọn vệ sinh.
– Bề mặt của thùng xốp có độ nhám cao nếu nuôi dế to chúng gặm nhấm
khỏe nên thùng dễ bị thủng, gây thất thoát và độc hại cho dế.
– Mặt khác thùng xốp cũng giống như chậu nhựa không hút ẩm được, nếu bà
con nuôi dế lớn phải dọn vệ sinh thường xuyên, khi môi trường sống của dế
bị tác động nhiều nên tạo ra những tác động không tốt như: dế bị gãy càng,
rụng dâu, nếu vào thời tiết lạnh sẽ ảnh hưởng rất xấu tới con dế.
2.Thùng catton
Nuôi rất tốt, mua rất rẻ, hút ẩm tốt, không có mùi, dế khỏe mạnh, nuôi được
số lượng lớn khoảng 1kg đến 2kg/ thùng 60cm*60cm. Tiện lợi cho cả những
hộ có diện tích chật hẹp, khoảng 15 – 20m vuông là có thể nuôi được, khoảng
vài lứa mới phải thay thùng 1 lần.
3.Thùng lưới
Có thể áp dụng thùng lưới vào mùa hè.
4. Thùng bạt
– Chỉ áp dụng vào mùa hè.
– Nhanh hỏng vì bị cành lá hoặc các giá thể chọc vào, bị chuột cắn
– Không hút ẩm, không giữ được nhiệt.
5.Thùng gỗ
Sau khi nuôi lứa đầu bằng thùng catton nếu người nuôi muốn phát triển với
quy mô lớn hơn có thể dùng thùng gỗ để nuôi vì thùng gỗ được ghép bằng
những tấm gỗ dán có kích thước lớn:
– Thùng 60cm* 1,2m nuôi được khoảng 5kg dế thịt, khoảng 20 nghìn con dế
nhỏ từ 1 đến 10 ngày tuổi.
– Thùng 1,2m* 1,2m nuôi được khoảng 10kg dế thịt, khoảng 40 nghìn con dế
nhỏ từ 1 đến 10 ngày tuổi.
Nuôi bằng thùng gỗ chỉ đầu tư 1 lần trong nhiều năm, vì nuôi bằng thùng lớn
nên người nuôi cũng đỡ công chăm sóc thay vì chăm sóc nhiều thùng loại
nhỏ giờ chúng ta chỉ phải chăm 1 thùng lớn mà số lượng dế lại thu được
nhiều hơn, mặt khác cũng tiết kiệm diện tích, thời gian, và chi phí. Đặc biệt
thùng gỗ còn đảm bảo diện tích nuôi rộng giúp bà con nuôi được lượng dế
lớn vào mùa đông mà không tốn điện vì chúng giữ nhiệt rất tốt.
6. Xây hồ nuôi bằng gạch hoặc xi măng
– Phương pháp này chỉ áp dụng vào mùa hè, đối với thời tiết miền Bắc khí
hậu thay đổi liên tục nếu bà con áp dụng không đúng kỹ thuật, hoặc không có
kinh nghiệm nuôi lâu năm sẽ không nuôi được dế qua mùa đông.
– Hồ nuôi bằng xi măng trộn cát hoặc bằng gạch sẽ không giữ nhiệt được nên
rất tốn điện, dế bám vào sẽ bị lạnh chân ốm yếu hoặc rất chậm lớn.
VI. NHỮNG LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG NUÔI THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI (ÁP
DỤNG CẢ 3 MIỀN: BẮC – TRUNG – NAM).
– Nuôi dế qua mùa đông với số lượng lớn mà không tốn điện (hướng dẫn
cách dùng loại thùng, giá thể trong thùng nuôi, cách nuôi để giữ nhiệt tốt cho
dế phát triển nhanh không bị hao hụt).
– Thích nghi với thời tiết giao mùa (4 mùa)
– Dế không ăn thịt lẫn nhau.
– Tiết kiệm rất nhiều diện tích
– Nuôi được số lượng dế lớn.
– Không cần cho dế uống nước.
– Không cần vệ sinh dụng cụ nuôi, chúng tôi có bí quyết để đáy thùng và cành
lá hoặc các giá thể nuôi dế trong thùng không bị ẩm mốc, hư hỏng.
– Giảm bớt thời gian, công sức chăm sóc.
– Không cần xịt nước trong quá trình ấp trứng.
– Rút ngắn thời gian chăn nuôi so với các phương pháp cũ khác (thùng nhựa,
xô, chậu, thùng xốp, bạt, bể xi măng khoảng 15 ngày.
– Giảm bớt đầu tư dụng cụ nuôi (Ví dụ: Từ 6 triệu đồng khi mua thùng nhựa,
chậu nhựa giảm xuống còn 2 trăm nghìn đồng khi mua thùng giấy).
VII. XIN LƯU Ý
– Phương pháp mới này do trực tiếp chủ trang trại nghiên cứu tìm tòi sáng tạo
đã áp dụng trong nhiều năm, nhằm tạo cho con dế một môi trường gần giống
ngoài tự nhiên. Và việc chăm sóc như thế nào cho phù hợp với tập tính của
chúng để chúng phát triển tốt và mang lại lợi nhuận cao nhất cho người nuôi.
Cho đến nay phương pháp này là tối ưu nhất để chăn nuôi con dế thành
công.
– Con dế tuy rất dễ nuôi nhưng nếu cầu kỳ quá hoặc không tuân thủ kỹ thuật
nuôi của từng vùng miền cũng khiến chúng bị bệnh mà chết hàng loạt. Ví dụ:
nếu bà con xịt nước vào thùng nuôi sẽ bị hư hỏng thùng, các giá thể nuôi sẽ
bị ẩm mốc mà dế lại thích gặm nhấm nên sẽ bị nấm ruột bỏ ăn, suy dinh
dưỡng, mang bệnh, còi cọc rất lâu phát triển thậm chí bị chết. Nếu thức ăn
cho quá nhiều bị dư thừa dẫn đến hư hỏng, làm ẩm các giá thể trong thùng
gây ẩm mốc, chúng ta lại mất công nhặt ra
– Dế sẽ hao hụt và thoái hóa nếu chuyển từ vùng khí hậu nóng sang lạnh, vì
dế chưa được thuần hóa để thích nghi với khí hậu lạnh hoặc giao mùa. Ví dụ
bà con mua giống miền Nam nuôi tại miền Bắc cũng khiến chúng hao hụt khá
lớn vì chỉ cần thay đổi thời tiết là chúng bỏ ăn mà chết. Nhưng giống của miền
Bắc chuyển vào trong Nam lại phát triển tốt do chúng thích hợp nhất với thời
tiết nắng ấm. Thời tiết mùa hè ở ngoài đồng ruộng chúng thường kêu inh ỏi
gọi bạn tình nhưng đến mùa đông là chúng lại ẩn nấp trong hang, tổ để tránh
rét đó thôi.
– Nuôi dế phải rất khoa học, phải ăn sạch, ở sạch, không uống nước, đảm
bảo môi trường, tập tính sống của chúng theo từng vùng khí hậu.
– Khi bà con chăn nuôi chúng tôi sẽ cung cấp tài liệu chi tiết từng vùng miền
để phù hợp với khí hậu và chuyển giao kỹ thuật, kinh nghiệm thực tế trong
quá trình chăn nuôi với phương pháp nuôi mới khoa học cải tiến tới bà con
đảm bảo chăn nuôi con dế thành công.
Tài liệu này chúng tôi biên soạn rất chi tiết và đầy đủ nhất,
để đảm bảo tính bản quyền nên chúng tôi xin cung cấp
trực tiếp khi bà con mua giống. Bà con ở vùng miền nào
chúng tôi cung cấp tài liệu chăn nuôi theo thời tiết của
vùng miền đó.
VIII. KHI LỰA CHỌN MUA GIỐNG BÀ CON XIN LƯU Ý NÊN CHỌN TRANG TRẠI
LỚN CÓ UY TÍN ĐỂ MUA GIỐNG NHẰM TRÁNH THIỆT HẠI KHÔNG ĐÁNG CÓ.
BÀ CON NÊN ĐI THĂM QUAN ĐỂ XÁC MINH XEM THỰC TẾ VÀ QUẢNG CÁO CÓ
GIỐNG NHAU KHÔNG
– Website không có hình ảnh chăn nuôi thực tế hoặc chỉ là copy ở trên mạng rồi đưa
vào web để bán hàng.
– Trang Trại THANH XUÂN có quy mô rất lớn và đã cung cấp con giống cho bà con và
các trang trại chăn nuôi khắp 64 tỉnh thành trên cả nước và một số nước bạn như: Lào,
Campuchia, Trung Quốc… Chúng tôi có hàng chục năm kinh nghiệm chăn nuôi nên khi
mua giống ở Trang Trại THANH XUÂN bà con hoàn toàn yên tâm về việc ghép đúng tỷ
lệ đực cái của tắc kè và không lo về việc thoái hóa giống sớm của dế mèn như mua ở
các trại nhỏ lẻ tự phát.
– Các cơ sở tự phát chỉ kinh doanh buôn bán rất nhiều loại giống thực tế là
thu gom về bán kiếm lời chạy theo thị trường không có kinh nghiệm chăn nuôi
thực sự, hoặc các trại nuôi quy mô nhỏ không có các trại vệ tinh thì không thể
đủ điều kiện đáp ứng được nguồn giống chuẩn cho bà con được.
VÍ DỤ:
– Tắc kè: Tắc kè đực thường lớn nhanh và to lớn hơn tắc kè cái nên được ưu tiên thu
hoạch xuất hàng thịt, ngâm rượu, làm thuốc và xuất khẩu ra nước bạn. Tắc kè cái là cá
thể bé hơn tắc kè đực nên chúng tôi ưu tiên về xuất con giống, vì vậy khi mua tắc kè
giống ở Trang Trại THANH XUÂN về nuôi bà con hoàn toàn yên tâm sẽ luôn luôn được
ghép theo đúng tỷ lệ nhiều cái ít đực.
– Dế giống và khay trứng: Được chúng tôi lai tạo liên tục giữa các trại và loại
bỏ giống cũ, số lượng dế bố mẹ sinh sản tới hàng vạn con/ 1thùng và được
thay thế bổ xung liên tục cho đẻ. Nên khi bà con mua con giống hoặc khay
trứng về nuôi bà con hoàn toàn yên tâm về khâu kỹ thuật cũng như chất
lượng con giống, không bị hiện tượng thoái hóa giống như mua tại các trại
khác.
– Dế cơm là loại dế rất lâu thu hoạch khoảng 5 tháng mới cho thu dế thịt, 6
tháng mới sinh sản nuôi không có lợi nhuận thậm chí lỗ cả tiền thức ăn. Dế
cơm sống độc lập bản tính hung hăng chúng đánh nhau nên tỷ lệ hao hụt khá
lớn không thể nuôi nhốt tập trung được. Giá thương phẩm các chủ trại đưa ra
rất cao với mục đích nâng cao giá trị đầu ra để bán con giống, thực tế các
nhà hàng không chấp nhận nên trại chúng tôi loại bỏ không nuôi để tránh đem
lại hậu quả xấu cho bà con.
– Giống tắc kè gốc Miền Nam rất khó bán ra thị trường nên trang trại chúng tôi
cũng loại bỏ không nuôi.
Kỹ thuật nuôi dế mèn (Cách nuôi thông thường):
1. Phân biệt dế đực, dế cái
– Dế đực cánh màu nâu pha đen, không bóng mượt.
Dế cái cánh màu đen, bóng mượt.
– Dế đực bụng nhỏ hơn.
Dế cái bụng to hơn vì bụng dế cái có trứng.
– Dế đực không có máng đẻ trứng.
Dế cái có máng đẻ trứng ở phần đuôi, giống cái kim khâu quần áo dể dế cái cắm xuống đất đẻ trứng.
– Dế đực kêu để ve vãn con cái.
Dế cái không kêu được.
2. Vòng sinh trưởng
– Dế mẹ đẻ trứng đã được thụ tinh sau 9 – 12 ngày dế con sẽ nở.
– Nuôi dế từ khi mới nở tới khi thu hoạch khoảng 40 – 45 ngày.
– Dế trưởng thành từ 50 – 55 ngày trở đi bắt đầu sinh sản.
3. Dụng cụ nuôi và hình thức nuôi
– Dụng cụ nuôi và hình thức nuôi là khâu quan trọng trong quá trình chăn nuôi dế. Nó không chỉ liên quan
đến kinh phí đầu tư trong chăn nuôi mà còn ảnh hưởng đến sản lượng cũng như mức độ hao hụt của dế.
Nuôi trong chậu nhựa: chậu cao 35 – 40cm, đường kính 40 – 50cm, nuôi bằng chậu đỡ tốn diện tích, phù
hợp vì giá cả không quá cao, rất tiện ích nên trang trại chúng tôi chọn cách nuôi này.
Nuôi trong thùng nhựa: dùng loại thùng 60 lít, nên mua loại có nắp đậy sau đó chọc thủng lỗ nhỏ bằng
đầu que diêm lên nắp thùng tạo độ thoáng.
Nuôi trong khay hình chữ nhật và sếp các hộp đè nên nhau để tiết kiệm diện tích phù hợp với nuôi với
quy mô lớn. Tuy nhiên đây cũng là hình thức cần đầu tư lớn nhất.
Nuôi trong thùng xốp, thùng bìa cát tông: tuy nhiên cách nuôi này dế sẽ bò được ra ngoài, cắn thủng trốn
thoát dễ gây mất mát.
Ngoài ra có thể tận dụng các vật liệu khác để nuôi dế như thùng tôn, thùng gỗ, chum, lu, vại.
