Marah J. Hardt: Hoạt động giao phối của loài cá – kỳ quặc hơn những gì bạn nghĩ | Marah J. Hardt | TEDxMileHigh | TED Talk Subtitles and Transcript | TED

Ngay lúc này, dưới đại dương huyền ảo kia
hàng triệu loài cá đang giao phối.
(Reo hò)
Cách thức và chiến lược giao phối
khác hẳn những gì
chúng ta thấy trên mặt đất.
Ví dụ như cá mó.
Loài cá này đẻ ra toàn bộ cá cái.
Trông như thế này.
Sau một thời gian, con cái có thể
chuyển hoá thành con đực.
Trông nó như thế này.
Đó không chỉ là sự thay đổi
ngoạn mục về ngoại hình.
Buồng trứng chúng dần thu nhỏ
và tinh hoàn được hình thành.
Ít tuần sau, chuyển từ sản xuất trứng
sang sản xuất tinh trùng.
Ấn tượng phải không nào?
Điều này khá phổ biến ở dưới đại dương.
Thực tế, tôi cá hầu hết các bạn,
đã vài lần,
ăn những động vật biển
được sinh ra ở giới này
và đã chuyển sang giới khác:
hàu, cá mú, tôm.
Một vài người gật đầu phải không?
Không phải tất những loài cá chuyển giới
đều sinh ra là giống cái.
Những chú cá hề ta biết
từ phim Đi tìm Nemo…
khi sinh ra đều là con đực.
Vì vậy, ở thế giới thực,
khi mẹ Nemo qua đời,
bố của Nemo, Marlin,
sẽ chuyển giới và trở thành Marlene,
(Cười)
và Nemo có thể sẽ giao phối với
cá bố-đã-trở-thành-cá-mẹ.
(Cười)
Bạn thấy đấy –
(Cười)
hãng Pixar đã nghĩ ra một cốt truyện
cực kỳ sáng tạo, phải không?
(Cười)
Chuyển giới trong thế giới đại dương
có thể diễn ra theo hai chiều
thậm chí chuyển về giới tính ban đầu.
Đó chỉ là một trong rất nhiều
chiến lược kinh ngạc
động vật biển sử dụng để sinh sản
dưới đáy đại dương.
Hãy tin tôi nếu tôi nói
điều đó chưa đáng ngạc nhiên tí nào.
Hoạt động giao phối dưới đáy biển
vô cùng kỳ diệu.
Và cũng rất quan trọng không chỉ với
nhà nghiên cứu sinh học biển kỳ quặc
say mê khám phá tình dục dưới đáy biển
như tôi.
(Cười).
Điều này quan trọng với tất cả chúng ta.
Ngày nay chúng ta dựa vào đánh bắt cá
để cung cấp cho gần hai triệu người
trên thế giới.
Chúng ta cần hàng triệu con hàu và san hô
để dựng nên rạn san hô khổng lồ
bảo vệ bờ biển khỏi mực nước biển dâng
và những cơn bão.
Chúng ta sử dụng thành phần thuốc
được tìm thấy ở sinh vật biển
để chống lại ung thư và các bệnh khác.
Đối với rất nhiều người trong chúng ta,
sự đa dạng và vẻ đẹp của đại dương
là nơi ta tìm đến để thư giãn,
giải trí, tìm hiểu di sản văn hoá.
Để chúng ta có thể tiếp tục tận hưởng
rất nhiều điều tốt đẹp đại dương
ban tặng,
các loài cá, tôm, san hô ngày nay
cần phải sinh sản để duy trì
lượng sinh vật biển cho tương lai.
Để làm được điều đó, chúng phải thực hiện
hoạt động giao phối rất rất nhiều.
(Cười)
Mãi đến gần đây, chúng ta vẫn không
hiểu giao phối dưới biển diễn ra thế nào.
Rất khó để nghiên cứu.
Nhờ vào khoa học và công nghệ hiện đại,
bây giờ chúng ta hiểu cặn kẽ hơn nhiều
so với chỉ vài năm trước.
