Cách Làm Hồ Cá Thủy Sinh? | ThucAnChoCa

Banner-backlink-danaseo

CÁCH LÀM HỒ THỦY SINH

1. CHỌN BỂ
Với những người mới chơi thì chỉ nên chọn loại bể trung bình, với những kích thước phổ biến sau: dài x rộng x cao: 0,8m x 0,5m x 0,5m hay 1,2m x 0,6m x 0,6m. Tuy nhiên, sau 1 thời gian với sự đam mê và vẻ đẹp lộng lẫy  của hồ, nếu bạn nào có điều kiện có thể thay hồ lớn hơn.
Bạn nên đặt bể chứ không nên mua sẵn vì lí do:
– Bể nuôi cá thường có caasi kiềng rất to, làm nơi để máy bơm hơi, không thích hợp cho bể thủy sinh vì nó sẽ cản ánh sáng xuống bể. Bạn có thể yêu cầu họ làm nhỏ khoảng 3-4cm, kính nên làm kính 8 hoặc 10 ly cho an toàn, vì trong bể thủy sinh sẽ có một khối lượng tương đối nặng như: cát – sỏi – đá…
– Chân bể Tùy theo điều kiện kinh tế mà bạn chọn loại chân bể bằng gỗ hay bằng sắt cho hợp với túi tiền của mình nhưng cũng nên đạt chân bể vì chân bể bán sẵn khá yếu, không an toàn. Thông thường chân bể cao khoảng 60cm-80cm, nếu cao quá sẽ khó chăm sóc và trồng cây.

 

2. CHỌN ĐÈN
a. Quá trình quang hợp, động lực phát triển của thực vật
Đống vai trò quan trọng nhất cho sự sống của cây thủy sinh là quá trình quang hợp ánh sáng. Trong quá trình này, thực vật tổng hợp CO2 và nước dưới sự hỗ trợ của ánh sáng thành đường Carbonhydrat.
Trên cơ sở này, ánh sáng cho bể thủy sinh phải được tạo gần với ánh sáng tự nhiên đến mức có thể để giúp cho thủy thực vật đạt được mức độ tăng trưởng cao nhất. chỉ khi cây phát triển mạnh, ccasc thủy sinh, vinh sinh vật mới nhận được đủ lượng dưỡng khí cần thiết cho sự, chuyển hóa Nitrat, Phosphat, tạo nơi ẩn nấp nghỉ ngơi cho cá, giảm thiểu bệnh tật, những điều mà một bể thủy sinh khỏe mạnh không thể thiếu.

b. Ánh sáng
Ánh sáng tự nhiên gọi là ánh sáng trắng, phần mà thị giác chúng ta thấy đượcc trong các tần quang phổ của ánh sáng mặt trowid. Vào những buổi hoàng hôn và bình minh, chúng ta thấy ánh sáng đậm màu hơn, đỏ hơn ánh sáng trắng trong ngày, trong vật lý được gọi là nhiệt độ màu của ánh sáng, tính bằng Kelvin (K). độ đậm của màu sac ánh sáng càng cao, nhiệt độ màu ánh sang càng giảm, độ đậm ánh sáng càng giảm, nhiệt độ ánh sáng càng cao. Giao động trong ngày từ 2500K (bình minh, hoàng hôn) đến 8000K (buổi trưa).

c. Ánh sáng cho thực vật
Trong rất nhiều những cuốn sách kinh điển về sinh, thực vật học, người ta đọc thấy màu sanh của lá, tạo bởi diệp lục tố chỉ hấp thụ 2 tầng quan phổ, xanh dương và đỏ cam. Từ đó nảy sinh ra quan niệm, cây cỏ chỉ cần hai màu này cho sự tăng truowrgn, dẫn đến tình trạng rất nhiều bóng cho bể thủy sinh rẩ nặng về màu sanh dương và đỏ. Lợi thế của loại bóng này là,, sự đẩy mạnh quá trình sinh sản của những vị khách không mời mà đến: rêu ( Algen), đặc biệt phù hượp với 2 tầng quang phổ trên. Người ta quên rằng, ngoài diệp lục tố, cây cối còn có cả một hệ thống quang hợp với những sắc tố phức tạp nhằm sử dụng hiệu quả toàn bộ những tầng quang phổ khác của mặt trời cho sự tăng trưởng của mình. Cạnh đó còn có sự tham gia của nhiệt độ màu, từ 3500-4000K, như trung bình ánh sáng ban ngày. Khi ánh sáng cho hồ thủy sinh quá đỏ, cây sẽ dài, khi quá xanh, cây sẽ ngắn hơn bình thường.