– Cái dế bắc nồi cơm, cọng rơm, giấy là những vật tạo khoảng không cho dế mèn sinh sống leo trèo, lột
xác và trốn tránh kẻ thù. Mỗi lấn lột xác dế rất mèm và thường bị đồng loại cắn, ăn vì thế cần tạo nhiều
không gian sinh sống cho dế như vậy sẽ tránh được hao hụt trong chăn nuôi. Các loại giấy đã qua sử
dụng hoặc giấy báo được vo lại rất hữu ích để nuôi dế, dưới đáy chậu nuôi được lót 1 lớp giấy sẽ dễ
dàng hơn cho lần vệ sinh sau, đồng thời đây cũng là thứ để dế mèn gậm nhấm.
– Khay đựng thức ăn: bạn có thể tận dùng nắp nhựa có sẵn, vỏ hộp sữa chua, các đĩa chấm thức ăn có
đường kính từ 4 – 5cm, có vành cao 1cm, hoặc các bạn có thể tự đổ bằng xi măng.
– Khay đựng nước uống: tương tự như khay đựng thức ăn. Các bạn chú ý dù làm khay đựng thức ăn hay
nước uống đều phải làm nhám cả hai mặt để dế mèn có thể leo trèo ăn uống dễ dàng.
– Đất cho dế đẻ: tôi thường dùng đất cát, hoặc có thể trộn theo tỷ lệ 2 đất, 1 cát giữ ẩm cho dế đẻ.
4. Thức ăn cho dế
– Các bạn có thể tận dụng nhiều loại thực vật như các loại cỏ, lá rau khoai lang, lá sắn, lá đu đủ, rau
muống, cùi dưa hấu, dưa chuột tất cả các rau, cỏ cho dế ăn đều phải được rửa sạch, không có thuốc
bảo vệ thực vật đảm bảo vệ sinh cho dế ăn.
– Ngoài ra các bạn có thể cho dế ăn bổ xung các loại cám đã nghiền mịn.
– Cần đảm bảo dế luôn có nước sạch để uống.
5. Cách chọn dế giống
– Chọn dế to, khỏe, đầy đủ râu, cánh, chân.
– Ghép theo tỷ lệ 1 đực với 2 cái.
– Tùy thuộc hình thức nuôi để các bạn quyết định số lượng dế giống, trong một chậu các bạn để 1 khay
nước cho dế uống, 1 khay đất cho dế đẻ, 2 khay đựng thức ăn, 3 cái dế cho dế mèn đậu, trèo leo.
6. Cách cho dế đẻ
– Sau khi dế mọc cánh các bạn chọn và ghép giống.
– Thường 2 – 3 ngày sau dế cái sẽ bắt đầu đẻ trứng, khi đó các bạn cho khay đất ẩm vào cho dế đẻ. Tôi
thường cho khay đất cho dế đẻ từ sáng hôm trước và sáng hôm sau thay bằng khay đất khác.
– Những ngày đầu tỷ lệ nở của trứng ít hơn do không phải tất cả trứng đều được thụ tinh 100%.
– Dế đẻ liên tục đến khi rạc thì chết thường từ 20 đến 30 ngày.
7. Cách ấp trứng
– Sau khi lấy khay trứng ra tôi thường xịt nước cho ẩm, sau đó cho vào trong thùng ấp, xếp các khay
trứng chồng nên nhau, dùng khăn ẩm để phủ nên.
– Nhiệt độ cần cho trứng nở khoảng 24 – 25 độ C. Hàng ngày xịt nước để giữ độ ẩm và nhiệt độ, tôi
thường xịt ngày 2 lần vào mùa hè, 1 lần vào mùa đông, các bạn cũng nhớ không xịt quá nhiều nước nếu
không trứng sẽ dễ bị ung.
– Sau 9 – 12 ngày dế sẽ nở, các bạn nên ghi nhớ thời gian, hoặc quan sát trứng, để cho khay trứng ra
chậu nuôi kịp thời. Trứng nở sau 4 – 5 ngày là hết, các bạn bỏ khay đó ra ngoài vét hết đất và tiếp tục cho
dế đẻ lần sau.
– Tôi thường để 2 – 3 khay trứng vào một chậu nuôi như thế vừa đảm bảo mật độ vừa tạo đồng đều cho
dế mèn. Các bạn không nên để khay trứng đẻ của 2 – 3 ngày khác nhau vào cùng một chậu, như vậy khi
dế nở sẽ có con to, con nhỏ không đồng đều.
8. Cách nuôi dế từ mới nở đến 15 ngày tuổi
– Dế mới nở từ 2 khay trứng trung bình được khoảng 2000 con.
– Các bạn để từ 1 – 2 cái dế bắc nồi cơm vào chậu nuôi cho dế có chỗ đậu, leo treo, trú ẩn.
– Để vào chậu dế 2 – 3 khay thức ăn (loại khay nhỏ).
– Do lúc này dế vẫn còn nhỏ nên các bạn không được để khay nước vào mà chỉ cho dế uống nước bằng
cách phun vào búi cỏ, hoặc lá rau cho dế ăn. Các bạn cũng có thể dùng miếng vải tẩm nước cho dế hút
nước.
9. Cách nuôi dế từ 15 đến 45 ngày tuổi
– Lúc này dế đã lớn các bạn có thể đặt khay nước vào cho dế uống được mà không sợ dế bị chết đuối
nữa. Tôi thường để 1 khay nước, 2 khay thức ăn cho dế. Các bạn nên cho thêm dế cho dế mèn đậu.
– Nếu mật độ dế quá đông các bạn nên tách bớt ra các chậu nuôi khác, chậu nuôi đảm bảo khoảng 1000
con.
– Các bạn có thể cho thêm các loại lá rau, cỏ cho dế ăn.
– Cứ mỗi ngày thay nước cho dế một lần, khay thức ăn thì 2 ngày một lần, nếu còn cám các bạn lên bỏ đi
và thay cám mới. Tuỳ theo tốc độ dế ăn mà các bạn cho ăn phù hợp đảm bảo không lãng phí.
– Khoảng 5 – 7 ngày các bạn nên vệ sinh chậu nuôi một lần.
10. Cách làm thịt dế
– Làm thịt dế trước khi dế mọc cánh, thường từ 45 – 50 ngày tuổi, vì lúc này trọng lượng dế lớn nhất, béo
nhất, thu hoạch lúc này các bạn sẽ có sản phẩm thịt dế chất lượng nhất.
– Trước khi làm thịt các bạn ngâm dế trong nước muối pha loãng khoảng 2 phút. Một tay cầm dế, tay kia
cấu nhẹ phần mẩu đuôi và từ từ rút ruột dế ra khỏi bụng.
– Sau khi đã làm sạch ruột dế các bạn rửa lại bằng nước sạch khoảng 2 – 3 lần và để ráo nước, lúc này
các bạn có thể chế biến ra các món mình thích, hoặc trữ lạnh tiêu thụ dần.
– Những con dế còn bé các bạn dồn lại, tiếp tục nuôi phục vụ những lần thu hoạch sau.
Hiện tại TRANG TRẠI của chúng tôi đã có PHƯƠNG PHÁP NUÔI MỚI cực kỳ hiệu quả: giảm bớt đầu tư dụng cụ
nuôi (ví dụ: Từ 4 triệu đồng giảm xuống còn 2 trăm nghìn đồng),giảm bớt công chăm sóc,mà nuôi đươc số lượng
dế lớn, dế không ăn thịt lẫn nhau.Các bạn có nhu cầu nuôi dế xin mời qua trực tiếp chúng tôi sẽ hướng dẫn tận
tình,chu đáo. Chúng tôi sẽ cung cấp tài liệu hướng dẫn và tư vấn trực tiếp qua điện thoại đến khi các bạn nuôi
thành công.
Kỹ thuật nuôi dế
Nhiều nước, nhất là các nước ở châu Á coi một số loại côn trùng là món ăn ngon. Ở nước ta các loại côn
trùng như cào cào, châu chấu, dế, tằm, sâu chit, nhộng tằm, rươi. là những loại côn trùng được dùng
làm món ăn, một số nơi được coi là món ăn quý.
Với loài dế cũng có nhiều giống như: dế ché, dế cơm to con, thân màu nâu đen, hai chân sau to có màu
nâu sẩm. Dế cơm có cùng kích cỡ như dế ché, cánh màu đen đậm, chân nâu nhạt, đây là hai giống to con
và lịch lỡm nhất trong họ nhà dế. Ngoài ra còn có các loại dế nhỏ con hơn như dế mọi, dế ta, dế nhủi, dế
mèn -cái tên quen thuộc trong tiểu thuyết “dế mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài, nhỏ con nhất và
thường sống dưới lớp vỏ cây là dế dủi, không cánh. Trong các loại dế này, dế ta có màu đen tuyền, đầu
cánh có đốm trắng vàng, là loại dế đã được anh Lê thanh Tùng – người đầu tiên ở Việt nam nghiên cứu
so sánh giữa các giống dể tìm được và tìm ra giống dế dễ nuôi, thích hợp cho quy trình nuôi công nghiệp
nhằm tạo ra sản phẩm đồng loạt. Người viết bài này mô tả lại từng loại dế và kỹ thuật nuôi dế theo
hướng công nghiệp đã được anh Tùng – người đã dồn hết tâm huyết, dày công nghiên cứu tìm cho ra
công nghệ cho dế đẻ, kỹ thuật ấp trứng, kỹ thuật nuôi dế để có trại dế Thanh Tùng ngày nay.
1. Sinh trưởng phát dục của dế:
– Sinh trưởng: từ lúc nở ra cho đến khoảng 45 ngày tuổi là xuất bán. Từ ngày thứ 45 trở đi dế phát triển
cánh. Ngày tuổi 60 trở đi dế đã trưởng thành, bắt đầu sinh sản.
– Sinh sản: hai tháng tuổi dế đã thành thục sinh dục và có thể ghép đôi giao phối cho sinh sản.
Mỗi thùng nuôi cho ghép 30 con cái và 15 con đực trưởng thành. Dế chỉ đẻ trong vòng hai tháng là thải
loại.
– Khay đẻ cho dế: khi dế đẻ cần chuẩn bị khay đẻ cho dế, khay đẻ cho dế giống như gạt tàn thuốc lá chứa
đất ẩm sâu 1,5 cm Khay đẻ được đặt vào thùng dế bố mẹ hàng ngày. Cứ sau mỗi ngày khay đẻ được lấy
ra đưa đi ấp, sau đó đưa khay mới vào thùng nuôi để dế đẻ tiếp. Mỗi ngày 30 con dế mẹ có thể đẻ hàng
nghìn trứng vào khay đẻ.
– Ép nở: khay đẻ của dế được lấy ra đưa đi ấp, trước khi cho vào thùng ấp chuẩn bị hai khăn bông vuông
(loại khăn lạnh lau mặt ở các nhà hàng), nhúng nước ướt rồi đặt dưới đáy thùng ấp sau đó đặt khay
trứng trên khăn ướt và dùng khăn ướt thứ hai đã nhúng nước đậy lên khay trứng để giữ độ ẩm. Sau khi
đã làm xong các việc nói trên đậy nắp thùng lại.
Nhiệt độ cần cho trứng nở khoảng 24 – 25 0C (nhiệt độ phòng). Cứ 3 – 4 ngày, thay khăn ướt một lần để
giữ độ ẩm. Sau 9 – 10 ngày toàn bộ trứng trong khay bắt đầu nở. Khi thấy dế đã nở hết, lấy khay đẻ ra
khỏi thùng và chuyển dế con vào thùng nuôi.
– Thùng nuôi dế: thùng nuôi dế con có thể bằng nhựa, vại, lu có đường kính từ 45 – 50 cm, cao 60 cm, có
nắp đậy làm bằng bìa cứng, kê thùng cách nền bằng gạch hay kệ kê. Nắp đậy bằng bìa cứng, khoét một
lổ ở giữa có đường kính 3 – 4 cm để thông khí và quan sát, chăm sóc dế hàng ngày. Trước khi chuyển dế
con vào thùng nuôi, thùng phải vệ sinh sạch, tìm một nắm cỏ xanh rửa sạch, rẩy nước lên, khoanh tròn
xung quanh đáy thùng để dế ăn và có nơi leo trèo, một ít cám viên gà con đã nghiền nhuyễn. Khi dế
trưởng thành nếu thấy chật cần chia ra thùng nuôi mới để dế lớn nhanh
– Thức ăn của dế: thức ăn của dế là cỏ, cám hổn hợp. Tùy theo lứa tuổi mà thức ăn được cho nhiều hay ít
ở đáy thùng nuôi. Hàng ngày nước được phun sương quanh thành thùng để dế uống. Dế ngày một
trưởng thành, lượng thức ăn ngày càng tăng lên tùy thuộc vào sức ăn của dế. Dế trưởng thành, một cân
được khoảng 700 con. Hiện tại một khay trứng bán 40.000 đồng, dế bán được 250.000 đồng/kg.
– Phòng chống chuột, kiến cho dế: khi nuôi dế chú ý phòng tránh kiến cho dế. Quanh nơi nuôi dế phải có
rãnh nước bảo vệ. Thùng nuôi dế phải có nắp đậy để tránh chuột.