Hai khám phá gần đây chỉ ra rằng:
Một là, hoạt động giao phối dưới biển
khá sôi nổi.
(Cười)
Hai là, con người đang có những
tác động nguy hiểm ảnh hưởng
đời sống tình dục của các loài
sinh vật biển từ tôm đến cá hồi.
Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ vài chi tiết
cách các sinh vật biển giao phối,
chúng ta đang cản trở các
hành vi thân mật của chúng như thế nào,
và chúng ta cần làm gì
để thay đổi.
Các bạn còn nhớ về
các loài cá chuyển giới chứ?
Tại nhiều nơi trên thế giới,
chúng ta có luật đánh bắt cá
quy định về kích cỡ tối thiểu của cá.
Ngư dân không được đánh bắt
khi cá còn bé.
Việc này cho phép cá con trưởng thành
và sinh sản trước khi bị đánh bắt.
Thật là tốt.
Thế là tàu cá đánh bắt
các loài cá lớn,
nhưng đối với cá mó,
hoặc với các loại cá chuyển giới,
nhắm vào cá lớn có nghĩa là
họ đang bắt đi toàn bộ con đực.
Việc tìm bạn tình của cá cái
trở nên khó khăn,
và chúng phải tự chuyển giới thành
cá trống, với kích cỡ bé hơn.
Hai điều này đều dẫn đến hậu quả
lượng cá con sinh ra sẽ rất ít.
Để bảo tồn các loài này,
chúng ta cần hiểu
việc chuyển giới của chúng
diễn ra ra sao, và khi nào?
Sau đó mới đề xuất quy tắc để
hỗ trợ chiến lược liên quan đến giới tính,
ví dụ như quy định kích cỡ đánh bắt tối đa
bên cạnh kích cỡ tối thiểu.
Việc đề xuất giải pháp áp dụng
cho từng giới không phải là khó khăn.
Khó khăn là việc biết rõ giải pháp nào
áp dụng cho từng loài
vì thậm chí có những loài ta nghĩ
ta hiểu rất rõ về chúng
lại làm ta ngạc nhiên vì
tập tính giao phối.
Ví dụ như tôm hùm Maine.
Chúng trông chả lãng mạn…
(Cười)
hoặc hấp dẫn.
Nhưng thực tế là có.
(Cười)
Suốt mùa sinh sản,
tôm cái sẽ muốn con đực to lớn
làm bạn tình,
nhưng những con này rất hung hăng,
chúng tấn công bất kỳ con tôm hùm nào
đến gần –
kể cả đực hay cái.
Thời điểm tôm hùm cái
ham muốn tôm đực nhất
là ngay sau khi thay vỏ,
khi vừa mất lớp vỏ cứng bên ngoài.
Nàng phải tiếp cận con tôm đực
trong trạng thái rất dễ tổn thương.
Cô ta sẽ làm gì đây?
(Cười)
Câu trả lời của cô ta?
Tiểu vào mặt anh ta, một cách liên tục,
để quyến rũ chàng.
(Cười)
Dưới biển,
nước tiểu chính là thần dược tình yêu.
(Cười)
Thuận tiện thay, bóng đái tôm hùm
nằm ngay phía trên não,
và chúng có hai vòi dưới mắt
để phóng nước tiểu ra phía trước.
(Cười)
Khi con cái tiến vào hang con đực,
con đực lập tức lao vào,
con cái sẽ tè vào người con đực,
và lập tức bỏ đi.
(Cười)
Chỉ cần quyến rũ hằng ngày
trong vài ngày
mùi hương của con cái
sẽ “thuần hoá” được con đực.
Con đực – từ một gã hung hăng
trở thành một bạn tình nhẹ nhàng.
Ít lâu sau,
chàng sẽ mời nàng về hang ổ của mình.
(Cười)
Sau đó, giao phối thật dễ dàng.
(Cười)
Vậy chúng ta đang can thiệp
việc giao phối của chúng ra sao?