d. Rêu
Thủ phạm chính của sự phá hoại thẩm mỹ trontg bể thủy sinh. Có rất nhiều lời khuyên, hướng dẫn vấn đề này như: tránh xa ánh sáng mặt trời, sử dụng bóng đèn chống rêu…v..v…rông cần rất nhiều thời gian để thích nghi với ánh sáng mặt trời. rêu là loài thực vật cấp thấp, có quá trình quang hợp giống như rong, thực vật cấp cap hơn, với nhiều hệ thống sắc tố liên quan để sử dụng những tầng quang phổ ánh sáng, tất nhiên hệ thống này đơn giản hơn hệ thống sắc tố phức tạp của thực vật cấp cao, do đó thích ứng với ánh sáng mới dễ dàng và nhanh hơn rong rất nhiều.
Thông thường nếu bạn dùng đèn huỳnh quang thì chiều dài của đèn phải gần bằng chiều dài của hồ. Vd: Nếu hồ dài 0.8m bạn nên dùng bóng 60cm, hồ 1m dùng đèn 90cm, hồ 1m50 dùng đèn 1m2. Số lượng đèn tương ứng với chiều ngang của hồ và thay đổi tùy theo từng loại cây trong hồ, trung bình cứ 20cm chiều ngang bạn sử dụng 1 bóng đèn. Vd: hồ của bạn là 0,8m x 0,5m x 0,5m bạn phải sử dụng 2 bóng huỳnh quang 60cm, bạn có thể sử dụng 3 bóng nếu hồ của bạn tròng những loại cây cần ánh sáng mạnh.

3. CHỌN LỌC
Có rất nhiều loại lọc mà bạn có thể dùng cho bể thủy sinh như:

  • Lọc tràn: Loại này kinh tế, lọc cũng khá tốt nhưng nhược điểm là chiieesm nhiều dịch tích của bể nên nhìn không được thẩm mỹ. (giá khoảng 60.000 dến 80.000 cho bể có kích thước nêu trên).
  • Lọc ngoài: loại này lọc khá tốt và hiệu quả, không chiếm diện tích trong bể nhưng giá thành lại cao (khoảng 550.000 đến 700.000/1 bộ).
  • Bạn nên tham khảo trước khi mua lọc nào.

4. CHỌN CÁCH LÀM NỀN
Có nhiều cách làm nền cho bể thủy sinh nhưng bạn có thể tham khảo hai cách sau:
Cách 1: tự trộn phân nền (cách này rất kinh tế)
Nguyên kiệu chuẩn bị gồm:
– Đất sét
– Phân hữu cơ: bạn có thể mua đất sạch hoặc phân bò xay nhuyễn có bán sẵn tại những của hàng bán cây cảnh.
– Cát xây dựng loại lớn, chú ý nên chọn loại cát tốt màu vàng, không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn và nồng độ Canxi thấp.
– Sạn (loại khoảng 2-3 ly) nhưng nên chọn laoji có chất lượng đạt yêu cầu như cát.

Đất sét Phân bò Cát Hạt Sạn

    Cách trộn:
Cách trộn này chỉ có tính tham khảo, tùy từng loại cây và kinh nghiệm của người sử dụng mà ta có thể thay đổi hàm lượng từng thành phần:
10kg đất sét +1kg phân bò (2kg đất sạch) + 5kg cát đã phơi khô.
Trộn đều hỗn hợp trên rồ bỏ nước vào từ từ, vừa bỏ vừa nhồi sao cho hỗn hợp vừa dẻo là được, không nên trộn nhão quá vì như vậy rất khó setup nền. Sau khi nhồi xong ta cho tiếp 5kg sạn vào rồi trộn đều.

   Làm nền:
Bỏ hỗn hợp chât nền vào hồ, trải đều sao cho hỗn hợp trên dày khoảng 305cm, phủ 1 lớp cát xây dựng lên lớp nền (lớp này dày khoảng 2cm),
Cuối cùng phải sạn lên trên (lớp này dày khoảng 3cm). bạn đã làm xong nền trong cây thủy sinh.
Cách 2: Sử dụng phân nền có sẵn. Nếu bạn dùng phân nền có sẵn thì nên tìm hiểu cách sử dụng của nhà sản xuất.

5. SẮP XẾP BÓ CỤC VÀ ĐỔ NƯỚC VÀO BỂ

Sau khi làm xong nền trồng cây thủy sinh.
– Bạn tiến hành sắp xếp đá hoặc gỗ vào bể theo cách của mình dự định làm.
– Sau khi ổn định vị trí của đá, gỗ thì tiến hành đổ nước vào bể, lưu ý không đổ nước quá nhanh vào bể (giống như thay nước cho bể cá), tránh làm cho phân nền sẽ bị xáo trộn nước rất bẩn và khó trong.
– Có thể đổ nước vào như sau: lấy một tấm kính lót xuống mặt nền bể rồi đổ nước thật nhẹ lên đó hoặc bạn cho vòi chảy rất nhẹ lên đá và gỗ.
– Cách làm cho nước nhanh trong: nên cho nước vào ra bể từ 3 đến 4 lần đến khi nhìn thấy nước trong, còn ít bụi lơ lửng trong bể nếu chịu khó cẩn thận khâu này thì nước trong bể của bạn sau khi setup sẽ rất nhanh trong.
Gợi ý: để làm cho hệ vi sinh trong bể nhanh pahst triển thì bạn có thể lấy một ít nước cũ của bể cá hoặc bông lọc để đưa sang bể mới, tạo điều kiện “mồi” cho hệ vi sinh phát triển nhưng cũng không nên lây nước từ những bể thủy sinh đã bị rêu, nếu lấy nước đó thì bể của bạn sẽ bị nhiễm rêu.