– Các món ăn từ dế: trước khi chế biến các món ăn từ dế, cần bóp bụng dế để bỏ phân, rửa sạch sau đó
mới chế biến. Dế có thể chiên dòn, chiên bơ, tẩm bột để chiên ăn cùng với bánh phồng tôm, bánh tráng
hoặc cuốn bánh tráng với rau sống là những món ăn đặc sản từ dế.
chân còn nguyên thì nguyên do là do tỷ lệ nuôi quá cao và nên phân đàn dế cơm trong thùng đóhoặc thau đó sang một thùng mới hoặc thau mới. – Quan sát 2 – 5 ngày tiên phong thả giống dế cơm, nếu dế cơm chết nhưng chân dế cơm bị thối rửa, bị ănmòn, bị ăn loét thì nguyên do là do nhiệt độ quá cao và nên không phun nước nữa ; hoặc nên thay đấtxốp mới. – Không phun nhiều nước vào thùng hoặc thau nuôi dế cơm ; không phun nước vào khay cám do tại sẽlàm cám bị mốc. Nếu đất trong thùng hoặc thau nuôi dế cơm quá khô, không ẩm thì dế cơm sẽ vào khaynước và bún nước ra xung quanh thùng, thau nuôi dế cơm để cho tăng nhiệt độ của đất trong thùng, thaunuôi dế. – Dế cơm mái sau khi đẻ trứng thì dế cơm mái đó rất yếu ; hoàn toàn có thể chết sau khi đẻ trứng một ngày đến vàituần sau đó. – Một kg dế cơm trưởng thành có trung bình 200 – 250 con dế cơm – Số lượng thà nuôi dế cơm thương phẩm tùy thuộc vào thùng hoặc thau nuôi dế cơm ; nên thả dế cơmtừ 30 con dế cơm đến 250 con dế cơmKỹ thuật nuôi dếNhiều nước, nhất là những nước ở châu Á coi 1 số ít loại côn trùng nhỏ là món ăn ngon. Ở nước ta cácloại côn trùng nhỏ như cào cào, châu chấu, dế, tằm, sâu chit, nhộng tằm, rươi. là những loại côn trùngđược dùng làm món ăn, 1 số ít nơi được coi là món ăn quý. Với loài dế cũng có nhiều giống như : dế ché, dế cơm to con, thân màu nâu đen, hai chân sau to có màu nâu sẩm. Dế cơm có cùng kíchcỡ như dế ché, cánh màu đen đậm, chân nâu nhạt, đây là hai giống to con và lịch lỡm nhất trong họnhà dế. Ngoài ra còn có những loại dế nhỏ con hơn như dế mọi, dế ta, dế nhủi, dế mèn – cái tên quenthuộc trong tiểu thuyết ” dế mèn phiêu lưu ký ” của nhà văn Tô Hoài, nhỏ con nhất và thường sốngdưới lớp vỏ cây là dế dủi, không cánh. Trong những loại dế này, dế ta có màu đen tuyền, đầu cánh cóđốm trắng vàng, là loại dế đã được anh Lê thanh Tùng – người tiên phong ở Việt nam điều tra và nghiên cứu sosánh giữa những giống dể tìm được và tìm ra giống dế dễ nuôi, thích hợp cho quá trình nuôi côngnghiệp nhằm mục đích tạo ra loại sản phẩm hàng loạt. Người viết bài này miêu tả lại từng loại dế và kỹ thuật nuôidế theo hướng công nghiệp đã được anh Tùng – người đã dồn hết tận tâm, dày công nghiên cứutìm cho ra công nghệ tiên tiến cho dế đẻ, kỹ thuật ấp trứng, kỹ thuật nuôi dế để có trại dế Thanh Tùng ngàynay. 1. Sinh trưởng phát dục của dế : – Sinh trưởng : từ lúc nở ra cho đến khoảng chừng 45 ngày tuổi là xuất bán. Từ ngày thứ 45 trở đi dế pháttriển cánh. Ngày tuổi 60 trở đi dế đã trưởng thành, mở màn sinh sản. – Sinh sản : hai tháng tuổi dế đã thành thục sinh dục và hoàn toàn có thể ghép đôi giao phối cho sinh sản. Mỗi thùng nuôi cho ghép 30 con cháu và 15 con đực trưởng thành. Dế chỉ đẻ trong vòng hai tháng làthải loại. – Khay đẻ cho dế : khi dế đẻ cần sẵn sàng chuẩn bị khay đẻ cho dế, khay đẻ cho dế giống như gạt tàn thuốclá chứa đất ẩm sâu 1,5 cm Khay đẻ được đặt vào thùng dế cha mẹ hàng ngày. Cứ sau mỗi ngàykhay đẻ được lấy ra đưa đi ấp, sau đó đưa khay mới vào thùng nuôi để dế đẻ tiếp. Mỗi ngày 30 condế mẹ hoàn toàn có thể đẻ hàng nghìn trứng vào khay đẻ. – Ép nở : khay đẻ của dế được lấy ra đưa đi ấp, trước khi cho vào thùng ấp chuẩn bị sẵn sàng hai khăn bôngvuông ( loại khăn lạnh lau mặt ở những nhà hàng quán ăn ), nhúng nước ướt rồi đặt dưới đáy thùng ấp sau đóđặt khay trứng trên khăn ướt và dùng khăn ướt thứ hai đã nhúng nước đậy lên khay trứng để giữ độẩm. Sau khi đã làm xong những việc nói trên đậy nắp thùng lại. Nhiệt độ cần cho trứng nở khoảng chừng 24 – 25 0C ( nhiệt độ phòng ). Cứ 3 – 4 ngày, thay khăn ướt mộtlần để giữ nhiệt độ. Sau 9 – 10 ngày hàng loạt trứng trong khay mở màn nở. Khi thấy dế đã nở hết, lấykhay đẻ ra khỏi thùng và chuyển dế con vào thùng nuôi. – Thùng nuôi dế : thùng nuôi dế con hoàn toàn có thể bằng nhựa, vại, lu có đường kính từ 45 – 50 cm, cao 60 cm, có nắp đậy làm bằng bìa cứng, kê thùng cách nền bằng gạch hay kệ kê. Nắp đậy bằng bìacứng, khoét một lổ ở giữa có đường kính 3 – 4 cm để thông khí và quan sát, chăm nom dế hàngngày. Trước khi chuyển dế con vào thùng nuôi, thùng phải vệ sinh sạch, tìm một nắm cỏ xanh rửasạch, rẩy nước lên, khoanh tròn xung quanh đáy thùng để dế ăn và có nơi leo trèo, một chút ít cám viêngà con đã nghiền nhuyễn. Khi dế trưởng thành nếu thấy chật cần chia ra thùng nuôi mới để dế lớnnhanh – Thức ăn của dế : thức ăn của dế là cỏ, cám hổn hợp. Tùy theo lứa tuổi mà thức ăn được cho nhiềuhay ít ở đáy thùng nuôi. Hàng ngày nước được phun sương quanh thành thùng để dế uống. Dếngày một trưởng thành, lượng thức ăn ngày càng tăng lên tùy thuộc vào sức ăn của dế. Dế trưởngthành, một cân được khoảng chừng 700 con. Hiện tại một khay trứng bán 40.000 đồng, dế bán được250. 000 đồng / kg. – Phòng chống chuột, kiến cho dế : khi nuôi dế chú ý quan tâm phòng tránh kiến cho dế. Quanh nơi nuôi dếphải có rãnh nước bảo vệ. Thùng nuôi dế phải có nắp đậy để tránh chuột. – Các món ăn từ dế : trước khi chế biến những món ăn từ dế, cần bóp bụng dế để bỏ phân, rửa sạchsau đó mới chế biến. Dế hoàn toàn có thể chiên dòn, chiên bơ, tẩm bột để chiên ăn cùng với bánh phồngtôm, bánh tráng hoặc cuốn bánh tráng với rau sống là những món ăn đặc sản nổi tiếng từ dế. ( Nông thôn thay đổi – Vista 2004 / Số 51 / II. Cách làm ăn mới / 68.39 Ngành chăn nuôi, Tác giả : LêThanh Hải, Tài liệu tập huấn kỹ thuật của Hội làm vườn Nước Ta ) Bí quyết nuôi dế trong xô nhựa – Chọn loại xô nhựa đường kính khoảng chừng 50 cm, cao 60 cm. Nếu không đủ kinh phí đầu tư mua lồng bàn làmnắp đậy thì hoàn toàn có thể sửa chữa thay thế bằng bìa cứng, ở giữa khoét lỗ có đường kính 3-4 cm để thông khí vàtiện quan sát. – Để bảo vệ tiến trình sinh sản, mỗi xô chỉ cho ghép 30 con cháu và 15 con đực trưởng thành. Dếchỉ đẻ trong vòng hai tháng là thải loại. – Chuẩn bị khay đẻ cho dế có hình gạt tàn thuốc lá chứa đất ẩm, dày 1,5 cm. Xếp khay vào những xôdế cha mẹ và lấy khay ra sau mỗi ngày để đưa đi ấp, sau đó liên tục đưa khay mới vào xô nuôi để dếđẻ tiếp. Mỗi ngày, 30 con dế mẹ hoàn toàn có thể đẻ hàng nghìn trứng. – Trước khi cho khay dế đẻ vào xô ấp nở, cần chuẩn bị sẵn sàng hai khăn bông vuông ( loại khăn lạnh lau mặt ) đã được nhúng nước. Đặt một khăn dưới đáy xô sau đó đặt khay trứng lên trên. Đặt tiếp khăn ướtthứ hai lên trên mặt khay trứng để giữ nhiệt độ. Sau đó, đậy nắp xô. Nhiệt độ thiết yếu cho trứng nởkhoảng 24-25 oC. Sau 3-4 ngày, thay khăn ướt một lần để giữ nhiệt độ. Sau 9-10 ngày, hàng loạt trứngtrong khay khởi đầu nở. Khi trứng đã nở hết, lấy khay ra khỏi thùng và chuyển dế con vào thùng nuôi. Trước khi chuyển dế con vào xô nuôi, phải vệ sinh xô thật sạch, dưới đáy và xung quanh xô rải cỏxanh được rửa sạch, rưới nước lên kèm theo một chút ít cám viên ( loại cám nuôi gà con ) đã nghiềnnhuyễn. Khi dế trưởng thành, cần chia dế sang xô khác để dế lớn nhanh. – Thức ăn cho dế : cỏ, cám hỗn hợp. Tùy theo lứa tuổi mà thức ăn được cho vào đáy xô nhiều hay ít. Hàng ngày, phun nước quanh thành xô để dế uống. HỒNG LOANKỹ thuật nuôi dếTrong tự nhiên có rất nhiều loại dế như : Dế ta, dế mèn, dế cơm, dế mọi, dế chó, dế dũi Sau đây, xin trình làng kỹ thuật nuôi dế ta. Tập tính hoạt động và sinh hoạt và môi trường tự nhiên sống : Trong tự nhiên, dế ta sinh trưởng, tăng trưởng và sinh sảnquanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa. Dế ta có bản tính hung hăng, nhưng lại thích sốngtheo bầy đàn, môi trường tự nhiên sống rất đơn thuần, không cầu kỳ, hoàn toàn có thể ở hang hay trong những đám cỏkhô. .. nên hoàn toàn có thể tổ chức triển khai chăn nuôi công nghiệp, nhưng phải đảm do chuồng trại nuôi dế tương tựnhư thiên nhiên và môi trường vạn vật thiên nhiên hoang dã. Tuổi thọ : Tuổi thọ của những loại dế khác nhau. Tuổi thọ của dế ta trung bình là 4 thángThức ăn : Chủ yếu là rau, cỏ, củ, quả, trái cây, mầm cây, côn trùng nhỏ nhỏ và bột ngũ cốc những loại Dếít uống nước, nhưng phải liên tục có đủ nước sạch và mát cho dế uống tự do. Sinh trưởng, phát dục : Trong suốt quy trình sinh trưởng, tăng trưởng dế ta trải qua 4 lần lột xác. Saumỗi lần lột xác dế ta lớn nhanh hơn. Từ lúc nở ra cho đến khoảng chừng 45 ngày tuổi là đã đó thể xuấtbán. Từ ngày thứ 45 trở đi để tăng trưởng cánh. Hai tháng tuổi để đã thành thục sinh dục và có thểghép đôi giao phối cho sinh sản. Với chiều dài khung hình khoảng chừng 2 cm, nặng khoảng chừng 800 – 1.000 con / kg. Sinh sản : 60 ngày tuổi dế đã trưởng thành và khởi đầu sinh sản. Dế mái có bộc lộ động dục ( thíchgần dế đực ) trước lúc đẻ khoảng chừng 15 ngày. Khi đẻ dế mái tìm đến những chỗ đất tơi xốp và ấm để đẻtrứng, mỗi lần đẻ vài trăm trứng. Giá trị và thị trường : Nhiều nước, nhất là những nước ở châu Á coi 1 số ít loại côn trùng nhỏ là món ănngon. Trong những nghiên cứu và điều tra mới gần đây, những nhà khoa học đã phát hiện ra rằng côn trùng nhỏ có rấtnhiều công dụng hữu dụng so với con người, đặc biệt quan trọng hoàn toàn có thể sử dụng chúng như những món ăn thuộchàng ” đặc sản nổi tiếng “. Kỹ thuật chăm nom, nuôi dưỡng dếChọn giống : Chọn dế giống cha mẹ là tơ mới biết gáy, dế mái chưa sinh sản, to, khỏe mạnh nhấttrong đàn, không dịch bệnh, dị tật ( đủ râu, chân ). Chuồng trại : Cao ráo, yên tĩnh, thoáng mát có mái che mưa che nắng, xung quanh có lưới đề phòngmèo, chuột bắt dế, có rãnh nước để phòng kiến xâm nhập gây hại cho dế + Chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi : – Chuồng nuôi : Chuồng nuôi hoàn toàn có thể là xô, thau, khay, chậu có