Nước tiểu của con cái
chứa các tín hiệu hoá học
có thể tồn tại và trao đổi
trong môi trường nước biển,
và tôm hùm có khả năng phát hiện
và nhận tín hiệu thông qua khứu giác.
Thay đổi khí hậu đang làm
tăng tính axit trong nước biển.
Đây là hậu quả khi có quá nhiều
carbon dioxide trong nước biển.
Thay đổi về mặt hoá học này có thể
làm nhiễu các tín hiệu
hoặc gây tổn thương đến khứu giác
của tôm hùm.
Ô nhiễm trên đất liền
gây ra ảnh hưởng tương tự.
Hãy tưởng tượng nỗi buồn
của các cô gái
khi không thể hấp dẫn người khác giới.
Đó là những tác động không dễ nhìn ra
nhưng rất to lớn
mà chúng ta gây ra đối với
sinh vật biển.
Và đây là loài chúng ta hiểu rõ.
Tôm hùm sống gần bở ở vùng nước cạn.
Lặn sâu hơn, hoạt động sinh sản
càng trở nên kỳ lạ.
Cá mặt quỷ anglerfish sống ở độ sâu
915 mét so với mực nước biển
trong vùng nước đen kịt,
những con đực không có khả năng kiếm ăn
từ khi sinh ra.
Chúng phải nhanh chóng ký sinh lên con cái
để tồn tại.
Trong khi đó,
con cái to gấp mười lần con đực,
mười lần,
con cái tiết ra các tín hiệu hoá học
để hấp dẫn con đực.
Những con đực bé nhỏ bơi
trong bóng tối sẽ đánh hơi
và tiến đến chỗ con cái.
Khi tìm được con cái,
chúng sẽ cắn “yêu” con cái.
Và mọi thứ trở nên kỳ quặc từ đây.
(Cười)
Vết cắn tạo ra phản ứng hoá học
khi xương hàm con đực bắt đầu tiêu biến.
Miệng con đực gắn liền với con cái,
cơ thể chúng bắt đầu dính lấy nhau.
Hệ thống tuần hoàn nhập lại,
các bộ phận con đực bắt đầu tiêu huỷ,
ngoại trừ…
tinh hoàn.
(Cười)
Túi tinh hoàn phát triển đủ để
sản xuất tinh trùng.
Cuối cùng, con đực chỉ là
nhà máy tinh trùng dính liền,
hoạt động theo nhu cầu, đối với con cái.
(Cười)
Đây là một hệ thống rất hiệu quả,
(Cười)
nhưng không phải là hệ thống sinh sản
chúng ta thấy ở nông trại, phải không?
Ý tôi là nó trông kỳ quặc, rất kỳ quặc.
Nhưng nếu chúng ta không biết về
những cơ chế này,
cách chúng hoạt động,
chúng ta sẽ không hiểu được các ảnh hưởng
của con người
đối với đại dương.
Ba năm trước, chúng tôi
phát hiện loài bạch tuộc sâu dưới đáy biển
mà con cái đẻ trứng
trên động vật thân lỗ và đá
ở mực nước sâu hơn 2,5 dặm.
Những hòn đá này chứa khoáng chất hiếm,
ngày nay có những công ty
đang chế tạo máy ủi
để khai thác những loại đá hiếm
dưới đáy đại dương,
nhưng máy ủi sẽ làm tổn thương
các động vật thân lỗ và trứng bên trong.
Một cách cố ý, và đôi lúc vô ý,
chúng ta đang ngăn cản quá trình
giao phối và sinh sản dưới biển sâu.
Hãy thật thà thừa nhận,
hẹn hò và tình dục đã đủ khó
cho dù không ai đến và quấy rối liên tục,
phải không?
Chúng ta đều hiểu mà.
Hôm nay, tôi hy vọng các bạn bước ra
khán phòng suy nghĩ về
một vài câu đố vui
về hoạt động giao phối loài cá.
(Cười)
Tôi cũng mong các bạn nhớ điều này:
chúng ta gắn kết mật thiết với đại dương
hơn những gì ta nghĩ,
dù chúng ta sống ở đâu.