6. CHỌN LỰA LOẠI CÂY VÀ TRỒNG VÀO BỂ

  • Tùy theo sở thích mà bạn chọn các loại cây mà mình muốn trồng, nên tham khảo bạn bè và nhờ tư vấn của người đã có kinh nghiệm chơi cây thủy sinh để chọn được loại cây thíchch hợp và dễ trồng.
  • Một số loại cây tương đối dễ trồng mà bạn có thể tham khảo: 
    – Anubias: chia bụi rồi buộc kên gỗ, đá: loại này không cần ánh sáng mạnh, rất dễ trồng.
    – Rêu cá đẻ: cũng tương tự Anubias.
    – Một số loại cây cắt cắm và dễ trồng như: Thủy Cúc, Hồng Liễu, Sunset, Thanh Liễu,…
    – Một số cây bụi: Hoàng Quan Thảo, Súng Tiger, Súng Nhật, Hẹ nước,…

Khi trồng, bạn nên cắt ngắn bớt cây hoặc cắt bớt rể cũ trước khi trồng, dùng cây nhiap y tế (loại dài), giá khoảng 30.000/cây để cắm cây vào các vị trí thích hợp theo bố cục định sẵn.
Đối với các loại cây buộc vào gỗ, đá nên dùng cước câu cá loại mảnh nhất hoặc chỉ đen để buộc. Nhớ buộc vừa đủ chặt và không làm đứt than, rễ của cây.

7. CO2:
Tùy điều kiện bạn có thể chọn dùng 1 bộ bình CO2 loại 2kg, có sẵn van (giá 30.000 đồng/1 bộ) dùng cho tiên và hiện quả.

8. THEO DÕI – CHĂM SÓC – THAY NƯỚC
Theo dõi sự phát triển của cây hàng ngày.
Thay nước 3 ngày/ lần, mỗi lần 1/3 đến ½ bể trong 1 tháng đều để tránh rêu.
Bật đèn mỗi ngày bật 8 tiếng theo kiểu: 4 bật- 4 tắt để tránh rêu.
Không nên thả các trong vòng 2 tuần đầu vì lúc này môi trường bể chưa thật sự ổn định, tốt nhất nên thả cá sau 1 tháng.

                                                                                                         

CÂY SANH 1.5 TỶ

Tại hội chợ Hoa Xuân Đinh Hợi 2007 tổ chức ở công viên văn hóa Tao Đàn, có một cây kiểng rất lớn, gây sự chú ý và ngạc nhiên đối với du khách tham quan trong và ngoài nước. Nhiều người đã trầm trồ khen ngợi, chụp hình bên cây kiểng và tìm hiểu về nguồn gốc cùng người nghệ nhân tài hoa tạo ra nó.
Đó là cây Sanh cổ của nghệ nhân vũ sư Phi Ngàn. Cây đã có 70 năm tuổi, được tạo dáng “vượt bay xa” xó gốc lớn, dài 8m, cao 2.5m, trồng trong bồn dài 6,5m đã được ban tổ chức trao giải “đặc sắc”. Theo nhiều nghệ nhân chơi kiểng lâu năm thì cây đột phá về dáng và mức độ hoành tráng, bề thế bậc nhất, bởi muốn di chuyển cần phải dùng dần cẩu hay xe kéo.
Cây Sanh cổ là tác phẩm mà nghệ nhân vũ sư Phi Ngàn tâm đắc nhất. ông chăm sóc và yêu quý nó như con cưng của mình. Vì vậy, dù đã có nhiều người ngỏ ý muốn mua trong đó có một Việt Kiều Úc trả 1,5 tỷ dồng mà ông chưa muốn bán.
Nếu có dịp đến thăm khu vườn của ông Phi Ngàn, được nghe tiếng chim hót trên cây, xem cá bơi lội trong hồ và ngắm nhìn những tác phẩm cây kiểng hoàn tráng, độc đáo thì mới hiểu hết được cái nhìn của nghệ nhân Phi Ngàn gửi gắm trong đó.

Nguồn: Thức ăn cho Cá sưu tầm và biên soạn

Rate this post

Bài viết liên quan