nắp đậy nhưng phải bảo vệ yêntĩnh, thoáng mát. Nắp đậy, hoàn toàn có thể là cái lồng bàn hoặc nắp xô đục nhiều lỗ tạo thông thoáng, banngày mở ra, chiều tối đậy lại để phòng tránh dế bay đi và mèo, chuột bắt dế Trước khi nuôi phảirửa sạch, phơi khô chuồng nuôi và trang thiết bị ship hàng chăn nuôi dế. Tùy theo phương tiện đi lại và điều kiện kèm theo nuôi mà sắp xếp số lượng nuôi hài hòa và hợp lý. Nuôi dế giống cha mẹ ( ép đẻ ) trong xô có dung tích 40-50 lít thì thả 20 dế cái, 10 dế đực. Trong xô 70-80 lít thì thả 30 dế cái và 15 dế đực – Thiết bị chăn nuôi : Rế tre, máng đẻ, máng thức ăn, nước uống cho dế đơn thuần, hoàn toàn có thể dùng vỏnghêu, hoặc làm bằng xi-măng, đồ sành sứ kích cỡ không quá lớn nhằm mục đích hạn chế dế con té chết ( đường kính khoảng chừng 10 – 15 cm, dày khoảng chừng 1,5 – 2,0 cm, sâu khoảng chừng 0,5 – 1,0 cm ). Trong chuồng nuôi, có rế tre ( rế để xoong nồi đường kính 15 – 20 cm ) hay vỉ tre, rế có lỗ nhỏ ( dày ) nuôi dế con mới nở đến 25 ngày tuổi, loại thưa nuôi tiếp theo đến thu hoạch. Xô loại 45 lít xếpkhoảng 10 rế, xô 80 lít thì 15 rế. Rế xếp chồng lên nhau tạo khoảng trống để máng đẻ, máng thứcăn, nước uống cho dế. Đất dùng trong máng đẻ là đất sạch, tơi xốp, ấm vừa phải, có độ dày 3 – 4 cm ( hoàn toàn có thể dùng đất sạch trộn với xơ dừa xay ). Không dùng đất có kiến, đất bị nhiễm hoá chất độchại Trên cùng phủ một lớp cỏ cho dế ăn, ở, sinh trưởng tăng trưởng và sinh sảnThức ăn : Thức ăn hầu hết của dế là cỏ, cám hỗn hợp ( thường dùng cám gà con ), nên xay cámthành bột cho dế ăn, dữ gìn và bảo vệ nơi khô ráo, không mua nhiều một lúc dễ bị mốc. Cho ăn thêm rauxanh, cải ngọt, cà rốt, củ sắn, cỏ tươi Có thể cho dế ăn thêm miếng dưa hấu ( nhớ cắt bỏ phầnruột đỏ ), lấy phần sát vỏ, không để nhiều. Cần lưu ý thức ăn chỉ ăn trong ngày, còn dư phải bỏ, không cho dế ăn mầm đậu những loại, chúng sẽ bị rụng râu, chân mà chết. Dế mỗi ngày một trưởng thành, nên lượng thức ăn ngày càng tăng lên tùy thuộc vào sức ăn của dế. Hàng ngày nước được phun sương để giữ ẩm và cho dế uống. Chăm sóc nuôi dưỡng : + Chăm sóc nuôi dưỡng dế sinh sản : – Thả giống : Theo tỷ suất 1 trống / 2 mái. Xô nhựa nhỏ thả 15 dế trống và 30 dế mái vừa mới trưởngthành. Xô nhựa lớn 80 lít hoàn toàn có thể thả 25 dế trống và 50 dế mái. – Đẻ trứng : Sau khi thả giống 2-3 ngày dế đẻ trứng vào máng đẻDấu hiệu dế sắp đẻ : Dế mái thường thụt lùi và chọc cây kim nhọn sau đuôi xuống đáy xô. Lúc này tađặt máng đẻ vào là dế leo lên đẻ ngay ( trong máng đẻ đã để sẵn đất sạch tơi xốp và đủ ẩm ). Khi dế có tín hiệu sắp đẻ ta đặt máng đẻ vào xô nuôi dế cha mẹ hàng đêm cho dế đẻ. Cứ sau mỗiđêm máng đẻ được lấy ra đưa đi ấp, tối đến đưa máng mới vào xô nuôi để dế đẻ tiếp. Mỗi đêm 30 con dế mẹ hoàn toàn có thể đẻ hàng nghìn trứng vào máng đẻ. Dế chỉ đẻ trong vòng hai tháng là thải loại. Dế rất nhát, vì thế ta nên để mảng đẻ vào buổi tối. Mỗi tối để vào một máng đẻ, sáng hôm sau lấymáng đẻ ra để vào xô ấp trứng ở một khu vực khác. – Ấp trứng : Xô ấp trứng được phong cách thiết kế như sau : Bỏ một lớp đất xốp vào đáy xô, cao khoảng chừng 1 cm, rộng khoảng chừng 3 cm. Để 3 máng trứng vào chínhgiữa xô, phủ lên một lớp cỏ mỏng dính, mỗi ngày phun nước 1 – 2 lần để giữ ẩm. Hoặc trước khi chománg trứng vào xô ấp trứng, ta chuẩn bị sẵn sàng hai khăn bông vuông ( loại khăn lạnh lau mặt ở những nhàhàng ), nhúng nước ướt rồi đặt dưới đáy thùng ấp, sau đó đặt máng trứng trên khăn ướt và dùngkhăn ướt thứ hai đã nhúng nước đậy lên máng trứng để giữ nhiệt độ. Sau khi đã làm xong những việcnói trên đậy nắp thùng lại. Cứ 3-4 ngày, thay khăn ướt một lần để giữ nhiệt độ. Nhiệt độ cần cho trứngnở khoảng chừng 25 – 300C ( nhiệt độ phòng ). Sau 8 – 12 ngày là dế nở. Khi thấy dế đã nở hết, ta lấy khayđẻ ra khỏi xô ấp và chuyển dế con vào xô ương nuôi riêng. Để dế đẻ nhiều và dế con khoẻ mạnh, cần quan tâm : Vệ sinh chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi thật sạch, khô ráo, máng thức ăn phải được che đậy, tránh nước gây nấm mốc Sau đó, để máng đẻ vào đáyxô lệch sang một bên, bên kia để một máng thức ăn, một máng nước, úp chồng rế lên, phủ lên rếmột ít cỏ tươi. Phun nước dạng sương lên cỏ tươi mỗi ngày 1-2 lần tạo nhiệt độ trong xô 25 – 300C. Sau khi dế đẻ một ngày, chuyển máng trứng sang thùng ấp và đặt máng đẻ khác vào trong xô nuôi. Có thể dùng thùng những – tông loại dày hoặc khay nhựa có kích cỡ 60×40 x20cm để ấp trứng, mỗithùng hoàn toàn có thể để 8-10 máng trứng. Thùng ấp phải kín, có nắp đậy ( dùng lưới muỗi ), theo dõi hàngngày, tránh kiến gây hại + Ương nuôi dế con : Dế con mới nở, ta chuyển sang ương nuôi riêng trong xô nhựa, trung bìnhkhoảng 1.000 con / xô 80 lít. Lúc này ta để thức ăn của gà con xay nhuyễn vào cho dế mới nở ra ăn, ngày 2-3 lần và bỏ vào xô nuôi một lớp cỏ tươi non cho dế con trú ẩn và nhấm nháp. Mỗi ngày tiếptục phun nước 1-2 lần để giữ ẩm và cho dế uống. Ương nuôi dế con đến 20 ngày ta chuyển sangnuôi dế thịt thương phẩm. + Nuôi để thịt thương phẩm : Đặt rế, máng thức ăn, nước uống, phủ cỏ tươi như nuôi dế đẻ nhưngsố lượng nhiều hơn ( 400 – 500 con với xô 80 lít, 300 con ở xô 45 lít ). Chăm sóc và phun nước ngày1 – 2 lần, tránh nước đọng, ẩm thấp trong xô, tránh để thức ăn tồn dư, khí ẩm, hôi mốc và không đểmáng đẻ trong xô nuôi như nuôi dế đẻ. Ngoài ra, hoàn toàn có thể làm chuồng nuôi dế bằng xi-măng, kích cỡ một ô rộng 1 m x dài 1,2 m x cao 0,5 m, mặt tường nhẵn tránh dế bò ra, che đậy bằng lưới phía trên, nuôi 1.000 con / mét vuông. Chuồng xâyxong cần ngâm nước cho hết chất xi-măng. Xung quanh chuồng làm rãnh nước tránh kiến, côntrùng xâm hại Chồng vào 25 rế, tạo khoảng chừng không cho dế. Cũng cần chăm nom như nuôi trong xô, chú ý quan tâm phun nước ( dạng sương ) 2-3 lần / ngày. Thức ăn tinh cho ăn hàng ngày, thức ăn thô xanh rau, củ, quả những loại thì 2-3 ngày mới cho ăn mộtlần, nhưng chỉ ăn trong ngày, thức ăn còn dư phải bỏ. Riêng cỏ xanh hoàn toàn có thể 2-3 ngày mới cho ăn vàthay mới một lần. Dế con được 20 ngày, chuyển qua nuôi dế thịt thương phẩm khoảng chừng 45 ngày thì hoàn toàn có thể thu hoạch ( 800 – 1.000 con được 1 kg ), xuất bán thịt hoặc tuyển chọn dế tơ làm giống nuôi đến 60 ngày thì chophối giống sinh sản. Chú ý : Dế sắp trưởng thành tối đến thường hay bay đi kiếm ăn và hoạt động giải trí tình dục Vì vậy, chiềutối ta nên đậy nắp xô lại sáng sớm mới mở ra cho thoáng mát. Thu hoạch : Dùng vợt nylon nhỏ thu hoạch, cho vào thùng giấy cùng với rế, cỏ tươi chuyển dời xa dếkhông chết. Có thể ướp đông sau khi rửa sạch dế bằng nước sạch hoặc nước muối 2 % và cho vàokhay ướp lạnh. Chăm sóc nuôi dưỡng dế đơn thuần, ít vốn, ít dịch bệnh, dễ triển khai mang lại hiệu suất cao kinh tế tài chính cao, ai cũng hoàn toàn có thể nuôi được. Phòng và trị bệnh : Với mục tiêu phòng bệnh là chính, triển khai tốt chương trình 3 sạch : Ởsạch, ăn sạch, uống sạch. Đặc biệt, khi thời tiết hoặc thiên nhiên và môi trường sống đổi khác, cần phải vệ sinh, chăm nom nuôi dưỡng thật tốt để tăng cường sức đề kháng, chống stress gây hại cho dếDế ta thường hay bị 1 số ít bệnh, nhất là bệnh đường ruộtBệnh đường ruột : – Nguyên nhân : Có thể do tỷ lệ quá cao, chuồng nuôi quá nóng ẩm hoặc chuồng nuôi bị nước đổvào lẫn phân, thức ăn gây ô nhiễm thiên nhiên và môi trường hoặc thức ăn bị ôi mốc, nước uống lẫn phân, dơbẩn, mất vệ sinh – Triệu chứng : Dế đang nhà hàng, khỏe mạnh thông thường, bất ngờ đột ngột bỏ ăn chỉ uống nước rồi yếudần, râu gãy ngang, phân nước trắng gục, 7 – 10 ngày sau thì dế chết. Bệnh này rất dễ lây lan sangnhững con ở cùng một xô, rất khó trị. – Phòng và trị bệnh : Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh là chính bởi, khi tất cả chúng ta phát hiện ratriệu chứng thì đã muộn. Tốt nhất nên giữ gìn vệ sinh chuồng nuôi thật sạch, khô ráo, thoáng mát, thức ăn, nước uống phải thay rửa hàng ngàyKS. Đặng Tịnh – Báo Nông nghiệp số 127 ra ngày 25/6/2008 Cách nuôi dếXuất thân là công nhân, nhưng anh Nguyễn Tấn Tài ( 56/5 KP1 Chương Dương, Quận Thủ Đức, TP.HCM.ĐT : 0919. 285183 ) đam mê nuôi dế. Anh lập trại nuôi thành công xuất sắc và muốn san sẻ kinh nghiệm tay nghề nàyvới nhiều người. Anh biên soạn bộ tài liệu, và còn nghiên cứu và điều tra nhiều yếu tố tương quan đến côn trùngnày. NHỮNG LƯU Ý NUÔI DẾChọn dế giống cha mẹ to, khỏe mạnh ( đủ râu, chân, không dị tật ). Tùy theo phương tiện đi lại nuôi màphân số lượng hài hòa và hợp lý. Nuôi dế giống cha mẹ ( ép đẻ ) trong xô có dung tích 45 lít thì thả 20 dế cái, 10 dế đực. Nếu xô 80 lít thả 30 dế cái và 15 dế đực. Có thể nuôi dế trong xô, thau, chậu, khay có nắp đậy, trước khi nuôi rửa sạch, phơi khô, nắp xô đục nhiều lỗ tạo thông thoáng. Trong xô nuôi, có rế ( rế để xoong nồi ) hay vĩ tre, rế có lỗ nhỏ ( dày ) nuôi dế con mới nở đến 25 ngàytuổi, loại thưa nuôi tiếp theo đến thu hoạch. Xô loại 45 lít xếp khoảng chừng 10 rế, 80 lít thì 15 rế. Rế xếpchồng lên nhau tạo khoảng trống để khay đất cho dế đẻ trứng, máng thức ăn, nước uống. Đất dùngtrong khay là đất xốp, ẩm vừa phải, có độ dày 3 – 4 cm ( hoàn toàn có thể dùng đất trộn với xơ dừa xay ). Đấtcho vào không có kiến, không bị ô nhiễm. Có thể dùng vỏ nghêu, hoặc bằng đồ sứ kích thướckhông quá lớn ( tránh dế con té chết ) làm máng thức ăn, nước uống cho dế. Thức ăn là cám chế biến, loại dùng cho gà con ăn. Cho dế ăn nên xay cám thành bột, để khô ráo, không mua cám nhiều một lúc dễ bị mốc. Có thể cho dế ăn thêm miếng dưa hấu ( nhớ cắt bỏ phầnruột đỏ ), lấy phần sát vỏ, không để nhiều. Cho ăn thêm rau xanh, cải ngọt, cà rốt, củ sắn, cỏ tươiChú ý thức ăn chỉ ăn trong ngày, còn dư phải bỏ. Cần chú ý quan tâm không cho dế ăn mầm đậu những loại, chúng sẽ bị rụng râu, chân mà chết. NUÔI DẾ ĐẺĐể dế đẻ nhiều và dế