Mức độ gắn kết này yêu cầu
một mối quan hệ mới với đại dương.
Một mối quan hệ để thừa nhận và tôn trọng
sự đa dạng của cuộc sống
và cả những giới hạn.
Cần phải ngừng suy nghĩ đại dương
chỉ là một nơi xa xôi ngoài kia,
vì mỗi ngày, chúng ta đang phụ thuộc chúng
để có nguồn thực phẩm an toàn,
sức khoẻ, và từng hơi thở.
Đây là mối quan hệ hai chiều,
và đại dương chỉ có thể
cung cấp cho chúng ta
nếu chúng ta, ngược lại, đảm bảo được
quy luật nền tảng dưới đại dương:
giao phối và sinh sản.
Như bất kỳ mối quan hệ nào,
chúng ta phải chấp nhận thay đổi
để hợp tác bền vững.
Lần sau nếu bạn nghĩ đến việc
ăn hải sản,
hãy tìm đến những loài
được đánh bắt bền vững hoặc được nuôi
ở địa phương và nằm trong bậc thấp
trong chuỗi thức ăn.
Đó là những loài như hàu, nghêu, trai
hoặc cá nhỏ như cá thu.
Đây là những loài sinh sản rất nhanh
và khi được kiểm soát tốt,
chúng có thể chịu được áp lực đánh bắt.
Chúng ta có thể nghĩ lại về cách
vệ sinh cơ thể,
nhà cửa, và chăm sóc bãi cỏ.
Tất cả chất hoá học kia đều
trôi ra biển
và phá vỡ cơ chế hoá học tự nhiên
của biển.
Ngành công nghiệp cần có vai trò
thực hiện biện pháp phòng ngừa,
bảo vệ hoạt động sinh sản
ở nơi nó diễn ra
và ngăn chặn nguy hiểm trong khi
chúng ta chưa kịp nhận thức,
như là biển sâu.
Và trong cộng đồng của chúng ta,
nơi chúng ta làm việc,
đất nước chúng ta tham gia bầu cử,
chúng ta cần hành động quyết liệt
đối với vấn đề thay đổi khí hậu.
(Vỗ tay)
(Hò reo)
Đấu tranh cho những giải pháp
chúng ta tìm ra
chưa bao giờ trở nên
quan trọng và khả thi hơn.
Thời gian đang dần đếm ngược
cho sự sinh sản của tôm hùm và
các loài san hô
cũng như nhiều loài khác
vì chúng phụ thuộc vào
nhiệt độ nước và thành phần nước biển
phù hợp để làm tốt chức năng về giới.
Nhiều khi tôi cảm thấy vấn đề trở nên
to lớn như chính đại dương kia,
nhưng hãy nhớ rằng,
tự nhiên luôn đứng về phía ta.
Động vật muốn được sinh sản.
Sự thật, chúng tôi đã phát hiện
nhiều cá mập và cá đuối
không tìm ra con đực làm bạn tình
chúng bỏ cuộc và tự sinh sản.
Đó là sinh sản không cần giao phối.
Tuyệt vời.
Nhưng không may, cách này
không giúp chúng tồn tại được lâu,
giao phối giữa giống đực và cái
là cần thiết để tạo ra đa dạng di truyền,
nhưng lại giúp gia tăng số lượng.
Và điều này chứng minh rằng
dưới đại dương,
sinh sản và giao phối
là quy luật tự nhiên.
Và động vật cũng đang làm
những gì phải làm.
Tưởng tượng xem chúng ta
cũng đang làm như vậy,
thuận theo tự nhiên thay vì chống lại.
Chúng ta có thể suy nghĩ thận trọng
và lùi lại một bước
cho phép thế hệ ngày nay,
ngày mai, tương lai
của cá và các sinh vật biển
sự tự do để làm điều
chúng làm rất tốt…
tiếp tục sinh sản!
(Cười)
Xin cảm ơn.
(Vỗ tay)

Rate this post

Bài viết liên quan