con khỏe mạnh, cần chú ý quan tâm : Xô nuôi ( loại 80 lít ) vệ sinh sạch, để ráo nước, sauđó cho khay đất hình tròn trụ hoàn toàn có thể làm bằng xi-măng, đường kính 10 – 12 cm, cho vào lớp đất dàykhoảng 3 – 4 cm, nhiệt độ vừa phải. Đặt khay đất vào đáy xô lệch sang một bên, bên kia úp chồng rếlên, phủ lên rế một chút ít cỏ tươi. Phun nước dạng sương lên cỏ tươi mỗi ngày 1 – 2 lần tạo nhiệt độtrong xô 25 – 270C. Đặt một máng thức ăn và một máng nước lên rế. Thả dế cha mẹ theo tỷ suất nhưtrên, ép đẻ hoàn toàn có thể thả 50 cái, 25 đực trong xô 80 lít. Sau 2 – 3 ngày dế đẻ trứng vào khay đất. Sau khi dế đẻ một ngày, chuyển khay trứng sang thùng ấp và đặt khay đất khác vào trong xô. Cóthể dùng thùng các-tông loại dày hoặc khay nhựa có kích cỡ 60 x 40 x 20 cm để ấp trứng, nỗithùng hoàn toàn có thể để 8 – 10 khay trứng. Thùng ấp phải kín, có nắp đậy ( dùng lưới muỗi ), theo dõi hàngngày, tránh kiến gây hại. Sau 7 – 10 ngày trứng nở, tiếp theo là chuyển sang nuôi thịt với số lượng400 – 500 con / xô 80 lít. Cần làm vệ sinh xô nuôi và rế thật sạch ; xô nuôi, máng thức ăn phải đượcche đậy, tránh nấm mốcNUÔI DẾ THỊTNgoài xô hoàn toàn có thể dùng chậu, thau nhưng tránh dế bò ra, nơi nuôi yên tĩnh, thoáng mát. Đặt rế, mángthức ăn, nước uống, phủ cỏ tươi như nuôi dế đẻ nhưng số lượng nhiều hơn ( 500 con với xô 80 lít, 300 con ở xô 45 lít ). Chăm sóc và phun nước ngày 1 – 2 lần, tránh nước đọng, ẩm thấp trong xô, tránh để thức ăn tồn dư, hư thối và không để khay đất trong xô như nuôi dế đẻ. Dế nuôi trong xôkhoảng 45 ngày là thu hoạch ( 1.000 con được 1 kg ). Ngoài ra hoàn toàn có thể làm chuồng nuôi dế, tránh dế bò ra, nuôi 1.000 con / mét vuông. Chuồng làm bằng xi-măng, kích cỡ một ô rộng 1 m x dài 1,2 m x cao 0,5 m, mặt tường nhẵn tránh dế bò ra, che đậy bằnglưới phía trên. Chuồng xây xong cần ngâm nước cho hết chất xi-măng. Xung quanh chuồng làmrãnh nước tránh kiến, côn trùng nhỏ xâm hại. Chồng vào 25 rế, tạo khoảng chừng không cho dế. Cũng cầnchăm sóc như nuôi trong xô, quan tâm phun nước ( dạng sương ) 2 – 3 lần / ngày. Nuôi trong chuồngkhoảng 45 – 50 ngày thì thu hoạch. Sau khi thu hoạch, thu dọn thật sạch, vệ sinh rế, khay thức ănchuẩn bị lứa nuôi kế. Dùng vợt nylon nhỏ thu hoạch, cho vào thùng giấy cùng với rế, cỏ tươi chuyển dời xa dế không chết ( 100 km ). Có thể ướp đông sau khi rửa sạch dế bằng nước sạch hoặc nước muối 2 % và cho vàokhay ướp đông. D mènế · Tên gọi thường : dế mèn ( house-cricket ) ( hình 1 ) · Tên khoa học : gryllidae · Chủng loại : dế mèn thuộc họ côn trùng nhỏ, có chút liên hệ với châu chấu, cào cào và muỗm … Nhưng riêng về họ dế thì có rất nhiều loại như : dế mèn, dế dũi ( dế jerusalem ), dế chọi, … · Phân bố : dế mèn lúc bấy giờ phân bổ ở hầu hết những nước trên TG, nhưng nhiều nhất vẫn là cácnước nhiệt đới gió mùa và những nước gần xích đạo. · Đặc điểm : dế mèn có 2 màu chính so với cả dế trống và dế mái là : đen ( Hình 3 ) và nâu ( Hình1 ) ( thuận tiện cho việc ẩn mình ), dế có 6 chân, 2 chân sau lớn ( để nhảy giúp lẩn trốn ), đầu có 2 râudài ( khoảng chừng gấp đôi thân mình, giúp xác định đường đi và tìm thức ăn … ). Nhưng điểm khác nhaurõ nét nhất giữa dế trống và dế mái là : dế trống có cánh dài, rộng, nhưng hơinhăn che hết phần sống lưng, ở phần đuôi sau có 2 râu ( ngắn hơn 2 râutrước ). Trong khi đó dế mái cánh phẳng hơn và phần đuôi sau ngoài 2 râu còn có 1 vòi dài ( đâychính là bộ phận sinh sản của dế ). · Kích thước : một con trưởng thành thường thì dài khoảng chừng 2,5 cm và bề ngang khoảng chừng 0,8 cm. ( Hình 3 ) · Thức ăn hầu hết : dế là loại côn trùng nhỏ tạp thực, nên chúng ăn tổng thể những loại cỏ ( khô lẫn tươi ), chồi non, rễ cây, … nhưng nhiều lúc cũng ăn những loại côn trùng nhỏ và những loại dế khác nhỏ hơn. · Môi trường sống : hầu hết những loại dế đều thích sống dưới những bụi cỏ, trong những hang sâudưới đất, hay dưới những đống đổ nát. · Tính cách : dế trống rất “ nóng tính ” thường hay “ đánh nhau ” với những con trống khác còn dếmái lại “ hiền ” hơn. · Sinh sản : dế là loài côn trùng nhỏ đẻ trứng, trứng được đẻ tronglòng đất, mỗi lần đẻ rất nhiều và nở thành đàn khoảng chừng 2000 con. Con non được nở ra vào mùaxuân và trưởng thành sau vài tuần. · Tuổi thọ TB : theo kinh nghiệm tay nghề thực tiễn thì tuổi thọ của dế là khoảng chừng dưới 2 năm. · Kẻ thù : hầu hết những loài chim đều là quân địch của dế, đồng thời bọ cạp, rết … cũng là những mốinguy hiểm “ chết người ” so với dế. I. GIỚI THIỆU : Dế mèn ( tên khoa học Gryllidae ) là một họ côn trùng nhỏ có chút liên hệ với châuchấu, chúng có thân dẹt và và râu dài. Dế mèn đẻ mỗi lứa nhiều trứng và saukhi đẻ chúng sẽ chết dần. Tuổi thọ của chúng lê dài từ 2 – 3 tháng tùy thuộcvào từng loại dế. Trong những năm gần đây món ăn từ côn trùng nhỏ đã lôi cuốn được rất nhiềuthực khách không chỉ ở những nước Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương mà cả ở Nước Ta. Trong những loại côn trùng nhỏ được sử dụng thì ưu thích hơn cả là thịt dế, thịt dếgiàu đạm, can-xi, vị ngon không kém thịt cua nên ngày càng được nhiều thựckhách tìm đến. Tiến sỹ Nguyễn Thị Chắt cho rằng : ” Do thức ăn của dế chủyếu là thực vật, 1 số ít sách Đông y còn dùng thịt dế để trị bệnh nên ngườidùng hoàn toàn có thể yên tâm khi ăn vào khung hình “. Trong y học truyền thống, dế mèn cò vị mặn cay, tính bình và có công dụng lợi tiểuchữa bí đái. Theo y tổ Tuệ Tĩnh, dế mèn sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, uốngvới nước bìm bịp sắc lên, uống vào lúc đói hoàn toàn có thể chữa bệnh cổ trướng, thởdốc ( Nam dược thần hiệu ). Theo những tài liệu quốc tế, dế mèn là loại côntrùng giàu protit, ít chất béo, giúp giảm lượng choletoron trong máu, thịt dếmèn còn được dùng trong những trường hợp chữa chứng nhiễm độc nước tiểu, đại tiện khó, chữa sỏi thận, người lớn và trẻ nhỏ chán ăn, stress, khó tiêuNgoài tác dụng đông y kể trên, trong Dế mèn còn chứa rất đầy đủ protit, lipit, glucid, nhiều khoáng chất như calci, phospho, kali, mangan, natri, sắt, và cácvitamin khác rất cần cho sự tăng trưởng của khung hình và trí não của cả trẻ nhỏ vàngười lớn. Dế mèn có kích cỡ trung bình với chiều dài khung hình khoảng chừng 2 cm, hiệntại TRANG TRẠI THANH XUÂN đã nhân giống được rất nhiều loại dế như dếcơm, dế dũi, dế trắng, dế trắng nâu, dế đen ( dế Thái ), dế trắng vàng ( dếNga ) Thích hợp để nuôi kinh doanh thương mại, tăng trưởng kinh tế tài chính chỉ có 2 loại dế đólà : dế đen, dế trắng vàng. Nuôi 2 loại dế này hiệu suất cao nhất như sinh trưởngtốt, sống tập trung chuyên sâu, thời hạn thu hoạch ngắn ngày và có đầu ra tốt nhất. Dếthịt thơm ngon được người dùng yêu thích, con dế này là dế loại nhỏ, thânmềm, càng không quá cứng nên được những con vật nuôi ăn được. – Dế đen thời hạn sinh trưởng ngắn nhất, để thu hoạch dế thịt khoảng chừng 26 đến30 ngày, tuổi thọ khoảng chừng gần 2 tháng, khi đẻ trứng xong là cả dế đực và dếcái đều chết đi. Dế cái cánh có màu đen, dế đực cánh màu vàng. Dế đen cóvằn ngang người màu đen nên khi so sánh với dế trắng vàng thì sắc tố củachúng không đẹp bằng. – Dế trắng vàng thời hạn sinh trưởng lê dài hơn dế đen khoảng chừng 5 hôm, dếnày chịu đựng khí hậu tốt hơn, chúng có sắc tố đẹp mắt nên khi chế biếndế có sắc tố tươi tắn hơn. – Dế trắng, dế trắng nâu, dế ta ( dế cơm ), dế dũi là những loại dế rất khó nuôi, vòng sinh trưởng lê dài hơn rất nhiều so với dế đen và dế trắng vàng. Mặtkhác có loại còn đánh phá nhau không nuôi được theo quy mô tập trung chuyên sâu nhưdế cơm, 1 m vuông nuôi được 1 đến 2 con mà thôi. Sau nhiều năm chăn nuôi và vô hiệu dần những giống dế nuôi không hiệu suất cao, mặc dầu giá dế thịt bán rất cao tới vài trăm ngàn đồng 1 kg nhưng chỉ là đi bắtvề bán nên khan hiếm không có đủ hàng cung ứng sẽ không hề chuyênnghiệp về đầu ra được. Trong tự nhiên, dế sinh trưởng, tăng trưởng và sinh sản quanh năm. Dế có bảntính hung hăng nhưng lại thích sống theo bầy đàn, môi trường tự nhiên sống rất đơngiản, không cầu kỳ, hoàn toàn có thể ở hang hay trong những đám cỏ khô nên hoàn toàn có thể tổchức chăn nuôi tập trung chuyên sâu được, nhưng phải bảo vệ việc chăn nuôi chúngphải tương tự như như thiên nhiên và môi trường vạn vật thiên nhiên hoang dã. Dế mèn là côn trùng nhỏ đặc sản nổi tiếng có giá trị kinh tế tài chính cao. Nuôi dế làm kinh tế tài chính phùhợp với nhiều người, kể cả những hộ mái ấm gia đình sống ở khu đô thị vì nuôi dếkhông yên cầu nhiều diện tích quy hoạnh và cũng không gây ô nhiễm thiên nhiên và môi trường. Thịtrường lúc bấy giờ có nhu yếu rất lớn về dế thịt. II. PHƯƠNG PHÁP NUÔI MỚI ( NUÔI DẾ QUA MÙA ĐÔNG ) CỦA TRANGTRẠI THANH XUÂN – PHƯƠNG PHÁP TỐI ƯU NHẤT HIỆN NAY ĐÃĐƯỢC V T V 2 KIỂM CHỨNG PHÁT SÓNG HÀNG NĂMBan đầu, do vận dụng quy mô cũ nuôi dế bằng xô chậu dùng lồng bàn làmnắp đậy nên số vốn góp vốn đầu tư cho dụng cụ nuôi rất lớn, khoảng chừng 50.000 đồng / 1 bộ. Kích thước của chậu nhựa rất nhỏ nên chỉ nuôi được khoảng chừng vài lạngdế / 1 chậu. Chưa kể chậu nhựa không hút ẩm được nên hầu hết những khu chănnuôi thường cò mùi hôi do lượng phân thải ra bị ẩm mốc nên phải có khuchăn nuôi riêng. Do phải nuôi rất nhiều chậu nên lán trại phải rộng, phải làmnhiều kệ gỗ rất tốn kém, sức lực lao động bỏ ra nhiều mà hiệu suất cao lại không cao. Trước đây, người nuôi dế vẫn thường dùng những khay nhỏ làm bằng xi măngđể đựng nước cho dế uống, khi dế trèo vào khay uống nước và chúng thảiphân vào khay nước nên những con dế khác uống nước có lẫn phân nên mớigây ra bệnh ” Dế bị đi ngoài ” mà hầu hết những nơi nuôi khác thường gặp phải. Đây là một vài hình ảnh những giải pháp nuôi khônghiệu quả của những trang trại. Một thùng nhựa 120 lít nuôi được 3 lạng dế, mặt khác dế mang nhiều mầm bệnhdẫn đến thoái hóa giống, tốn kém ngân sách. Dế thường lột xác theo chu kỳ luân hồi khoảng chừng 5 đến 7 ngày một lần nên dùngnhững cái dế, hoặc những đồ vật để nuôi không tạo được nơi ẩn nấp antoàn sẽ tạo thời cơ cho những con dế khỏe tiến công những con dế đang lột xác. Phương pháp nuôi này thường bị chuột cắn, bạt dùng lâu sẽ bị rách nát ởnhững chỗ nối, không nuôi được mùa đông vì không giữ được nhiệt. Phương pháp này không nuôi được dế vào mùa đông vì không giữ nhiệt, dế bị lạnh chânSai lầm khi dùng máng ăn máng uống khiến dế nhiễm khuẩn do chúng thảiphân vào khay nước uống, tốn nhiều công chăn nuôi. Trang trại chúng tôi mất rất nhiều công nghiên cứu và điều tra về tập tính của con dếngoài thiên nhiên và môi trường tự nhiên con dế chỉ cần gặm nhấm những loại rau cỏ non hoặcrau cỏ còn đọng lớp sương đêm mà chúng vẫn tăng trưởng tốt. Nhưng nếu nuôidế chỉ cho ăn rau cỏ như ngoài tự nhiên thì thời hạn trưởng thành của chúngsẽ lê dài hơn nhiều nên chúng tôi đã nghiên cứu và điều tra bổ trợ thêm loại cám cóthành phần dinh dưỡng tương thích với con dế, đó là loại cám mảnh dành cho gàcon ăn, nhưng khi cho dế ăn bà con nên nghiền nhỏ để dế ăn được cả phầnlõi ngô bên trong. Hiện tại thời hạn thu hoạch và khối lượng của dế đã đượccải thiện rất rõ ràng. Trải qua nhiều năm chăn nuôi, cùng với những tìm tòi phát minh sáng tạo Trang trạiThanh Xuân đã nâng cấp cải tiến vận dụng giải pháp chăn nuôi và dụng cụ nuôi mớinhằm giúp cho việc chăn nuôi con dế đạt hiệu suất cao cao nhất về số lượng, chấtlượng, thời hạn chăm nom cũng như rút ngắn được rất nhiều thời hạn chănnuôi cho mỗi lứa dế thu hoạch hoặc sinh sản. Thay vì sử dụng xô chậu, chúng tôi dùng thùng carton, mua lại từ những cơ sởthu mua giấy vụn với giá từ 3.000 – 5.000 đồng / chiếc. Loại thùng này giúpngười nuôi giảm vốn góp vốn đầu tư dụng cụ. Hơn nữa, số lượng côn trùng nhỏ nuôi trongthùng giấy nhiều gấp 10 lần so với chậu. Hoặc thùng gỗ dán vận dụng chonhững hộ chăn nuôi có diện tích quy hoạnh rộng và chăn nuôi quy mô lớn. Xin mời bà con vào mục : HÌNH ẢNH CHĂN NUÔI DẾMÈN tại website để xem ảnh nuôi dế của Trang trạiThanh Xuân. III. SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ THÔNG TIN BÀ CON CẦN THAM KHẢO TRƯỚCKHI BẮT TAY VÀO CHĂN NUÔI DẾ1. Phân biệt dế đực, dế cáiDế đực : – Cánh màu nâu pha đen, không bóng mượt. – Bụng nhỏ hơn. – Không có máng đẻ trứng. – Kêu để ve vãn dế cái. Dế cái : – Cánh màu đen, bóng mượt. – Bụng to hơn vì bụng dế cái có trứng. – Không kêu được. – Có máng đẻ trứng ở phần đuôi, giống cái kim khâu quần áo để cắm xuốngđất đẻ trứng. Lưu ý : Dế đực dế cái chỉ phân biệt được khi chúng khởi đầu bước vào độ tuổisinh sản. 2. Vòng sinh trưởng * Nuôi theo chiêu thức cũ : – Trứng dế vào mùa đông sẽ lê dài ngày nở nếu không vận dụng theophương pháp của Trang trại TX Thanh Xuân. – Khay trứng nếu dùng khay xi-măng thì phần đáy sẽ bị hút nhiệt độ trước nêntrứng phía dưới sẽ bị hỏng hết. – Thu dế thịt khoảng chừng 45 ngày tuổi, dế con to con nhỏ không đều nhau. – Dế trưởng thành từ 55 đến 60 ngày mới khởi đầu sinh sản. * Nuôi theo chiêu thức mới của Trang trại TX Thanh Xuân : – Dế mẹ đẻ trứng đã được thụ tinh sau 8 – 10 ngày dế con sẽ nở, tùy từng loạidế. Không phải phủ khăn hay lạm dụng xịt nước lên khay trứng. – Nuôi dế từ khi mới nở tới khi thu hoạch từ 25 đến 30 ngày. Dế rất đều con, không mất thời hạn trong việc thu hoạch lựa con to còn con nhỏ để lại nuôitiếp. – Dế trưởng thành từ 37 đến 40 ngày mở màn sinh sản. 3. Chuẩn bị dụng cụ nuôiTrước khi chăn nuôi bà con sẵn sàng chuẩn bị những dụng cụ và đồ vật như sau : – Khoảng 10 chiếc thùng xốp để nuôi dế con, từ 1 đến 15 ngày tuổi, sau đóchuẩn bị dần thêm thùng catton ( thùng giấy bìa ) loại càng to càng tốt. Nếu bàcon muốn nuôi bằng thùng gỗ thì nên chọn những tấm gỗ dán phẳng có kíchthước 60 * 60 cm hoặc 60 * 120 cm. Xin quan tâm bà con nên làm thùng có độ cao tốiđa khoảng chừng 60 đến 70 cm để khi chăm nom, thu hoạch được thuận tiện. Cácthùng nuôi nên làm nắp đậy có gắn lưới sắt tạo ô thoáng ở giữa. – Các loại cành là chùm phơi khô, chú ý quan tâm khi phơi khô lá không bị rụng như : cành là nhãn, cành xi, cành ổi, hồng xiêm, cây lạc, cây đỗ tương, cây ngô, dạkhô, cỏ loại cứng … có chiều dài khoảng chừng 50 – 60 cm. Tùy theo từng vùng miềnmà bà con hoàn toàn có thể tận dụng những vật tư sẵn có để chăn nuôi. – Băng dính loại bản to 5 cm để dán những cạnh dưới đáy thùng catton và đườngngang phía bên trong gần sát phía trên miệng toàn bộ những thùng nuôi dế. – Đĩa nhựa có độ cao khoảng chừng 2 – 3 cm cho dế đẻ. 4. Thức ăn cho dế – Các bạn hoàn toàn có thể tận dụng nhiều loại rau, cỏ, củ, quả như : cỏ non, bắp cải, bèo, lá rau khoai lang, lá sắn, lá đu đủ, rau muống, cùi dưa hấu, dưa chuộttất cả những rau, cỏ cho dế ăn đều phải được rửa sạch, không có thuốc bảo vệthực vật bảo vệ vệ sinh cho dế ăn. – Ngoài ra bà con hoàn toàn có thể cho dế ăn bổ xung những loại cám đã nghiền mịn. Thường trang trại tôi cho ăn loại cám dành cho gà con ăn vì những hàm lượngcác thành phần như : đạm, canxi, muối, tinh bột, những vitamin … thích hợp nhấtđối với con dế. 5. Cách chọn mua dế giốngTùy theo sự lựa chọn mà bà con hoàn toàn có thể đặt mua : – Dế sắp đẻ. – Dế nhỡ. – Dế con. – Khay trứng dế : khay trứng loại to, kích cỡ tương thích cho dế mẹ dế dàng leolên khay đẻ trứng nên sẽ thu hoạch được triệt để lượng trứng. Các khaytrứng được đặt hàng phong cách thiết kế riêng để thuận tiện trong việc luân chuyển với sốlượng lớn những khay trứng mà vẫn bảo vệ bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trứng. 6. Nuôi dế từ mới nở đến 15 ngày tuổi – Nuôi bằng thùng xốp vì dế con có kích cỡ nhỏ nên nuôi bằng thùng xốpkhông phải dán dưới đáy như thùng catton. 7. Cách nuôi dế từ 15 đến 30 ngày tuổi – Lúc này dế đã có size lớn nên bà con nuôi bằng thùng catton, thùnggỗ là tốt nhất. 8. Cách nhận ra dế bước vào thời kỳ sinh sản – Một thùng dế đẻ tối thiểu từ 500 con trở nên mới bảo vệ cho trứngđược thụ tinh 100 %. Hiện Trang trại TX Thanh Xuân lúc nào cũng bảo vệ mậtđộ dế đẻ khoảng chừng gần chục nghìn con tương tự gần 10 kg dế bốmẹ / 1 thùng đẻ nên lượng trứng thu được sẽ nở 100 %. – Khi dế đực khởi đầu gáy đó là khoảng chừng thời hạn chúng mở màn bước vàogiai đoạn giao phối khoảng chừng 5 hôm sau chúng khởi đầu đẻ ( khoảng chừng 40 ngàytuổi, dế mọc cánh chùm sống lưng ). Lúc đó bà con cho khay cát ẩm vào thùngcho dế đẻ. – Dế đẻ liên tục đến khi hết trứng, sau khi đẻ khoảng chừng 15 đến 30 ngày chúngsẽ rạc đi rồi chết dần. 9. Cách ấp trứng – Sau khi thu hoạch trứng bà con lấy những khay trứng ra kiểm tra nhiệt độ củatrứng rồi cho vào thùng xốp đậy kín. Thùng xốp có công dụng giữ nhiệt, giữđộ ẩm rất tốt nên không cần xịt nước. Làm theo cách cũ bà con mới nuôichưa có nhiều kinh nghiệm tay nghề nếu lạm dụng xịt nước liên tục nước sẽ bị ứđọng dưới đáy khay trứng nên trứng rất dế bị ung. – Nhiệt độ thích hợp cho trứng khoảng chừng 35C trứng sẽ nở sau 8 ngày hoặc10 ngày tùy từng loại dế ( dế đen hay dế trắng vàng ). – Bà con nên ghi ngày tháng dế đẻ lên khay trứng, hoặc quan sát ở mộtđầu quả trứng có 2 mắt màu đỏ sẫm là trứng sẵn sàng chuẩn bị nở. Lúc đó bà conđưa những khay trứng đó ra thùng nuôi riêng. – Tùy theo size thùng nuôi to hay nhỏ bà con để số lượng nhiều hayít những khay trứng dế sắp nở vào thùng nuôi nhằm mục đích bảo vệ tỷ lệ cho dếcon tăng trưởng. Các khay trứng được lấy ra cùng một thời gian ( đẻ cùngmột ngày ) nên cho vào cùng một thùng nuôi nhằm mục đích tạo được sự đồng đềucho dế mèn và rất thuận tiện cho việc thu hoạch dế thịt sau này. 10. Thu hoạch dế ướp đông – Làm thịt dế trước khi dế mọc cánh khoảng chừng 30 ngày tuổi, vì lúc này trọnglượng dế lớn nhất, béo nhất, thu hoạch lúc này những bạn sẽ có loại sản phẩm thịtdế chất lượng nhất. – Khi dế khởi đầu mọc cánh khoảng chừng 2 ly cho nhịn đói 2 ngày rồi vợt vào chậunước muối pha loãng 5 % ( có để sẵn lồng bàn bên trong chậu ), ngâm qua rồicầm lồng bàn nhấc ra ngoài để ráo nước rồi đóng vào từng bịch nilon 1 lạngmột. Sau đó, tất cả chúng ta cho vào hộp nhựa ( loại 0,5 kg / 1 hộp ) đậy nắp cho vàocấp đông để được 3 tháng. 11. Thu hoạch dế sống – Thu dế sống : để thuận tiện cho những hộ nuôi không dùng tủ lạnh, hoặc tủđông. Trang trại TX Thanh Xuân thu mua dế còn sống, bà con dùng thùng catton, hoặc thùng xốp dán một đường băng dính như thùng nuôi để dế không bò rangoài. Cho đầy cành lá khô vào trong thùng rồi dán kín, đục lỗ bằng mũi kéotrên những mặt thùng, trên mặt phẳng cắt 1 cái nắp nhỏ hình vuông vắn hoặc căng lưới ởbề mặt phía trên thùng tùy theo thời tiết, chúng tôi sẽ hướng dẫn kỹ khi muagiống. Bà con đổ dế vào thùng dán nắp lại rồi chuyển tới Trang trại hoặc nếuở xa bà con chỉ cần gửi tới những bến xe tại Hà nội hoặc Nam định, Trang trại cóđội ngũ nhân viên cấp dưới nhận hàng và giao hàng chuyên nghiệp cho bà con ở xanên rất thuận tiện và bảo đảm an toàn. IV. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI DẾ – Ngâm rượu uống rất thơm ngon và bổ dưỡng. – Chế biến những món ăn đặc sản nổi tiếng hạng sang ngon và bổ dưỡng, đặc biệt quan trọng tốt chosự tăng trưởng của khung hình và trí não của người lớn và trẻ nhỏ do có những khoángchất và nhiều loại vitamin … – Làm thuốc chữa những bệnh sỏi thận, tiểu đêm, đái rắt, đái són, cổ trướng, thởdốc, tiêu hóa – Hàng năm con dế còn làm nguồn thức ăn rất lớn cho : chim cảnh, cá cảnh, tắc kè, bọ cạp, kỳ tôm, ếch, gà, và rất nhiều vật nuôi khác, mang lại lợi nhuậnkhá cao cho người chăn nuôi. V. TÁC DỤNG CỦA TỪNG LOẠI DỤNG CỤ CHĂN NUÔI1. Thùng xốp – Dùng để nuôi dế nhỏ từ 1 đến 10 hoặc 15 ngày, vì thùng xốp có đáy kín nênnuôi dế con rất thuận tiện chỉ cần dán một đường băng dính phía trên miệnglà được. Vì lúc này dế còn rất nhỏ nên lượng phân thải rất ít nên thời hạn nàynuôi bằng thùng xốp cũng không cần dọn vệ sinh. – Bề mặt của thùng xốp có độ nhám cao nếu nuôi dế to chúng gặm nhấmkhỏe nên thùng dễ bị thủng, gây thất thoát và ô nhiễm cho dế. – Mặt khác thùng xốp cũng giống như chậu nhựa không hút ẩm được, nếu bàcon nuôi dế lớn phải dọn vệ sinh tiếp tục, khi môi trường tự nhiên sống của dếbị ảnh hưởng tác động nhiều nên tạo ra những tác động ảnh hưởng không tốt như : dế bị gãy càng, rụng dâu, nếu vào thời tiết lạnh sẽ tác động ảnh hưởng rất xấu tới con dế. 2. Thùng cattonNuôi rất tốt, mua rất rẻ, hút ẩm tốt, không có mùi, dế khỏe mạnh, nuôi đượcsố lượng lớn khoảng chừng 1 kg đến 2 kg / thùng 60 cm * 60 cm. Tiện lợi cho cả nhữnghộ có diện tích quy hoạnh chật hẹp, khoảng chừng 15 – 20 m vuông là hoàn toàn có thể nuôi được, khoảngvài lứa mới phải thay thùng 1 lần. 3. Thùng lướiCó thể vận dụng thùng lưới vào mùa hè. 4. Thùng bạt – Chỉ vận dụng vào mùa hè. – Nhanh hỏng vì bị cành lá hoặc những giá thể chọc vào, bị chuột cắn – Không hút ẩm, không giữ được nhiệt. 5. Thùng gỗSau khi nuôi lứa đầu bằng thùng catton nếu người nuôi muốn tăng trưởng vớiquy mô lớn hơn hoàn toàn có thể dùng thùng gỗ để nuôi vì thùng gỗ được ghép bằngnhững tấm gỗ dán có size lớn : – Thùng 60 cm * 1,2 m nuôi được khoảng chừng 5 kg dế thịt, khoảng chừng 20 nghìn con dếnhỏ từ 1 đến 10 ngày tuổi. – Thùng 1,2 m * 1,2 m nuôi được khoảng chừng 10 kg dế thịt, khoảng chừng 40 nghìn con dếnhỏ từ 1 đến 10 ngày tuổi. Nuôi bằng thùng gỗ chỉ góp vốn đầu tư 1 lần trong nhiều năm, vì nuôi bằng thùng lớnnên người nuôi cũng đỡ công chăm nom thay vì chăm nom nhiều thùng loạinhỏ giờ tất cả chúng ta chỉ phải chăm 1 thùng lớn mà số lượng dế lại thu đượcnhiều hơn, mặt khác cũng tiết kiệm ngân sách và chi phí diện tích quy hoạnh, thời hạn, và ngân sách. Đặc biệtthùng gỗ còn bảo vệ diện tích quy hoạnh nuôi rộng giúp bà con nuôi được lượng dếlớn vào mùa đông mà không tốn điện vì chúng giữ nhiệt rất tốt. 6. Xây hồ nuôi bằng gạch hoặc xi-măng – Phương pháp này chỉ vận dụng vào mùa hè, so với thời tiết miền Bắc khíhậu biến hóa liên tục nếu bà con vận dụng không đúng kỹ thuật, hoặc không cókinh nghiệm nuôi lâu năm sẽ không nuôi được dế qua mùa đông. – Hồ nuôi bằng xi-măng trộn cát hoặc bằng gạch sẽ không giữ nhiệt được nênrất tốn điện, dế bám vào sẽ bị lạnh chân ốm yếu hoặc rất chậm lớn. VI. NHỮNG LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG NUÔI THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI ( ÁPDỤNG CẢ 3 MIỀN : BẮC – TRUNG – NAM ). – Nuôi dế qua mùa đông với số lượng lớn mà không tốn điện ( hướng dẫncách dùng loại thùng, giá thể trong thùng nuôi, cách nuôi để giữ nhiệt tốt chodế tăng trưởng nhanh không bị hao hụt ). – Thích nghi với thời tiết giao mùa ( 4 mùa ) – Dế không ăn thịt lẫn nhau. – Tiết kiệm rất nhiều diện tích quy hoạnh – Nuôi được số lượng dế lớn. – Không cần cho dế uống nước. – Không cần vệ sinh dụng cụ nuôi, chúng tôi có tuyệt kỹ để đáy thùng và cànhlá hoặc những giá thể nuôi dế trong thùng không bị ẩm mốc, hư hỏng. – Giảm bớt thời hạn, công sức của con người chăm nom. – Không cần xịt nước trong quy trình ấp trứng. – Rút ngắn thời hạn chăn nuôi so với những chiêu thức cũ khác ( thùng nhựa, xô, chậu, thùng xốp, bạt, bể xi-măng khoảng chừng 15 ngày. – Giảm bớt góp vốn đầu tư dụng cụ nuôi ( Ví dụ : Từ 6 triệu đồng khi mua thùng nhựa, chậu nhựa giảm xuống còn 2 trăm nghìn đồng khi mua thùng giấy ). VII. XIN LƯU Ý – Phương pháp mới này do trực tiếp chủ trang trại điều tra và nghiên cứu tìm tòi sáng tạođã vận dụng trong nhiều năm, nhằm mục đích tạo cho con dế một môi trường tự nhiên gần giốngngoài tự nhiên. Và việc chăm nom như thế nào cho tương thích với tập tính củachúng để chúng tăng trưởng tốt và mang lại doanh thu cao nhất cho người nuôi. Cho đến nay giải pháp này là tối ưu nhất để chăn nuôi con dế thànhcông. – Con dế tuy rất dễ nuôi nhưng nếu cầu kỳ quá hoặc không tuân thủ kỹ thuậtnuôi của từng vùng miền cũng khiến chúng bị bệnh mà chết hàng loạt. Ví dụ : nếu bà con xịt nước vào thùng nuôi sẽ bị hư hỏng thùng, những giá thể nuôi sẽbị ẩm mốc mà dế lại thích gặm nhấm nên sẽ bị nấm ruột bỏ ăn, suy dinhdưỡng, mang bệnh, còi cọc rất lâu tăng trưởng thậm chí còn bị chết. Nếu thức ăncho quá nhiều bị dư thừa dẫn đến hư hỏng, làm ẩm những giá thể trong thùnggây ẩm mốc, tất cả chúng ta lại mất công nhặt ra – Dế sẽ hao hụt và thoái hóa nếu chuyển từ vùng khí hậu nóng sang lạnh, vìdế chưa được thuần hóa để thích nghi với khí hậu lạnh hoặc giao mùa. Ví dụbà con mua giống miền Nam nuôi tại miền Bắc cũng khiến chúng hao hụt khálớn vì chỉ cần biến hóa thời tiết là chúng bỏ ăn mà chết. Nhưng giống của miềnBắc chuyển vào trong Nam lại tăng trưởng tốt do chúng thích hợp nhất với thờitiết nắng ấm. Thời tiết mùa hè ở ngoài đồng ruộng chúng thường kêu inh ỏigọi bạn tình nhưng đến mùa đông là chúng lại ẩn nấp trong hang, tổ để tránhrét đó thôi. – Nuôi dế phải rất khoa học, phải ăn sạch, ở sạch, không uống nước, đảmbảo thiên nhiên và môi trường, tập tính sống của chúng theo từng vùng khí hậu. – Khi bà con chăn nuôi chúng tôi sẽ phân phối tài liệu cụ thể từng vùng miềnđể tương thích với khí hậu và chuyển giao kỹ thuật, kinh nghiệm tay nghề thực tiễn trongquá trình chăn nuôi với giải pháp nuôi mới khoa học nâng cấp cải tiến tới bà conđảm bảo chăn nuôi con dế thành công xuất sắc. Tài liệu này chúng tôi biên soạn rất cụ thể và vừa đủ nhất, để bảo vệ tính bản quyền nên chúng tôi xin cung cấptrực tiếp khi bà con mua giống. Bà con ở vùng miền nàochúng tôi phân phối tài liệu chăn nuôi theo thời tiết củavùng miền đó. VIII. KHI LỰA CHỌN MUA GIỐNG BÀ CON XIN LƯU Ý NÊN CHỌN TRANG TRẠILỚN CÓ UY TÍN ĐỂ MUA GIỐNG NHẰM TRÁNH THIỆT HẠI KHÔNG ĐÁNG CÓ.BÀ CON NÊN ĐI THĂM QUAN ĐỂ XÁC MINH XEM THỰC TẾ VÀ QUẢNG CÁO CÓGIỐNG NHAU KHÔNG – Website không có hình ảnh chăn nuôi thực tiễn hoặc chỉ là copy ở trên mạng rồi đưavào web để bán hàng. – Trang Trại THANH XUÂN có quy mô rất lớn và đã phân phối con giống cho bà con vàcác trang trại chăn nuôi khắp 64 tỉnh thành trên cả nước và 1 số ít nước bạn như : Lào, Campuchia, Trung Quốc … Chúng tôi có hàng chục năm kinh nghiệm tay nghề chăn nuôi nên khimua giống ở Trang Trại THANH XUÂN bà con trọn vẹn yên tâm về việc ghép đúng tỷlệ đực cái của tắc kè và không lo về việc thoái hóa giống sớm của dế mèn như mua ởcác trại nhỏ lẻ tự phát. – Các cơ sở tự phát chỉ kinh doanh thương mại kinh doanh rất nhiều loại giống thực tiễn làthu gom về bán kiếm lời chạy theo thị trường không có kinh nghiệm tay nghề chăn nuôithực sự, hoặc những trại nuôi quy mô nhỏ không có những trại vệ tinh thì không thểđủ điều kiện kèm theo cung ứng được nguồn giống chuẩn cho bà con được. VÍ DỤ : – Tắc kè : Tắc kè đực thường lớn nhanh và to lớn hơn tắc kè cái nên được ưu tiên thuhoạch xuất hàng thịt, ngâm rượu, làm thuốc và xuất khẩu ra nước bạn. Tắc kè cái là cáthể bé hơn tắc kè đực nên chúng tôi ưu tiên về xuất con giống, vì thế khi mua tắc kègiống ở Trang Trại THANH XUÂN về nuôi bà con trọn vẹn yên tâm sẽ luôn luôn đượcghép theo đúng tỷ suất nhiều cái ít đực. – Dế giống và khay trứng : Được chúng tôi lai tạo liên tục giữa những trại và loạibỏ giống cũ, số lượng dế cha mẹ sinh sản tới hàng vạn con / 1 thùng và đượcthay thế bổ xung liên tục cho đẻ. Nên khi bà con mua con giống hoặc khaytrứng về nuôi bà con trọn vẹn yên tâm về khâu kỹ thuật cũng như chấtlượng con giống, không bị hiện tượng kỳ lạ thoái hóa giống như mua tại những trạikhác. – Dế cơm là loại dế rất lâu thu hoạch khoảng chừng 5 tháng mới cho thu dế thịt, 6 tháng mới sinh sản nuôi không có doanh thu thậm chí còn lỗ cả tiền thức ăn. Dếcơm sống độc lập bản tính hung hăng chúng đánh nhau nên tỷ suất hao hụt khálớn không hề nuôi nhốt tập trung chuyên sâu được. Giá thương phẩm những chủ trại đưa rarất cao với mục tiêu nâng cao giá trị đầu ra để bán con giống, thực tiễn cácnhà hàng không gật đầu nên trại chúng tôi vô hiệu không nuôi để tránh đemlại hậu quả xấu cho bà con. – Giống tắc kè gốc Miền Nam rất khó bán ra thị trường nên trang trại chúng tôicũng vô hiệu không nuôi. Kỹ thuật nuôi dế mèn ( Cách nuôi thường thì ) : 1. Phân biệt dế đực, dế cái – Dế đực cánh màu nâu pha đen, không bóng mượt. Dế cái cánh màu đen, bóng mượt. – Dế đực bụng nhỏ hơn. Dế cái bụng to hơn vì bụng dế cái có trứng. – Dế đực không có máng đẻ trứng. Dế cái có máng đẻ trứng ở phần đuôi, giống cái kim khâu quần áo dể dế cái cắm xuống đất đẻ trứng. – Dế đực kêu để ve vãn con cháu. Dế cái không kêu được. 2. Vòng sinh trưởng – Dế mẹ đẻ trứng đã được thụ tinh sau 9 – 12 ngày dế con sẽ nở. – Nuôi dế từ khi mới nở tới khi thu hoạch khoảng chừng 40 – 45 ngày. – Dế trưởng thành từ 50 – 55 ngày trở đi khởi đầu sinh sản. 3. Dụng cụ nuôi và hình thức nuôi – Dụng cụ nuôi và hình thức nuôi là khâu quan trọng trong quy trình chăn nuôi dế. Nó không chỉ liên quanđến kinh phí đầu tư góp vốn đầu tư trong chăn nuôi mà còn tác động ảnh hưởng đến sản lượng cũng như mức độ hao hụt của dế. Nuôi trong chậu nhựa : chậu cao 35 – 40 cm, đường kính 40 – 50 cm, nuôi bằng chậu đỡ tốn diện tích quy hoạnh, phùhợp vì giá thành không quá cao, rất tiện ích nên trang trại chúng tôi chọn cách nuôi này. Nuôi trong thùng nhựa : dùng loại thùng 60 lít, nên mua loại có nắp đậy sau đó chọc thủng lỗ nhỏ bằngđầu que diêm lên nắp thùng tạo độ thoáng. Nuôi trong khay hình chữ nhật và sếp những hộp đè nên nhau để tiết kiệm ngân sách và chi phí diện tích quy hoạnh tương thích với nuôi vớiquy mô lớn. Tuy nhiên đây cũng là hình thức cần góp vốn đầu tư lớn nhất. Nuôi trong thùng xốp, thùng bìa cát tông : tuy nhiên cách nuôi này dế sẽ bò được ra ngoài, cắn thủng trốnthoát dễ gây mất mát. Ngoài ra hoàn toàn có thể tận dụng những vật tư khác để nuôi dế như thùng tôn, thùng gỗ, chum, lu, vại. – Cái dế bắc nồi cơm, cọng rơm, giấy là những vật tạo khoảng chừng không cho dế mèn sinh sống leo trèo, lộtxác và trốn tránh quân địch. Mỗi lấn lột xác dế rất mèm và thường bị đồng loại cắn, ăn vì vậy cần tạo nhiềukhông gian sinh sống cho dế như vậy sẽ tránh được hao hụt trong chăn nuôi. Các loại giấy đã qua sửdụng hoặc giấy báo được vo lại rất hữu dụng để nuôi dế, dưới đáy chậu nuôi được lót 1 lớp giấy sẽ dễdàng hơn cho lần vệ sinh sau, đồng thời đây cũng là thứ để dế mèn gậm nhấm. – Khay đựng thức ăn : bạn hoàn toàn có thể tận dùng nắp nhựa có sẵn, vỏ hộp sữa chua, những đĩa chấm thức ăn cóđường kính từ 4 – 5 cm, có vành cao 1 cm, hoặc những bạn hoàn toàn có thể tự đổ bằng xi-măng. – Khay đựng nước uống : tựa như như khay đựng thức ăn. Các bạn chú ý quan tâm dù làm khay đựng thức ăn haynước uống đều phải làm nhám cả hai mặt để dế mèn hoàn toàn có thể leo trèo ẩm thực ăn uống thuận tiện. – Đất cho dế đẻ : tôi thường dùng đất cát, hoặc hoàn toàn có thể trộn theo tỷ suất 2 đất, 1 cát giữ ẩm cho dế đẻ. 4. Thức ăn cho dế – Các bạn hoàn toàn có thể tận dụng nhiều loại thực vật như những loại cỏ, lá rau khoai lang, lá sắn, lá đu đủ, raumuống, cùi dưa hấu, dưa chuột toàn bộ những rau, cỏ cho dế ăn đều phải được rửa sạch, không có thuốcbảo vệ thực vật bảo vệ vệ sinh cho dế ăn. – Ngoài ra những bạn hoàn toàn có thể cho dế ăn bổ xung những loại cám đã nghiền mịn. – Cần bảo vệ dế luôn có nước sạch để uống. 5. Cách chọn dế giống – Chọn dế to, khỏe, rất đầy đủ râu, cánh, chân. – Ghép theo tỷ suất 1 đực với 2 cái. – Tùy thuộc hình thức nuôi để những bạn quyết định hành động số lượng dế giống, trong một chậu những bạn để 1 khaynước cho dế uống, 1 khay đất cho dế đẻ, 2 khay đựng thức ăn, 3 cái dế cho dế mèn đậu, trèo leo. 6. Cách cho dế đẻ – Sau khi dế mọc cánh những bạn chọn và ghép giống. – Thường 2 – 3 ngày sau dế cái sẽ khởi đầu đẻ trứng, khi đó những bạn cho khay đất ẩm vào cho dế đẻ. Tôithường cho khay đất cho dế đẻ từ sáng hôm trước và sáng hôm sau thay bằng khay đất khác. – Những ngày đầu tỷ suất nở của trứng ít hơn do không phải toàn bộ trứng đều được thụ tinh 100 %. – Dế đẻ liên tục đến khi rạc thì chết thường từ 20 đến 30 ngày. 7. Cách ấp trứng – Sau khi lấy khay trứng ra tôi thường xịt nước cho ẩm, sau đó cho vào trong thùng ấp, xếp những khaytrứng chồng nên nhau, dùng khăn ẩm để phủ nên. – Nhiệt độ cần cho trứng nở khoảng chừng 24 – 25 độ C. Hàng ngày xịt nước để giữ nhiệt độ và nhiệt độ, tôithường xịt ngày 2 lần vào mùa hè, 1 lần vào mùa đông, những bạn cũng nhớ không xịt quá nhiều nước nếukhông trứng sẽ dễ bị ung. – Sau 9 – 12 ngày dế sẽ nở, những bạn nên ghi nhớ thời hạn, hoặc quan sát trứng, để cho khay trứng rachậu nuôi kịp thời. Trứng nở sau 4 – 5 ngày là hết, những bạn bỏ khay đó ra ngoài vét hết đất và liên tục chodế đẻ lần sau. – Tôi thường để 2 – 3 khay trứng vào một chậu nuôi như thế vừa bảo vệ tỷ lệ vừa tạo đồng đều chodế mèn. Các bạn không nên để khay trứng đẻ của 2 – 3 ngày khác nhau vào cùng một chậu, như vậy khidế nở sẽ có con to, con nhỏ không đồng đều. 8. Cách nuôi dế từ mới nở đến 15 ngày tuổi – Dế mới nở từ 2 khay trứng trung bình được khoảng chừng 2000 con. – Các bạn để từ 1 – 2 cái dế bắc nồi cơm vào chậu nuôi cho dế có chỗ đậu, leo treo, trú ẩn. – Để vào chậu dế 2 – 3 khay thức ăn ( loại khay nhỏ ). – Do lúc này dế vẫn còn nhỏ nên những bạn không được để khay nước vào mà chỉ cho dế uống nước bằngcách phun vào búi cỏ, hoặc lá rau cho dế ăn. Các bạn cũng hoàn toàn có thể dùng miếng vải tẩm nước cho dế hútnước. 9. Cách nuôi dế từ 15 đến 45 ngày tuổi – Lúc này dế đã lớn những bạn hoàn toàn có thể đặt khay nước vào cho dế uống được mà không sợ dế bị chết đuốinữa. Tôi thường để 1 khay nước, 2 khay thức ăn cho dế. Các bạn nên cho thêm dế cho dế mèn đậu. – Nếu tỷ lệ dế quá đông những bạn nên tách bớt ra những chậu nuôi khác, chậu nuôi bảo vệ khoảng chừng 1000 con. – Các bạn hoàn toàn có thể cho thêm những loại lá rau, cỏ cho dế ăn. – Cứ mỗi ngày thay nước cho dế một lần, khay thức ăn thì 2 ngày một lần, nếu còn cám những bạn lên bỏ đivà thay cám mới. Tuỳ theo vận tốc dế ăn mà những bạn cho ăn tương thích bảo vệ không tiêu tốn lãng phí. – Khoảng 5 – 7 ngày những bạn nên vệ sinh chậu nuôi một lần. 10. Cách làm thịt dế – Làm thịt dế trước khi dế mọc cánh, thường từ 45 – 50 ngày tuổi, vì lúc này khối lượng dế lớn nhất, béonhất, thu hoạch lúc này những bạn sẽ có mẫu sản phẩm thịt dế chất lượng nhất. – Trước khi làm thịt những bạn ngâm dế trong nước muối pha loãng khoảng chừng 2 phút. Một tay cầm dế, tay kiacấu nhẹ phần mẩu đuôi và từ từ rút ruột dế ra khỏi bụng. – Sau khi đã làm sạch ruột dế những bạn rửa lại bằng nước sạch khoảng chừng 2 – 3 lần và để ráo nước, lúc nàycác bạn hoàn toàn có thể chế biến ra những món mình thích, hoặc trữ lạnh tiêu thụ dần. – Những con dế còn bé những bạn dồn lại, liên tục nuôi Giao hàng những lần thu hoạch sau. Hiện tại TRANG TRẠI của chúng tôi đã có PHƯƠNG PHÁP NUÔI MỚI cực kỳ hiệu suất cao : giảm bớt góp vốn đầu tư dụng cụnuôi ( ví dụ : Từ 4 triệu đồng giảm xuống còn 2 trăm nghìn đồng ), giảm bớt công chăm nom, mà nuôi đươc số lượngdế lớn, dế không ăn thịt lẫn nhau. Các bạn có nhu yếu nuôi dế xin mời qua trực tiếp chúng tôi sẽ hướng dẫn tậntình, chu đáo. Chúng tôi sẽ cung ứng tài liệu hướng dẫn và tư vấn trực tiếp qua điện thoại thông minh đến khi những bạn nuôithành công. Kỹ thuật nuôi dếNhiều nước, nhất là những nước ở châu Á coi một số ít loại côn trùng nhỏ là món ăn ngon. Ở nước ta những loại côntrùng như cào cào, châu chấu, dế, tằm, sâu chit, nhộng tằm, rươi. là những loại côn trùng nhỏ được dùnglàm món ăn, một số ít nơi được coi là món ăn quý. Với loài dế cũng có nhiều giống như : dế ché, dế cơm to con, thân màu nâu đen, hai chân sau to có màunâu sẩm. Dế cơm có cùng kích cỡ như dế ché, cánh màu đen đậm, chân nâu nhạt, đây là hai giống to convà lịch lỡm nhất trong họ nhà dế. Ngoài ra còn có những loại dế nhỏ con hơn như dế mọi, dế ta, dế nhủi, dếmèn – cái tên quen thuộc trong tiểu thuyết ” dế mèn phiêu lưu ký ” của nhà văn Tô Hoài, nhỏ con nhất vàthường sống dưới lớp vỏ cây là dế dủi, không cánh. Trong những loại dế này, dế ta có màu đen tuyền, đầucánh có đốm trắng vàng, là loại dế đã được anh Lê thanh Tùng – người tiên phong ở Việt nam nghiên cứuso sánh giữa những giống dể tìm được và tìm ra giống dế dễ nuôi, thích hợp cho quy trình tiến độ nuôi công nghiệpnhằm tạo ra loại sản phẩm hàng loạt. Người viết bài này diễn đạt lại từng loại dế và kỹ thuật nuôi dế theohướng công nghiệp đã được anh Tùng – người đã dồn hết tận tâm, dày công nghiên cứu và điều tra tìm cho racông nghệ cho dế đẻ, kỹ thuật ấp trứng, kỹ thuật nuôi dế để có trại dế Thanh Tùng ngày này. 1. Sinh trưởng phát dục của dế : – Sinh trưởng : từ lúc nở ra cho đến khoảng chừng 45 ngày tuổi là xuất bán. Từ ngày thứ 45 trở đi dế phát triểncánh. Ngày tuổi 60 trở đi dế đã trưởng thành, mở màn sinh sản. – Sinh sản : hai tháng tuổi dế đã thành thục sinh dục và hoàn toàn có thể ghép đôi giao phối cho sinh sản. Mỗi thùng nuôi cho ghép 30 con cháu và 15 con đực trưởng thành. Dế chỉ đẻ trong vòng hai tháng là thảiloại. – Khay đẻ cho dế : khi dế đẻ cần sẵn sàng chuẩn bị khay đẻ cho dế, khay đẻ cho dế giống như gạt tàn thuốc lá chứađất ẩm sâu 1,5 cm Khay đẻ được đặt vào thùng dế cha mẹ hàng ngày. Cứ sau mỗi ngày khay đẻ được lấyra đưa đi ấp, sau đó đưa khay mới vào thùng nuôi để dế đẻ tiếp. Mỗi ngày 30 con dế mẹ hoàn toàn có thể đẻ hàngnghìn trứng vào khay đẻ. – Ép nở : khay đẻ của dế được lấy ra đưa đi ấp, trước khi cho vào thùng ấp sẵn sàng chuẩn bị hai khăn bông vuông ( loại khăn lạnh lau mặt ở những nhà hàng quán ăn ), nhúng nước ướt rồi đặt dưới đáy thùng ấp sau đó đặt khaytrứng trên khăn ướt và dùng khăn ướt thứ hai đã nhúng nước đậy lên khay trứng để giữ nhiệt độ. Sau khiđã làm xong những việc nói trên đậy nắp thùng lại. Nhiệt độ cần cho trứng nở khoảng chừng 24 – 25 0C ( nhiệt độ phòng ). Cứ 3 – 4 ngày, thay khăn ướt một lần đểgiữ nhiệt độ. Sau 9 – 10 ngày hàng loạt trứng trong khay khởi đầu nở. Khi thấy dế đã nở hết, lấy khay đẻ rakhỏi thùng và chuyển dế con vào thùng nuôi. – Thùng nuôi dế : thùng nuôi dế con hoàn toàn có thể bằng nhựa, vại, lu có đường kính từ 45 – 50 cm, cao 60 cm, cónắp đậy làm bằng bìa cứng, kê thùng cách nền bằng gạch hay kệ kê. Nắp đậy bằng bìa cứng, khoét mộtlổ ở giữa có đường kính 3 – 4 cm để thông khí và quan sát, chăm nom dế hàng ngày. Trước khi chuyển dếcon vào thùng nuôi, thùng phải vệ sinh sạch, tìm một nắm cỏ xanh rửa sạch, rẩy nước lên, khoanh trònxung quanh đáy thùng để dế ăn và có nơi leo trèo, một chút ít cám viên gà con đã nghiền nhuyễn. Khi dếtrưởng thành nếu thấy chật cần chia ra thùng nuôi mới để dế lớn nhanh – Thức ăn của dế : thức ăn của dế là cỏ, cám hổn hợp. Tùy theo lứa tuổi mà thức ăn được cho nhiều hay ítở đáy thùng nuôi. Hàng ngày nước được phun sương quanh thành thùng để dế uống. Dế ngày mộttrưởng thành, lượng thức ăn ngày càng tăng lên tùy thuộc vào sức ăn của dế. Dế trưởng thành, một cânđược khoảng chừng 700 con. Hiện tại một khay trứng bán 40.000 đồng, dế bán được 250.000 đồng / kg. – Phòng chống chuột, kiến cho dế : khi nuôi dế quan tâm phòng tránh kiến cho dế. Quanh nơi nuôi dế phải córãnh nước bảo vệ. Thùng nuôi dế phải có nắp đậy để tránh chuột. – Các món ăn từ dế : trước khi chế biến những món ăn từ dế, cần bóp bụng dế để bỏ phân, rửa sạch sau đómới chế biến. Dế hoàn toàn có thể chiên dòn, chiên bơ, tẩm bột để chiên ăn cùng với bánh phồng tôm, bánh tránghoặc cuốn bánh tráng với rau sống là những món ăn đặc sản nổi tiếng từ dế .
Source: https://thucanh.vn
Category: Chó cảnh